Trong những năm trở lại đây, các bậc phụ huynh thường chú trọng dạy con về kỹ năng sống và sơ sót trong việc dạy trẻ về cách vệ sinh cá nhân và tự chăm sóc bản thân.
1. Thế nào là vệ sinh cá nhân cho trẻ em?
Vệ sinh cá nhân bao gồm các hoạt động hàng ngày khác nhau như tắm, đánh răng và rửa tay.
Cho dù đi đến trường, công viên hay bất kỳ nơi nào khác, trẻ em dễ dàng tiếp xúc với bụi bẩn và mang theo vi sinh vật gây nhiễm trùng. Trong khi đó trẻ có xu hướng đưa tay và đồ chơi vào miệng nên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của trẻ, gây ra nhiều bệnh và nhiễm trùng khác nhau.
2. Tầm quan trọng của vệ sinh cá nhân cho trẻ em
Trẻ em sống trong điều kiện mất vệ sinh và vệ sinh cá nhân kém sẽ dễ mắc bệnh vì hệ thống miễn dịch của trẻ không mạnh như người lớn.
- Thói quen vệ sinh cá nhân tốt cho phép con bạn:
- Giữ sức khỏe, không mắc các bệnh do vi khuẩn.
- Trẻ sẽ có một cơ thể khỏe mạnh để phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần
- Xây dựng thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ, lành mạnh sẽ nâng cao hình ảnh bản thân, từ đó giúp tăng sự tự tin và cơ hội thành công trong cuộc sống xã hội
- Trẻ em không có kiến thức hoặc kỹ năng để chăm sóc vệ sinh. Do đó, cha mẹ cần giám sát thói quen và dạy trẻ từ sớm để trẻ thực hành đơn giản tại nhà.
Dạy trẻ cách vệ sinh và tự chăm sóc bản thân đúng cách
3. Dạy trẻ vệ sinh đúng cách như thế nào?
Cho dù con bạn đang ở trường hoặc ở nhà, ăn, ngủ, hoặc chơi, hoặc giúp bạn trong nhà bếp đều cần duy trì sự sạch sẽ. Bởi vì sự sạch sẽ không chỉ là giữ cho bản thân sạch sẽ, mà còn là giữ cho môi trường xung quanh sạch sẽ.
3.1. Rửa tay thường xuyên
Tay là bộ phận chứa rất nhiều vi khuẩn do tiếp xúc với nhiều nơi rồi lại dùng để chạm lên mặt, cầm nắm thức ăn, vì vậy việc làm sạch tay vô cùng quan trọng để đảm bảo vệ sinh, ngăn ngừa bệnh tiêu chảy và nhiễm trùng đường hô hấp.
Hãy giáo dục trẻ luôn ghi nhớ việc rửa tay thường xuyên:
- Rửa tay trước và sau khi chạm hoặc ăn thức ăn.
- Sau khi sử dụng nhà vệ sinh
- Sau khi ở bên ngoài về nhà, sau khi đi xe đạp, chơi trên cát…
- Sau khi dọn dẹp nhà cửa
- Sau khi làm sạch mũi, hắt hơi hoặc ho
- Sau khi chơi cùng vật nuôi, côn trùng
- Sau khi đến thăm một người bạn hoặc người thân bị bệnh hoặc trở về từ bệnh viện
- Hướng dẫn con bạn không bao giờ đưa tay bẩn vào miệng, cắn móng tay hoặc lau mặt hoặc mắt bằng bàn tay bẩn thỉu.
- Bố mẹ cũng nên kiểm tra móng tay của con và cắt chúng thường xuyên, vì bùn và bụi bẩn có thể đọng lại dưới móng và lây nhiễm.
3.2. Chăm sóc da toàn thân
Da là cơ quan lớn nhất trong cơ thể, bao phủ và bảo vệ tất cả các cơ quan khác khỏi các yếu tố bên ngoài trong khi tiếp xúc với các loại vi sinh vật khác nhau. Sự tích tụ của vi khuẩn trên da có thể gây ra mùi cơ thể. Vì vậy, cần phải dạy trẻ cách để giữ cho làn da sạch sẽ để tránh các bệnh lý lây nhiễm.
– Tắm thường xuyên
– Dạy trẻ tắm tối thiểu 1 lần/ngày
– Dạy trẻ cách làm sạch các bộ phận khác nhau của cơ thể – tay, nách, chân, bàn chân, háng, khớp, lưng, rốn, khuỷu tay và đầu gối.
– Sử dụng xà phòng để tắm, và lau khô cơ thể sau khi tắm.
– Dạy trẻ cách rửa sạch mặt, tai và cổ
– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Nếu trẻ không thích tắm, hãy dùng cách nào đó khiến việc tắm trở nên thú vị trong mắt trẻ, ví dụ như sử dụng xà bông dành cho trẻ em, bồn tắm đồ chơi, trò chuyện với trẻ trong lúc tắm.
