Theo xu hướng phát triển của thời đại công nghệ 4.0 thì SEO hay còn gọi là Search Engine Optimization tức tối ưu hóa công cụ tìm kiếm đã trở thành một ngành nghề có tiềm lực lớn.
1. SEO là gì? Nghề SEO là gì?
SEO hay còn được gọi tắt là Search Engine Optimization. Đây là thuật ngữ trong ngành Marketing để mô tả về cải thiện thứ hạng trong kết quả của các công cụ tìm kiếm nhờ vào các thuật toán. Bằng phương pháp này, các doanh nghiệp có thể tăng số lượng cũng như chất lượng của khách truy cập vào website và mở rộng tệp khách hàng trong chiến dịch Marketing đã được đề ra trước đó.
Trong xu hướng kinh tế hiện đại thì có hàng nghìn, hàng vạn website được lập ra với mục đích kinh doanh. Lấy ví dụ thực tế từ Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh, Hải Anh Uniform,... Khi các bạn tìm kiếm thông tin xoay quanh mảng công nghệ, điện tử, thời trang,... thì google sẽ hiển thị những bài viết của website đó. Nhờ vậy, các khách hàng sẽ biết được thông tin như ý, có niềm tin vào doanh nghiệp một cách vô thức và dễ dàng lựa chọn công ty đó căn cứ khi chính mình có nhu cầu.
Từ ví dụ trên, các bạn có thể nhận ra mục đích của nghề SEO chính là sáng tạo nội dung bài viết để đẩy top bài viết đó lên trang đầu của Google. Người trong ngành gọi đây là công việc tối ưu website. Tức là việc thiết lập trang website sao cho thân thiện với người dùng, với công cụ tìm kiếm bằng việc kết hợp với các từ khóa liên quan, chính xác và có ý nghĩa.
SEO là gì? Những điều bạn cần biết về nghề SEO
2. Những loại hình SEO phổ biến
2.1. SEO từ khóa
SEO từ khóa là việc tìm kiếm những từ khóa có nhiều lượt search cao. Song song đó là tạo ra những bài viết có những từ khóa này nhằm đạt được thứ hạng cao nhất trên trang tìm kiếm của Google.
2.2. SEO tổng thể
SEO tổng thể là công việc tối ưu toàn bộ website từ việc thiết kế giao diện, nội dung bài viết,... sao cho phù hợp với tiêu chuẩn đánh giá của Google. Bằng định hướng này, website của bạn sẽ tăng được độ uy tín, điểm chất lượng cũng như nâng cao được trải nghiệm của người dùng khi truy cập vào kênh thông tin điện tử.
2.3. SEO social
Hướng đến mục tiêu nhận các lượt tương tác chẳng hạn như like và bình luận thì SEO social là thuật ngữ để mô tả về hình thức tối ưu bài viết, video trên các mạng xã hội. Những mạng xã hội nổi tiếng hiện nay thường dùng SEO social chính là Facebook, Youtube, Twitter, Tiktok,... Các SEO er nên bỏ túi ngay nếu như thực sự muốn đi xa hơn trên con đường chinh phục nghề SEO này.
2.4. SEO ảnh, app và local
Ngoài ba loại hình SEO chính là SEO từ khóa, tổng thể và social thì còn có một số loại hình khác chẳng hạn như SEO ảnh, SEO app và SEO local.
Đối với SEO App thì được hiểu là cách tối ưu từ khóa trên cửa hàng CHplay thuộc phần mềm Android hoặc App Store đối với IOS. Nhờ vậy, người dùng có thể tìm kiếm và tăng các lượt tải, trải nghiệm trong quá trình sử dụng.
Đối với SEO local là căn cứ vào tùy địa phương khác để tối ưu các từ khóa liên quan đến địa phương đó. Chẳng hạn người dân Hà Nội muốn mua nội thất gia đình cho tổ ấm thì sẽ chỉ tìm kiếm cửa hàng nội thất Hà Nội mà tôi. Đây chính là mục đích hướng đén của việc SEO local.
Và cuối cùng là SEO ảnh. Đây là phương pháp quen thuộc nhất bằng việc tối ưu hình ảnh theo kích thước, dung lượng và từ khóa chính nhằm nâng cao thứ hạng trong công cụ tìm kiếm hình ảnh do con bot của Google thực hiện
3. Quy trình cơ bản của SEO
Nghiên cứu keywords: Nghiên cứu keywords bằng các công cụ miễn phí và trả phí. Bắt đầu đơn giản nhất là phải hiểu Khách hàng của bạn họ đang tìm kiếm điều gì
Xây dựng Content: Triển khai Content Expert dựa trên danh sách Keyword mà bạn đã Research trước đó
Onpage: Tối ưu các từ khóa, thẻ heading, meta description , hình ảnh,..cho các nội dung mà bạn đã triển khai
Offpage: Xây dựng hệ thống Backlink tạo độ trust và thúc đẩy cho các URL chủ lực SEO
Theo dõi kết quả: Luôn theo sát kết quả mà bạn triển khai các bước trước đó để đưa ra những mục tiêu tiếp theo.
Tối ưu hóa nâng cao: Tiếp tục phân tích sâu hơn, thực hiện các bước tối ưu nâng cao. Đơn giản giữ top khó hơn SEO top
CRO – Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi: Mục đích cuối cùng là Doanh thu và Thương hiệu. Hãy không ngừng tối ưu CRO để quá trình SEO của bạn trở nên thành công.
4. Có nên phát triển bản thân theo nghề SEO
Đối với những người mới bắt đầu tìm hiểu về SEO. Việc tiếp cận nghề SEO ban đầu sẽ rất khó nhằn bởi nó đòi hỏi tính kiên nhẫn, khả năng sáng tạo, khả năng phân tích và đón nhận xu hướng của người đọc.
SEO là một nghề nếu không có khả năng sáng tạo hoặc không có tư duy logic sẽ không thể nào làm được bởi mục đích quan trọng là thu hút được khách hàng, sử dụng khả năng viết lách đánh vào tâm lý người đọc một cách hiệu quả. Và bạn cần phải thật kiên nhẫn vì để một bài viết lên Top không phải là 1 ngày, 2 ngày, 1 tháng, 2 tháng mà đó là cả 1 quá trình dài 3 tháng, 6 tháng, thậm chí là 1 năm, 2 năm…
Vì vậy, nếu bạn là một người có sự kiên nhẫn, sáng tạo và thích … thì đừng ngần ngại khi thử sức với công việc này.
> Google analytics là gì? Những điều bạn cần biết về Google Analytics
> Google Webmaster Tool là gì? Những điều bạn cần biết về Google Webmaster Tool
Theo Bảo Châu - Kênh tuyển sinh