Tiếng việt bị pha lẫn

Tiếng nước ngoài đang được sử dụng rất “mất trật tự” trong văn nói lẫn văn viết tiếng Việt, làm dấy lên nỗi lo về nguy cơ bị vẩn đục, thậm chí mất gốc tiếng mẹ đẻ. Thực tế đúng như vậy song tình hình sẽ không trở nên trầm trọng hơn nếu chúng ta có định hướng đúng

Mới đây, 3 học sinh Phan Hầu Mỹ Ngọc, Võ Thảo Vy và Phan Ngọc Linh (lớp 11A2 Trường THPT Trần Khai Nguyên, quận 5 - TPHCM) đã được trao giải A hội thi Học sinh nghiên cứu khoa học 2012-2013 do Sở GD-ĐT TP tổ chức với đề tài “Việc lạm dụng tiếng nước ngoài trong tiếng Việt”. Nhóm đã thực hiện khảo sát xã hội học với đối tượng chính là học sinh, qua đó chỉ ra hiện trạng lạm dụng tiếng nước ngoài (chủ yếu là tiếng Anh) trong giao tiếp và hành văn đến mức báo động, đồng thời cảnh báo: Phải có giải pháp giáo dục phù hợp, kẻo tiếng Việt bị méo mó, lai tạp và về lâu dài sẽ mất gốc.

Thảm họa từ trực quan sinh động

Với mục tiêu “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” vốn được kêu gọi như trước nay, cảnh báo của nhóm học sinh nói trên là cần thiết. Trong môi trường chuẩn mực như sư phạm, nói đúng và viết trúng lại càng quan trọng. Tuy nhiên, đó cũng là thách thức rất lớn bởi giờ đây, trong mọi hoàn cảnh giao tiếp và môi trường làm việc..., tiếng nước ngoài được “chèn” vào tiếng Việt một cách vô tội vạ, đáng lo hơn khi nhiều người xem đó là mốt.

Nhiều và có ảnh hưởng lớn nhất là các phương tiện truyền thông. Người ta ngày càng muốn “Tây hóa” những từ vốn đã rất thông dụng trong tiếng Việt. Quen gặp là từ MC (“em-xi”, Master of Ceremonies). MC ra đời vào khoảng thế kỷ XV-XVI ở châu Âu, là danh từ chỉ người chủ tế của những chương trình thánh lễ tại các nhà thờ Công giáo. Tại Việt Nam, khoảng trước năm 1995, hầu như chưa có từ MC. Từ năm 1996 về sau, các đài truyền hình, nhiều nhất là Đài Truyền hình Việt Nam, sản xuất nhiều chương trình trò chơi thì từ MC du nhập và dần thay thế hẳn cho từ “người dẫn chương trình” (truyền hình). Rồi về sau này, không chỉ trên truyền hình mà lễ khởi công, động thổ, cưới hỏi, ma chay, tiệc mừng thọ, sinh nhật, thôi nôi, đầy tháng..., người ta đều dùng “MC” thay cho “người dẫn chương trình” tuốt! So với nghĩa gốc, cái gọi là MC bây giờ khác một trời một vực, nhiều trường hợp dùng cốt chỉ vì sính ngoại!

Nhiều và có ảnh hưởng lớn nhất là các phương tiện truyền thông. Người ta ngày càng muốn “Tây hóa” những từ vốn đã rất thông dụng trong tiếng Việt. Quen gặp là từ MC (“em-xi”, Master of Ceremonies). MC ra đời vào khoảng thế kỷ XV-XVI ở châu Âu, là danh từ chỉ người chủ tế của những chương trình thánh lễ tại các nhà thờ Công giáo. Tại Việt Nam, khoảng trước năm 1995, hầu như chưa có từ MC. Từ năm 1996 về sau, các đài truyền hình, nhiều nhất là Đài Truyền hình Việt Nam, sản xuất nhiều chương trình trò chơi thì từ MC du nhập và dần thay thế hẳn cho từ “người dẫn chương trình” (truyền hình). Rồi về sau này, không chỉ trên truyền hình mà lễ khởi công, động thổ, cưới hỏi, ma chay, tiệc mừng thọ, sinh nhật, thôi nôi, đầy tháng..., người ta đều dùng “MC” thay cho “người dẫn chương trình” tuốt! So với nghĩa gốc, cái gọi là MC bây giờ khác một trời một vực, nhiều trường hợp dùng cốt chỉ vì sính ngoại!

 

Bạn có biết:

Chưa có quy chuẩn cho tiếng Việt rõ ràng

Môn học tiếng Việt bị thờ ơ đến ngỡ ngàng

 

Kenhtuyensinh

Theo:NLĐ