Trường Sĩ quan không quân hay còn gọi là Trường Sĩ quan chỉ huy - kỹ thuật không quân là trường đại học quân sự trực thuộc Quân chủng Phòng không- Không quân- Bộ Quốc phòng Việt Nam, chuyên đào tạo phi công quân sự, sĩ quan kỹ thuật hàng không trình độ đại học quân sự và cao đẳng kỹ thuật cho Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Lịch sử hình thành
Ngày 20/08/1959, Bộ Quốc phòng ra Nghị định số 427/NĐ thành lập Trường Huấn luyện hàng không (tiền thân của Trường Sĩ quan Không quân) tại sân bay Cát Bi, thành phố Hải Phòng.
Tính đến tháng 8 năm 1965, Trường đã hoàn thành 5 khoá đào tạo phi công trên các loại máy bay cánh quạt, trực thăng và vận tải quân sự. Ngoài công tác đào tạo, Trường còn trực tiếp tham gia vận tải đường không cho tuyến vận tải chiến lược 559 và chiến trường Lào (1960 -1962).
Từ tháng 9 năm 1965 đến tháng 5 năm 1975, Trường sơ tán ra nước ngoài (Trung Quốc) tiếp tục làm nhiệm vụ đào tạo phi công vận tải cánh quạt và đào tạo phi công phản lực chiến đấu MiG-17; đồng thời làm nhiệm vụ bảo quản các loại máy bay dự trữ chiến đấu cho Không quân.
Sau đại thắng mùa Xuân 1975, Trường tiếp quản các sân bay Nha Trang, Cam Ranh, Phan Rang. Hợp nhất các đơn vị: Trung đoàn 910 và Phân hiệu đào tạo sĩ quan Tham mưu (thuộc Trường Không quân), khoa Không quân và Tiểu đoàn kỹ thuật Không quân (thuộc Trường trung cấp kỹ thuật Phòng không-Không quân) thành Trường Sĩ quan Không quân. Đến tháng 01 năm 1981 Trường được đổi tên thành Trường Sĩ quan Chỉ huy-Kỹ thuật Không quân.
Trong giai đoạn từ 1975 đến 1994, Trường có nhiệm vụ đào tạo phi công các loại máy bay cánh quạt, trực thăng và phản lực chiến đấu; đào tạo sĩ quan tham mưu, chính trị, kỹ thuật và nhân viên trung cấp kỹ thuật hàng không.
Theo quyết định số 392/QĐ-QP ngày 31/12/1994 của Bộ Quốc phòng, Trường được đổi tên thành Trường Huấn luyện bay-Kỹ thuật Không quân có nhiệm vụ đào tạo nhân viên kỹ thuật hàng không trình độ cao đẳng.
Năm 1995, Trường Sĩ quan Không quân đã liên kết với Học viện Không quân đào tạo phi công quân sự có trình độ đại học (Trường đảm nhiệm giai đoạn đào tạo chuyên ngành và thực hành bay; đào tạo nhân viên kỹ thuật hàng không trình độ cao đẳng. Học viện Không quân đảm nhiệm giai đoạn đào tạo đại học đại cương, một phần chuyên ngành và cấp bằng tốt nghiệp).
Ngày 25/02/ 2002, Bộ Quốc phòng ra quyết định số 31/2002/QĐ-BQP về việc đổi tên Trường Huấn luyện bay-Kỹ thuật Không quân thành Trường Sĩ quan Không quân; có nhiệm vụ tiếp tục liên kết với Học viện Phòng không-Không quân đào tạo phi công quân sự trình độ đại học và tích cực hoàn thiện các điều kiện đào tạo phi công quân sự có trình độ đại học một cách độc lập; đào tạo nhân viên kỹ thuật hàng không trình độ cao đẳng.
Ngày 05/01/2006 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 03/2006/QĐ-TTg giao nhiệm vụ đào tạo đại học cho Trường Sĩ quan Không quân.
