Trung Quốc là một nước láng giềng của Việt Nam và có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Vậy để du học Trung Quốc, bạn sẽ cần biết những điều gì?
1. Điều kiện đầu vào để du học Trung Quốc
Bạn học văn hóa không xuất sắc, nhưng tiếng Trung của bạn chấp nhận được, thì cơ hội du học vẫn nằm trong tay bạn. Để du học Trung Quốc, bắt buộc bạn có tiếng Trung. Nếu bạn chưa có chứng chỉ tại Việt Nam, thì bạn phải học tiếng Trung tại Trung Quốc. Ban đầu, bạn cần tiếng Trung từ HSK 4 – 5 để nhập học trực tiếp vào hệ đại học, học viện. Nếu bạn phải học thêm tiếng Trung tại Trung Quốc, thì bạn cũng mất ít nhất là 1 học kỳ để có HSK theo yêu cầu.
Ngoài tiếng trung, bạn cần đáp ứng điều kiện về bằng cấp. Cụ thể bạn phải tốt nghiệp THPT để học 1 năm tiếng hoặc đại học, phải tốt nghiệp đại học để học thạc sĩ, phải có bằng thạc sĩ nếu muốn học tiến sĩ tại Trung Quốc. Muốn theo đuổi ngành nào thì bạn nên học kỹ những môn của khối học đó. Nếu học ngành kỹ thuật và công nghệ thông tin, thì tập trung học Toán, Lý, Hóa, Công Nghệ. Nếu học các ngành văn hóa và nhân văn, thì tập trung học Văn, Sử, Địa…
Biết tiếng Trung trước khi đi du học là một điều kiện bắt buộc
2. Cần bao nhiêu chi phí để du học Trung Quốc?
Dù bạn có nhận học bổng toàn phần và cả trợ cấp mỗi tháng, thì bạn cũng phải biết ăn học ở Trung Quốc tốn bao nhiêu. Một số học sinh du học theo con đường tự túc mà không có học bổng thì càng cần phải nắm được những chi phí tối thiểu cho việc nộp hồ sơ, việc học tập và việc sinh hoạt hàng ngày.
2.1 Chi phí làm hồ sơ du học Trung Quốc
Rất khó để học sinh có thể nhận được học bổng hay thư mời nhập học mà không qua một trung tâm hay cá nhân có uy tín nào. Vì thế nếu muốn du học Trung Quốc, bạn phải chuẩn bị một khoản phí gọi là phí dịch vụ làm hồ sơ du học. Tùy vào chương trình mà chi phí này sẽ khác nhau, ví dụ tại VinEdu, để xin học bổng 1 năm tiếng thì phí dịch vụ khoảng 18 – 30 triệu, xin học bổng bán phần thì phí khoảng 35 – 60 triệu, xin học bổng toàn phần thì phí khoảng 60-90 triệu. Đó là tiền để chi trả cho công sức của người làm dịch vụ, là phí trả cho trường, phí trả cho các công đoạn làm hồ sơ…
2.2 Học phí tại các trường đại học tại Trung Quốc
Những tỉnh có chi phí rẻ như Nam Ninh, Quảng Tây thì chi phí có thể ước lượng như sau:
- Học tiếng Trung: 1.000 – 1.800USD/năm
- Học đại học: 2.000 – 3.000USD/năm
Tại những thành phố đắt đỏ như Bắc Kinh, Thượng Hải, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Quảng Châu:
- Học tiếng Trung: 1.800 – 4.000/năm
- Học đại học: 2.000 – 5.500USD/năm
2.3 Tiền sinh hoạt phí du học Trung Quốc
- Tiền ăn uống, mua sắm: khoảng 200 – 500USD/tháng
- Tiền thuê pòng loại 1, tốt và đủ tiện nghi thì 8 – 10USD/ngày
- Phòng loại 2, có tiện nghi cơ bản thì khoảng 3 – 5 USD/ngày
Nhiều người lựa chọn du học Trung Quốc vì có mức chi phí rẻ và khoảng cách gần
3. Cần chuẩn bị gì khi du học Trung Quốc?
3.1 Cách thức liên lạc với gia đình
Điều đầu tiên của sinh viên du học Trung Quốc làm ngay sau khi sang là tìm cách liên lạc với gia đình. Ở Trung Quốc không được phép dùng Zalo, Facebook. Nếu muốn sử dụng thì bạn phải cài phần mềm hỗ trợ. Tuy nhiên bạn có thể dùng một ứng dụng tương tự là wechat. Hãy cài wechat cho bạn bè người thân ngay từ khi ở Việt Nam. Lưu ý rằng bạn cần cài phần mềm vượt tường lửa VPN trước khi sang Trung Quốc.
3.2 Cách thức sử dụng Internet
Không giống như Google, Youtube tại Việt Nam, sinh viên du học Trung Quốc sẽ phải quen dần với các trang mạng như Youku, Bai Du,.... Những trang này góp phần hỗ trợ học tập cũng như cuộc sống của bạn khi ở Trung Quốc.
Trung Quốc không sử dụng Google, YouTube, Facebook, thay vào đó họ sử dụng Baidu, Youku, Weibo
3.3 Các vật dụng cá nhân
Khi mới sang Trung Quốc, chưa kịp quen với môi trường mới, bạn nên cần có một số các vật dụng thiết yếu được chuẩn bị từ trước như:
- Kem dưỡng ẩm, son dưỡng ẩm
- Áo ấm
- Thuốc cảm cúm, đau bụng,….
- Kem đánh răng
- Thức ăn
- Một ít bút, vở, bộ sách học tiếng Trung 6 quyển
Nhưng hãy nhớ rằng không nên mang quá nhiều. Sau quen với môi trường rồi thì bạn có thể tự đi mua sắm tại các trung tâm thương mại,…
3.4 Cách thức giao tiếp hàng ngày
Người Trung Quốc nói riêng khá khắt khe trong vấn đề giao tiếp. Trong khi chào hỏi không nên bắt tay chặt, mà thả lỏng tay hoặc nhẹ nhàng. Khi giới thiệu người khác với ai đó thì không bao giờ được phép dùng ngón tay trỏ chỉ về người đó. Tốt nhất là dùng cả bàn tay đã được ngả lòng ra rồi chỉ về phía người đó. Quy tắc phải chào hỏi người có chức quyền cao nhất trước. Đặc biệt bạn đừng đề cập đến vấn đề liên quan tới chính trị khi tán gẫu ở Trung Quốc. Hãy tìm hiểu và học hỏi các phương thức giao tiếp từ những người xung quanh tại Trung Quốc để có cách ứng xử tinh tế.
> Số sinh viên nước ngoài chọn Trung Quốc làm điểm đến du học tăng vọt
> Chương trình du học hè tại Quế Lâm Trung Quốc
Theo VinEdu