Cách thức tuyển sinh

Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học quốc gia và các cơ sở giáo dục ĐH thành viên.

Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của ĐHQG và các cơ sở giáo dục đại học thành viên, bao gồm: Cơ cấu tổ chức của ĐHQG, cơ cấu tổ chức đơn vị thành viên, công tác nhân sự, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, đảm bảo chất lượng giáo dục, tài chính, tài sản, thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý kỷ luật.

Theo dự thảo này, Đại học quốc gia được quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh.

Ngoài ra, một trong những điểm mới đáng chú ý của dự thảo là hiệu trưởng các trường ĐH thành viên do giám đốc ĐHQG bổ nhiệm, miễn nhiệm. Cũng theo quy định trong dự thảo, ĐHQG có 4 phó giám đốc; phó giám đốc ĐHQG không kiêm nhiệm lãnh đạo đơn vị thành viên.

Giám đốc ĐHQG được quyết định mở thí điểm các ngành và chuyên ngành đào tạo chưa có trong danh mục đã được phê duyệt và báo cáo Bộ GD&ĐT; được quyết định thực hiện thí điểm các mức thu học phí tương xứng với chất lượng đào tạo...

ĐHQG in phôi văn bằng theo mẫu văn bằng giáo dục đại học do Bộ GD&ĐT quy định. Việc in, quản lý, cấp phát , thu hồi, hủy bỏ văn bằng thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Tìm hiểu thêm về:

Đại học Quốc gia Hà Nội

Đại học Quốc gia TPHCM


Tin thêm về Điểm sàn đại học 2013

Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga, lãnh đạo bộ này đang cân nhắc phương án chỉ đưa ra một điểm sàn, nhưng theo hướng tiếp cận mới.
Ông Ga cho biết, cách tiếp cận xây dựng điểm sàn lâu nay dựa vào tổng chỉ tiêu. Trên cơ sở tổng chỉ tiêu, phán đoán số lượng thí sinh ảo và khả năng dịch chuyển thí sinh giữa các vùng miền, hội đồng xét điểm sàn của Bộ đề xuất một tỷ lệ dư dôi nhất định. Các yếu tố ưu tiên khu vực và vùng miền đã được quy định trong quy chế tuyển sinh.

Tuy nhiên, những năm gần đây, sự dịch chuyển của thí sinh giữa các khu vực, đặc biệt là từ các thành phố lớn về các trường địa phương ngày càng ít đi. Vì vậy, mặc dù số lượng thí sinh đạt điểm trên sàn lớn hơn nhiều so với tổng chỉ tiêu nhưng nhiều trường vẫn gặp khó khăn trong nguồn tuyển.

“Có nhiều ý kiến của các trường, nhất là các trường công lập, đề nghị giữ nguyên điểm sàn như hiện nay hoặc thậm chí tăng lên để đảm bảo chất lượng. Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng, những thí sinh đạt điểm dưới điểm sàn xác định lâu nay một hoặc hai điểm vẫn có khả năng học tốt ở bậc đại học. Vậy đâu là ngưỡng tối thiểu để đảm bảo thí sinh có thể học được ở bậc đại học? Đó là vấn đề cần được nghiên cứu xác định điểm sàn theo phương án mới”, ông Bùi Văn Ga nói.

Theo ông Ga, từ mùa tuyển sinh năm nay, Bộ dự kiến đưa ra hướng tiếp cận mới khi xác định điểm sàn là dựa vào năng lực tối thiểu mà thí sinh có thể học đại học thể hiện qua kết quả thi “3 chung”. "Có thể gọi đó là ngưỡng tối thiểu để học sinh có thể học đại học được".

 

Kenhtuyensinh

Tỗng hợp