Chức năng, Nhiệm vụ
Đào tạo phi công quân sự, sĩ quan Dù-TKCN đường không trình độ đại học, nhân viên CMKT không quân các cấp;
Tổ chức nghiên cứu khoa học
Đào tạo Phi công quân sự trình độ đại học;
Đào tạo sĩ quan Dù-Tìm kiếm cứu nạn đường không trình độ đại học;
Đào tạo nhân viên chuyên môn kỹ thuật Không quân trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp các chuyên ngành kỹ thuật hàng không
Đào tạo học viên Quốc tế (phi công quân sự, nhân viên công tác trên không, nhân viên các chuyên ngành KTHK Lào và Campuchia);
Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học quân sự các chuyên ngành;
Xây dựng Nhà trường cách mạng, chính quy, từng bước hiện đại, có môi trường văn hóa lành mạnh. Thực hiện nghiêm các quy định, chỉ thị của cấp trên, điều lệnh, điều lệ của Quân đội, pháp luật của Nhà nước;
Sẵn sàng chiến đấu, phòng chống thiên tai.
Khối cơ quan: Gồm 6 phòng và 4 ban trực thuộc
Phòng Đào tạo
Phòng Huấn luyện bay
Phòng Chính trị
Phòng Tham mưu
Phòng Kỹ thuật
Phòng Hậu cần
Ban Tài chính
Ban Khoa học, công nghệ và môi trường.
Ban Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo
Ban Vật tư kỹ thuật
Tổ chức các khoa, bộ môn
Gồm có 9 khoa và 1 Trung tâm huấn luyện thực hành
Khoa Cơ bản
Khoa Kỹ thuật cơ sở
Khoa Khoa học xã hội & nhân văn
Khoa Chỉ huy Tham mưu
Khoa Quân sự-Thể thao
Khoa Máy bay-Động cơ
Khoa Vũ khí hàng không
Khoa Thiết bị hàng không
Khoa Vô tuyến điện tử
Trung tâm huấn luyện thực hành
Khối các đơn vị huấn luyện bay
Trung đoàn 910: Huấn luyện thực hành bay trên loại máy bay phản lực.
Trung đoàn 920: Huấn luyện thực hành bay trên loại máy bay cánh quạt.
Khối các đơn vị quản lý học viên
Tiểu đoàn 1: Quản lý học viên cao đẳng kỹ thuật hàng không.
Tiểu đoàn 2: Quản lý học viên Quốc tế.
Tiểu đoàn 3: Quản lý học viên phi công, Sĩ quan Dù-Tìm kiếm cứu nạn.
Tiểu đoàn huấn luyện chiến sĩ mới.
Ngành đào tạo
Phi công quân sự trình độ đại học
Sĩ quan Dù-Tìm kiếm cứu nạn đường không trình độ đại học
Cao đẳng kỹ thuật hàng không gồm 4 nhóm ngành
+ Kỹ thuật cơ khí: Phục vụ khai thác sửa chữa máy bay, động cơ.
+ Kỹ thuật điện: Phục vụ khai thác, sửa chữa thiết bị điện máy bay.
+ Kỹ thuật điện tử: Phục vụ khai thác, sửa chữa vô tuyến-ra đa máy bay
+ Kỹ thuật điện-cơ: Phục vụ khai thác sửa chữa thiết bị vũ khí hàng không.
Đào tạo nhân viên trung cấp, sơ cấp các chuyên ngành kỹ thuật hàng không cho các đơn vị, Nhà máy trong quân đội.
Theo Wikipedia
Trường Sĩ quan không quân hay còn gọi là Trường Sĩ quan chỉ huy - kỹ thuật không quân là trường đại học quân sự trực thuộc Quân chủng Phòng không- Không quân- Bộ Quốc phòng Việt Nam, chuyên đào tạo phi công quân sự, sĩ quan kỹ thuật hàng không trình độ đại học quân sự và cao đẳng kỹ thuật cho Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Lịch sử hình thành
Ngày 20/08/1959, Bộ Quốc phòng ra Nghị định số 427/NĐ thành lập Trường Huấn luyện hàng không (tiền thân của Trường Sĩ quan Không quân) tại sân bay Cát Bi, thành phố Hải Phòng.
Tính đến tháng 8 năm 1965, Trường đã hoàn thành 5 khoá đào tạo phi công trên các loại máy bay cánh quạt, trực thăng và vận tải quân sự. Ngoài công tác đào tạo, Trường còn trực tiếp tham gia vận tải đường không cho tuyến vận tải chiến lược 559 và chiến trường Lào (1960 -1962).