3.3. Gội đầu và chải tóc
Việc không chăm sóc tóc và da đầu ở trẻ em có thể dẫn đến các vấn đề như chấy, gàu và nhiễm trùng da đầu. Trẻ em nên được dạy để chăm sóc tóc giống như chăm sóc làn da.
– Gội đầu ít nhất hai lần một tuần để giữ cho cho tóc không có bụi bẩn và gàu.
– Khi gội đầu, hãy dạy trẻ gội đầu bằng dầu gội và xả sạch bằng nước sạch.
– Trẻ em dễ bị chấy, cha mẹ cần lưu ý điều này, nên khuyến khích con buộc hoặc tết tóc để tránh tiếp xúc trực tiếp với những đứa trẻ khác có thể có chấy.
– Dạy trẻ hạn chế chia sẻ đồ vật cá nhân như lược, gối và mũ.
– Cắt tỉa tóc thường xuyên cho trẻ
3.4. Giữ cho đôi chân sạch sẽ
Khi vi khuẩn trên bàn chân tiếp xúc với mồ hôi sẽ dẫn đến hôi chân, nếu trẻ em đi giày cả ngày, đặc biệt là không đi tất, có xu hướng tích tụ nhiều bụi bẩn trên chân. Vì vậy hãy dạy trẻ giữ chân sạch sẽ.
– Hướng dẫn trẻ rửa chân mỗi khi từ ngoài về nhà (sau khi đi chơi hoặc đi học)
– Làm sạch bàn chân đúng cách bằng cách chà bằng xà phòng giữa các ngón chân, lòng bàn chân và dưới móng chân.
– Sử dụng khăn sạch để lau khô chân
– Giữ cho giày sạch sẽ và khô ráo
– Luôn luôn kiểm tra và giặt tất thường xuyên
3.5. Vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng cũng quan trọng như vệ sinh tay hoặc vệ sinh da ở trẻ em. Miệng không sạch sẽ có thể tạo ra mùi hôi và gây sâu răng.
Đây là cách bạn có thể khuyến khích trẻ giữ răng và miệng sạch sẽ.
- Đánh răng hai lần mỗi ngày, bao gồm cả chải lưỡi
- Dạy chúng cách xỉa răng bằng chỉ nha nha khoa và nhắc nhở trẻ thực hiện sau khi ăn
- Súc miệng bằng nước sau khi ăn cơm hoặc sau khi ăn kẹo.
4. Phương pháp dạy trẻ đi vệ sinh đúng cách
Để bắt đầu kế hoạch dạy trẻ vệ sinh cá nhân, ba mẹ nên quan sát và đánh giá sự sẵn sàng trong tâm lý của trẻ. Việc bất ngờ bắt ép trẻ phải làm theo những gì ba mẹ yêu cầu có thể khiến trẻ không chấp nhận hợp tác hoặc quấy khóc. Do đó, ba mẹ nên lưu ý về cách dạy trẻ đi vệ sinh cần bắt đầu từ những gì đơn giản nhất, cụ thể như:
4.1. Dạy trẻ vệ sinh cá nhân từ những thói quen cơ bản
Hầu hết các bé đều ít hợp tác với những việc mà chúng thấy quá sức với bản thân. Do đó, việc ba mẹ đưa ra quá nhiều yêu cầu hoặc dạy dồn dập nhiều vấn đề có thể khiến trẻ cảm thấy quá tải, không mang lại kết quả như mong đợi. Do đó, ba mẹ nên bắt đầu dạy trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân từ những hoạt động đơn giản như rửa tay, lau miệng.
4.2. Lý giải cho trẻ hiểu về thói quen tốt và xấu
Tùy vào độ tuổi của trẻ mà ba mẹ nên tìm cách giải thích cho con hiểu thế nào là thói quen tốt và thói quen xấu. Từ đó, phụ huynh bắt đầu có nền tảng giúp trẻ xây dựng và phát triển những thói quen tốt và không thực hiện những thói quen xấu. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên nhắc nhở trẻ trong những tình huống khác nhau để củng cố ý thức cho trẻ, dành những lời khen khi trẻ thực hiện những thói quen tốt.
4.3. Ba mẹ làm gương cho trẻ
Ngoài việc giáo dục trẻ những kỹ năng vệ sinh cá nhân đúng cách, ba mẹ còn là tấm gương để thúc đẩy trẻ học theo. Do đó, các bậc phụ huynh cần tuân thủ đúng những thói quen đã dạy cho con trẻ, khuyến khích trẻ thực hiện cùng mình. Điều này có thể giúp trẻ cảm nhận việc vệ sinh cá nhân cũng là một hoạt động thú vị.
> 8 dấu hiệu thể hiện sự kiểm soát con quá mức của cha mẹ
> Những thói quen giúp trẻ phát triển kỹ năng sống
Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp