Khơi dậy đam mê và truyền cảm hứng học tập cho trẻ là những điều căn bản và thiết yếu nhất mà cha mẹ nên làm để trẻ có tự tin tiến bước vào môi trường giáo dục.
1. Giúp trẻ khám phá sở thích và đam mê
Một cách để khơi dậy niềm yêu thích học tập là giúp trẻ khám phá và tìm hiểu các chủ đề mà chúng quan tâm. Các nghiên cứu cho thấy, trẻ thường hứng thú với việc học hơn khi được chọn các chủ đề chúng quan tâm. Sally Reis - Phó Giáo sư Tâm lý Giáo dục tại Trường Đại học Connecticut (Mỹ) - giải thích, chìa khóa để mở ra tiềm năng của một đứa trẻ là tìm và phát triển sở thích của trẻ.
Cha mẹ hãy nói chuyện với trẻ về những gì con đang làm, đọc, xem và học. Cho trẻ tiếp xúc với những trải nghiệm khác nhau như tới bảo tàng, sân khấu biểu diễn, sở thú... Phụ huynh cũng có thể giúp trẻ xem sách với nhiều chủ đề khác nhau từ thư viện. Tất cả những hoạt động này có thể giúp cha mẹ tìm kiếm và khơi dậy sở thích của con mình. Khi đã xác định được con mình thích gì, hãy cung cấp tài nguyên để giúp trẻ khám phá thêm về những sở thích đó.
2. Cung cấp kinh nghiệm thực hành
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, học thực hành là hiệu quả nhất đối với trẻ em. Khi di chuyển, chạm và trải nghiệm, trẻ sẽ học tốt hơn. Hầu hết trẻ em chỉ đơn giản là không thích đọc sách giáo khoa, sao chép ghi chú hoặc học thuộc lòng. Tuy nhiên, trải nghiệm và các hoạt động thực hành sẽ khơi dậy sự quan tâm và trí tưởng tượng của trẻ.
Cha mẹ có thể cung cấp thêm cho trẻ cách học phong phú tại nhà. Nếu trẻ đang học về các loài động vật sống dưới nước, phụ huynh hãy đưa con đi thăm một bể cá. Nếu trẻ đang tìm hiểu một nghệ sĩ nào đó, hãy đưa con đến bảo tàng để xem tác phẩm của người đó. Những trải nghiệm này sẽ giúp trẻ học tập một cách hiệu quả. Đồng thời, mang lại cho trẻ những trải nghiệm tích cực và thú vị khi học tập.
TOP 10 cách khơi dậy niềm đam mê học tập ở trẻ
3. Khiến việc học trở nên thú vị
Ngay cả những môn học tưởng chừng khô khan cũng có thể trở nên thú vị hơn thông qua các bài hát, trò chơi hoặc một số hoạt động sáng tạo. Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể kết hợp các dự án nghệ thuật, âm nhạc hoặc hoạt động sáng tạo vào bất kỳ chủ đề học thuật nào. Tạo một bài hát về vòng tuần hoàn của nước hoặc viết một câu chuyện dưới góc nhìn của một con nòng nọc khi nó biến thành một con ếch. Đôi khi, chỉ cần sử dụng sự hài hước hoặc kể một câu chuyện thú vị liên quan đến chủ đề học cũng có thể khiến cho trải nghiệm thú vị hơn với trẻ.
Một cách khác để làm cho việc học trở nên thú vị hơn là sử dụng “giải lao não”. Thời gian nghỉ ngơi của não thường là những hoạt động ngắn. Những hoạt động đó phá vỡ sự đơn điệu hoặc khó khăn của một bài học, hay nhiệm vụ. Nhờ đó, giúp trẻ trở lại công việc với cảm giác tràn đầy năng lượng và dễ dàng tập trung. Khi bắt đầu thấy việc học vui hơn và bớt căng thẳng hơn, tình yêu học tập của trẻ sẽ lớn dần.
4. Thể hiện niềm đam mê
Phụ huynh hãy là một tấm gương tuyệt vời cho trẻ, bằng cách nhiệt tình khám phá những sở thích và đam mê của chính mình. Hãy chứng tỏ rằng, cha mẹ đam mê học hỏi. Nếu có thời gian và nguồn lực, phụ huynh thậm chí có thể tham gia một khóa học về những thứ bản thân quan tâm như: Nấu ăn, nhiếp ảnh, văn học…
Cha mẹ nên nói chuyện với con về những gì mình đang học. Trong đó, gồm các khía cạnh như những thách thức, sự hào hứng, cách áp dụng điều đã học vào cuộc sống… Ngay cả khi không thể tham gia lớp học, các phụ huynh cũng có thể đọc sách hoặc xem video để tìm hiểu thêm về chủ đề mà mình quan tâm. Việc thể hiện sự nhiệt tình học tập của cha mẹ sẽ giúp khơi dậy niềm đam mê này trong trẻ.
