Trong thời đại công nghệ số, cai nghiện điện thoại đã trở thành vấn đề hàng đầu được các ông bố bà mẹ quan tâm. Vậy làm sao để giúp trẻ thoát khỏi cơn nghiện này? Hãy theo chân Kênh tuyển sinh để tìm hiểu nhé!
1. Cha mẹ cần bỏ thói quen sử dụng điện thoại
Con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Nhiều phụ huynh cũng có thói quen sử dụng điện thoại rất nhiều. Nếu cha mẹ suốt ngày "dán mắt" vào điện thoại mọi lúc mọi nơi, thì con cái chắc chắn sẽ học theo. Mặc dù công việc có thể cần sử dụng các thiết bị điện tử thường xuyên, nhưng ba mẹ cần phải hạn chế thói quen này để làm gương cho trẻ. Khi về nhà, ba mẹ hãy tạm gác điện thoại sang một bên và dành thời gian cho con.
2. Không nên đánh mắng trẻ
Khi trẻ sử dụng điện thoại quá nhiều, cha mẹ nói mãi con không nghe, nhiều phụ huynh bực tức thường đánh mắng trẻ. Việc dùng bạo lực và lời nói nặng nề để dạy con luôn là phương pháp giáo dục không được khuyến khích. Vì chúng có thể mang lại tác dụng ngược. Trẻ sẽ dễ cảm thấy ấm ức và phản kháng nhiều hơn. Cha mẹ nên nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ thời gian sử dụng điện thoại đã hết hoặc nhắc con nên làm việc khác thay vì chăm chú vào chiếc điện thoại.
3. Giải thích cho trẻ về tác hại khi sử dụng điện thoại
Trẻ nhỏ thường bị hấp dẫn bởi những thứ mới lạ ví dụ như điện thoại, máy tính bảng… Chúng chưa thể nào nhận biết được các tác hại khi sử dụng điện thoại quá nhiều. Do đó, phụ huynh cần phải có trách nhiệm giải thích để trẻ hiểu về những tác hại này. Hãy thử trò chuyện với con về việc xem nhiều điện thoại sẽ gây hại ví dụ như mỏi mắt, học hành sa sút, tác hại đến não…
4. Đưa ra các hình phạt
Cha mẹ nên cai nghiện điện thoại cho con một cách từ từ. Phụ huynh có thể giới hạn thời gian sử dụng điện thoại của con trong 1 ngày và nếu như trẻ không chấp hành thì con có thể bị phạt không được sử dụng điện thoại nữa hoặc một hình phạt nào đó. Cách cai nghiện điện thoại từ từ này sẽ giúp trẻ không bị sốc khi cha mẹ đột ngột cấm chúng sử dụng thiết bị di động thông minh.
Bên cạnh các hình phạt, cha mẹ nên có phần thưởng nếu con chấp hành việc không sử dụng điện thoại một cách chỉnh chu. Như thế trẻ sẽ có hứng thú hơn với việc không sử dụng điện thoại.
5. Khuyến khích trẻ tham gia nhiều hoạt động có ích
Hãy khuyến khích trẻ tham gia nhiều hoạt động ngoài trời bổ ích như đi xe đạp, đá bóng, bơi lội, bóng rổ, vẽ tranh... Những hoạt động này không chỉ giúp trẻ cai nghiện điện thoại mà còn có tác dụng tăng cường sức khỏe, rèn luyện các kỹ năng cần thiết.
TOP 10 cách giúp trẻ cai nghiện điện thoại hiệu quả
6. Khuyến khích con chơi cùng bạn bè
Cha mẹ nên khuyến khích trẻ chơi nhiều với bạn bè như thế con sẽ có hứng thú hơn và tạm quên đi việc nghịch điện thoại. Việc chơi với bạn bè còn giúp trẻ thư giãn, năng động và tăng khả năng giao tiếp hơn. Con có thể tham gia các hoạt động ngoài trời cùng các bạn, ví dụ như đạp xe, đá bóng, chơi cầu lông…
7. Kiểm soát chứ không cấm tiệt trẻ dùng điện thoại
Trẻ trong quá trình đi học hoặc thậm chí trong công việc sau này sẽ gia tăng nhu cầu sử dụng điện thoại và các thiết bị công nghệ.
Việc kiêng khem điện thoại không phải là mục đích chính, bởi vì không phù hợp với hiện tại và tương lai sau này. Nếu trẻ có thể sử dụng điện thoại có chủ đích và có kiểm soát thì sẽ có lợi cho sau này.
8. Yêu cầu sự giúp đỡ của chuyên gia
Đừng bao giờ do dự khi tìm kiếm sự giúp đỡ nếu bạn thấy việc tự giới hạn và thoả thuận với trẻ dường như không hiệu quả.
Chuyên gia về sức khoẻ tâm thần có thể cung cấp những liệu pháp can thiệp hành vi và nhận thức để điều trị lệ thuộc điện thoại và giúp trẻ học cách tìm những điều thay thế hay chuyển dời sự chú ý.
Các chuyên gia về sức khỏe tâm thần cũng có thể giúp gia đình tìm ra quy luật khi thoả thuận với trẻ để có thể có lợi cho mỗi người và phá vỡ việc bắt đầu bị dính với điện thoại.
9. Thiết lập giới hạn thời gian sử dụng điện thoại
Hãy thử “thương lượng” với con bằng cách tạo ra nội quy mà con phải tuân thủ nếu như muốn sử dụng điện thoại. Ví dụ như bố mẹ có thể quy định cho con được phép dùng điện thoại trong vòng 1 tiếng mỗi ngày sau khi học bài xong, đặc biệt trong khoảng thời gian có thể quan sát và quản lý con. Hết thời gian 1 tiếng đó, bố mẹ tuyệt đối phải thu lại điện thoại. Bên cạnh đó, cũng nên rèn cho con thói quen nói không với điện thoại trong giờ ăn, giờ học hay trong phòng tối. Thay vì cấm hoàn toàn, tại sao chúng ta không giúp con trở thành người dùng điện thoại một cách thông minh?
10. Cha mẹ nên dành thời gian chất lượng bên trẻ
Cuộc sống bận rộn khiến các bậc phụ huynh ít có thời gian chơi cùng con. Trẻ sẽ cảm thấy cô đơn, có xu hướng giải tỏa cảm xúc bằng việc chơi game, xem video trên điện thoại. Ngoài ra nhiều phụ huynh còn tạo thói quen xấu cho trẻ bằng cách đưa điện thoại cho con nghịch để trẻ không làm loạn, ngồi ngoan 1 chỗ. Hành động này của cha mẹ vô tình khiến con ngày càng nghiện điện thoại. Do đó, ba mẹ càng phải dành thời gian quan tâm và chơi cùng trẻ. Đừng để các thiết bị điện tử trở thành người bạn duy nhất hay là "bảo mẫu" công nghệ số của trẻ.
> Cách dạy sai lầm nào khiến con trở nên ích kỉ?
> Làm sao để dạy trẻ yêu thương anh chị em và các thành viên khác trong gia đình?
Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp