Trong thời buổi công nghiệp hóa và hiện đại hóa, tư duy phản biện được đánh giá là một trong những kỹ năng mềm quan trọng mà mọi đối tượng (từ học sinh, sinh viên đến người đi làm) đều phải rèn luyện và tích lũy mỗi ngày. Vậy, tư duy phản biện là gì và làm thế nào để trau dồi hiệu quả? Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.
1. Tư duy phản biện (Critical Thinking) là gì?
Hiểu đơn giản, tư duy phản biện (hay Critical Thinking) là khả năng thu thập thông tin, đặt câu hỏi, tư duy, diễn giải và đánh giá một cách khách quan, logic. Từ đó, cá nhân đưa ra phán đoán và giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề hiện tại.
Luyện tập kỹ năng tư duy phản biện giúp cá nhân biết cách tìm kiếm, tổng hợp dữ liệu cũng như rèn luyện khả năng suy nghĩ, lập luận logic hiệu quả để tự mình giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống. Đồng thời, tư duy phản biện còn tạo điều kiện kích thích trí não phát triển, nuôi dưỡng sự sáng tạo và hoàn thiện khả năng ngôn ngữ tối ưu.
Critical Thinking (hay tư duy phản biện) giúp cá nhân nhìn nhận vấn đề khách quan, đưa ra quan điểm logic và giải quyết vấn đề nhanh chóng.
2. Những biểu hiện của người có tư duy phản biện là gì?
Sau đây là các đặc trưng nổi bật của người sở hữu tư duy phản biện tốt:
- Tôn trọng sự thật.
- Luôn xem xét vấn đề một cách khách quan dựa trên nhiều phương tiện khác nhau.
- Chủ động tìm kiếm và đánh giá tính đúng đắn của mọi thông tin.
- Sẵn sàng lắng nghe và tiếp nhận ý kiến trái chiều.
- Chỉ đưa ra quan điểm, ý kiến cá nhân dựa trên những thông tin có độ xác thực cao.
- Có khả năng suy luận và tranh luận lành mạnh với mọi người xung quanh.
- Tự tin vào bản thân và không sợ sai.
3. Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện?
Tư duy phản biện là một kỹ năng mềm hữu ích cần phải luyện tập mỗi ngày. Dưới đây là các phương pháp trau dồi hiệu quả cho bạn tham khảo:
3.1 Chủ động trau dồi kiến thức
Nền tảng của tư duy phản biện là những thông tin có cơ sở và độ chính xác cao. Do đó, nếu muốn nhận định tính đúng - sai của một vấn đề nào đó và tìm được hướng giải quyết thích hợp, bạn phải làm giàu vốn kiến thức của mình mỗi ngày.
3.2 Không ngại thử sức với những điều mới lạ
Những thử thách trong cuộc sống giúp bạn hoàn thiện bản thân cả về kiến thức lẫn kỹ năng. Do vậy, đón nhận điều mới mẻ với tâm thế sẵn sàng mang lại cho cá nhân cơ hội học hỏi và tiếp thu nhiều ý kiến. Qua đó rèn luyện khả năng tiếp nhận, tư duy và đánh giá hiệu quả.
Luôn đặt câu hỏi và trau dồi kiến thức kỹ năng mới hàng ngày
3.3 Học cách nhìn nhận khách quan về mọi vấn đề
Trong cùng một vấn đề, mỗi cá nhân sẽ có góc nhìn và quan điểm khác nhau. Vì vậy, thay vì phán xét tính đúng - sai, bạn nên lắng nghe từ người khác để mở rộng suy nghĩ và tìm kiếm nhiều góc độ tiếp nhận, từ đó hình thành kết luận của riêng mình.
> Cách giải quyết xung đột với đồng nghiệp
3.4 Rèn luyện khả năng lập luận logic
Nếu muốn luyện tập khả năng lập luận logic, bạn cần bắt đầu từ việc kết nối các dữ liệu tổng hợp được sao cho khoa học và hợp lý nhất. Theo đó, một lập luận thuyết phục người nghe, người đọc phải dựa trên căn cứ xác thực, số liệu cụ thể và giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra.
Lập luận quan điểm logic, xác thực giúp cá nhân thuyết phục người nghe, người đọc nhanh chóng.
3.5 Trình bày thông tin tiếp nhận bằng sơ đồ tư duy
Bạn hãy ưu tiên trình bày tất cả nội dung thu thập được dưới dạng sơ đồ tư duy. Vì đây là cách thức giúp bạn dễ dàng nhìn nhận tổng quan vấn đề, từ đó phân tích và đánh giá chuẩn xác nhất.
Không chỉ vậy, cá nhân cũng có thể luyện tập kỹ năng tư duy phản biện bằng cách:
- Mạnh dạn trao đổi thông tin một cách tích cực với mọi người.
- Học cách lắng nghe tích cực và không phán xét.
- Tập nhìn nhận, đánh giá bản thân mỗi ngày để biết được điểm mạnh, điểm yếu và hoàn thiện hơn.
- Liên tục tự vấn mình bằng các câu hỏi mở xoáy sâu vào vấn đề.
- Nâng cao kỹ năng giao tiếp để thuyết phục người nghe dễ dàng.
4. Những rào cản thường gặp trong quá trình rèn luyện tư duy phản biện
Khi bắt đầu tiếp cận tư duy phản biện, nếu không loại bỏ ngay những “vật cản vô hình” sau đây thì bạn khó lòng thành công:
- Sự bảo thủ với quan điểm cá nhân, luôn tự cho mình là đúng.
- Không muốn lắng nghe và trao đổi cùng mọi người xung quanh.
- Cảm giác lo lắng, sợ hãi mỗi khi muốn nêu ý kiến.
- Lười biếng trau dồi kiến thức mỗi ngày.
- Dễ bị phân tâm.
- Thiếu sự suy xét kỹ càng trong lúc tiếp nhận thông tin.
- Không đủ kiên trì để duy trì một thói quen nào đó.
Qua những chia sẻ thú vị trong bài viết, mong rằng các bạn đã nắm rõ tư duy phản biện là gì cùng phương pháp luyện tập hiệu quả.
Trong trường hợp bạn đang lạc hướng, không biết nên bắt đầu từ đâu, hãy tham khảo những khóa học có các Coach chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiệm tham vấn và định hướng cùng đồng hành. Điển hình như của LCV - Đơn vị tiên phong trong dịch vụ Life Coach chuyên nghiệp với đội ngũ Mentor đạt tiêu chuẩn PCC và ACC của ICF. Thông qua lộ trình học được cá nhân hóa theo từng đối tượng, bạn có cơ hội tự nhận thấy những rào cản, điểm mù của bản thân, từ đó cải thiện năng lực nhận thức, quản lý cảm xúc và phát triển tư duy phản biện tốt hơn.
Bài viết này được tham khảo từ LCV: https://lcv.com.vn/tu-duy-phan-bien-critical-thinking-la-gi