5. Hỗ trợ và khuyến khích
Một lý do khiến nhiều trẻ em đánh mất niềm yêu thích học tập là chúng bắt đầu gắn việc học với sự lo lắng và áp lực. Trẻ lo lắng về việc bị điểm kém, trả lời sai câu hỏi hoặc trượt bài kiểm tra.
Khi việc học chỉ là vì kết quả, điều đó không còn thú vị nữa. Cha mẹ hãy tìm hiểu thêm về quá trình và nỗ lực mà trẻ đã bỏ ra cho việc học. Điều quan trọng là phải dạy trẻ rằng, thành công không phải là kết quả của những khả năng bẩm sinh như “trí thông minh”. Thay vào đó, thành công đến từ sự bền bỉ, luyện tập, chăm chỉ và vượt qua không ít lần thất bại.
Nhà nghiên cứu Carol Dweck của Trường Đại học Stanford (Mỹ) phát hiện, khi được khen ngợi vì nỗ lực thay vì khả năng, học sinh thực sự đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra trí thông minh.
6. Làm một người bạn tốt nhất của con
Tất cả các yếu tố trường hoc, sách vở, truyền hình… đây chỉ là phương tiện hỗ trợ giáo dục, mà chính bạn mới là nhân tố không thể thiếu đối với trẻ. Bạn là người khơi gợi niềm đam mê, truyền lửa trực tiếp cho con. Ví dụ như: Cùng con đếm những gian hàng, các mặt bán trong siêu thị, hay những con số trên thực đơn khi cả gia đình đi ăn ở ngoài….Nên khơi gợi cho bé những trò mà bé yêu thích.
7. Dạy cho con cuộc sống độc lập sớm
Tạo dựng thói quen độc lập cho con là điều rất quan trọng cho sự phát triển não bộ của con và cách con cảm nhận về học tập. Đôi khi những hoạt động với trẻ cảm thấy khó khăn vì trẻ chưa được khuyến khích để làm điều đó. Ví dụ hãy khuyến khích trẻ tự mặt quần áo thay vì khi trẻ thấy khó bạn đã làm thay, hay cho trẻ nuôi một con thú yêu thích…nếu trẻ làm được bạn khuyến khích và truyền cảm hứng cho bé đến những cái lớn và tốt hơn.
8. Tạo điều kiện cho con khám phá nhiều lĩnh vực
Nếu có thể bạn cho con có nhiều cơ hội trãi nghiệm nhiều lĩnh vực đa dạng trong cuộc sống: âm nhạc, nghệ thuật, thể thao, du lịch, trò chơi, ẩm thực…. Mỗi một lĩnh vực con sẽ được trãi nghiệm và giúp bạn có thể định hướng được đường đi tương lai cho con.
9. Dạy con cách đọc sách
Nhiều cha mẹ cho rằng, việc con học một cách thụ động là nguyên nhân dẫn đến bệnh lười học của con. Thay vì cho con học thuộc lòng các định nghĩa, khái niệm mà không hiểu được bản chất. Thay vì đọc lại cho con, bạn hãy định hướng, giải thích mục đích của bài sau đó mới đưa ra định nghĩa, bài tập minh họa.
10. Học mà chơi
Theo Barbara Lightfoot, giáo viên lớp 1 Trường Tiểu học Carter ở Palm Desert, California, Mỹ, phụ huynh và giáo viên cần khởi đầu buổi học thật vui để khiến trẻ hứng thú học hơn. Cô gợi ý cho trẻ chơi bingo về các mẫu tự để ôn lại bảng chữ cái và cách đọc, tiếp đến là trò Scrabble Junior (trò chơi ô chữ) và những trò chơi khác để dạy từ vựng cho trẻ. Những trò chơi vui nhộn, tạo không khí vui tươi sẽ khiến trẻ vui vẻ, thích học và tiếp thu nhanh hơn.
Ngoài ra, phụ huynh và giáo viên cũng có thể sử dụng âm nhạc để dạy các kỹ năng cho trẻ. Hát những bài hát sẽ giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ. Những bài vè sẽ giúp trẻ tăng vốn từ vựng, học ngữ pháp, cú pháp và bắt nhịp ngôn ngữ vừa dễ dàng lại vừa vui hơn.
> Dạy trẻ cách vệ sinh và tự chăm sóc bản thân đúng cách
> Làm thế nào để dạy trẻ biết quan tâm đến người khác?
Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp