Sự kiện Hot: TUYEN SINH 2012DIEM THI DAI HOCTI LE CHOI

Tin liên quan:

> ĐH FPT phạt 100 USD là phí nhập học trở lại

>> ĐH FPT phạt 100USD khi sinh viên nộp học phí trễ

>>>  ĐH FPT đưa quan điểm "Trinh tiết" vào đề thi

 

Giao dịch bằng ngoại tệ, dù bất cứ ở hình thức nào (trong trường hợp của trường ĐH FPT là tiền “phạt” vì nộp học phí muộn là 100 USD) liệu có tiếp tục vi phạm NĐ 95 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, vì trước đó trường ĐH FPT đã bị phạt 500 triệu cũng với lí do tương tự?

Sự việc sinh viên phản ánh nộp học phí trễ bị đưa vào diện tự ý nghỉ học và phải nộp 100 USD tại trường ĐH FPT đã thu hút quan tâm của nhiều độc giả trong cả nước, đặc biệt là giới học sinh, sinh viên. Theo phản ánh, sinh viên nộp tiền học phí chậm coi như liệt vào diện thôi học (dù chỉ là 1 ngày), và nếu muốn tiếp tục học sẽ phải đóng khoản “phí” là 100 USD.

Trước sự việc trên đã có nhiều phản ứng từ sinh viên. Xét về lí khi nhà trường ra một Quyết định thì sinh viên phải tuân thủ đúng. Tuy nhiên, ở trường hợp nộp học phí chậm của sinh viên cũng có nhiều lí do khác nhau, vì phần lớn sinh viên trường này nộp học phí qua chuyển khoản, sau sự việc trên nhiều sinh viên cho rằng, chậm một chút là do lỗi hệ thống ngân hàng, ngân hàng hết giờ giao dịch. “Xét về tình, chậm đóng học phí 1-2 ngày thì có chết ai mà bắt sinh viên phải nộp tới 100 USD”, một bạn đọc chia sẻ.

Và, theo nhiều phản ánh cách hành xử như trên của trường ĐH FPT quá cứng nhắc, tự làm khó cho những sinh viên của mình.

Theo bà Nguyễn Hoài Anh, Phòng Truyền thông và Quan hệ cộng đồng, Trường ĐH FPT (cơ sở tại Hà Nội) thông tin với báo chí: “Các quy định trên đã được nhà trường ban hành quyết định và áp dụng từ tháng 7/2011 đến nay. Sinh viên có nguyên vọng, thắc mắc gì khác thì làm đơn để trường xem xét…”.

Như vậy, theo quyết định số 266 ngày 7/7/2011 của Hiệu trưởng Trường ĐH FPT về việc Bổ sung một số điều trong Quy định tài chính của trường, trong đó có nói: “Phí nhập học lại đối với các trường hợp sinh viên hệ Chính quy, trường ĐH FPT đã có quyết định thôi học, vì nguyện vọng cá nhân nộp đơn được nhà trường đồng ý cho quay trở lại học tiếp là 100 USD”.

Trước đó, vào cuối năm 2011, Trường ĐH FPT đã bị phạt 500 triệu đồng với lí do đã thực hiện niêm yết học phí các khóa đào tạo theo chương trình liên kết với nước ngoài bằng USD. Điều này vi phạm quy định tại Điểm 5d Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 95/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2011 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Trả lời trên báo TNVN, ông Nguyễn Xuân Phong, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH FPT cho biết, thời gian tới, để tuân thủ theo đúng Nghị định trên, nhà trường sẽ áp dụng việc thu học phí bằng tiền Việt.

Và có lẽ cũng chẳng ai để ý đến điều ấy nữa nếu vừa qua không có vụ sinh viên phản ánh nỗi bức xúc bị mất thêm 100 USD vì nộp học phí trễ. Điều đáng nói là ngay ở trong quyết định 266 cũng đã nói rõ phí nhập học lại với sinh viên có quyết định nghỉ học là 100 USD.

Thử hỏi, những việc làm trên của Trường ĐH FPT với sinh viên của mình là đúng hay sai? Liệu có tiếp tục “cố tình” không thực hiện đúng như những gì đã quy định trước đó tại NĐ202 và NĐ 95 về bổ sung, sửa đổi một số điều của việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ khi vẫn công bố giao dịch bằng ngoại tệ trong hoạt động đào tạo?


Tại Điều 1 NĐ 95 về về bổ sung, sửa đổi một số điều của việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ có nói:

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Cho vay, cho thuê tài c    hính hoặc trả nợ trong nước bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật;
b) Chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài và vào Việt Nam không đúng quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này;
c) Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ với người nước ngoài không đúng quy định của pháp luật;
d) Mua, bán, thanh toán ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật;
đ) Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng vàng với nhau không đúng quy định của pháp luật;
e) Kinh doanh, mua, bán vàng không đúng quy định của pháp luật.”
“5. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Hoạt động ngoại hối mà không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc giấy phép hoạt động ngoại hối đã hết thời hạn hoặc bị đình chỉ;
b) Thực hiện dịch vụ kiều hối mà không được cấp có thẩm quyền cấp phép;
c) Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ, vàng mà không có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước;
d) Niêm yết giá, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất bằng ngoại tệ, vàng không đúng quy định của pháp luật.”

7. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật là số ngoại tệ, đồng Việt Nam (VND) hoặc vàng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký Đại lý đổi ngoại tệ trong thời hạn 12 tháng khi vi phạm lần đầu và tước không thời hạn khi tái phạm đối với các Đại lý đổi ngoại tệ vi phạm quy định tại điểm d khoản 3;
c) Tước Giấy phép hoạt động kinh doanh vàng trong thời hạn 12 tháng khi vi phạm lần đầu và tước không thời hạn khi tái phạm đối với các tổ chức kinh doanh vàng vi phạm quy định tại điểm e khoản 3 Điều này.”

Tin liên quan đến xét tuyển:

 

** Bạn có thể để lại thắc mắc về tuyển sinh 2012, câu hỏi hoặc ý kiến tại ô bên dưới

(Theo: Giaoduc)