Một số thông tin cần biết về hệ thống giáo dục Mỹ khi du học Mỹ
1. Các khóa học tiếng AnhCó ba loại chương trình tiếng Anh chính tại Mỹ:
- Chương trình tiếng Anh toàn thời gian (IEP): 20 đến 30 giờ học tiếng Anh mỗi tuần
- Chương trình tiếng Anh bán thời gian: sinh viên vừa theo học các khóa học thuật đại học vừa theo học các khóa học tiếng Anh bán bán thơi gian (ESL) tại trường.
- Các chương trình tiếng Anh chuyên ngành: bao gồm các khóa học bằng tiếng Anh kinh doanh hoặc chuyên ngành trong các lĩnh vực pháp luật, kỹ thuật
Để hội đủ điều kiện xin cấp thị thực sinh viên quốc tế theo học một chương trình tiếng Anh khi lựa chọn du học Mỹ, bạn phải đảm bảo trường đó được ủy quyền bởi Cục Nhập cư và Công dân Mỹ (USCIS). Tất cả các trường được ủy quyền sẽ cung cấp cho sinh viên mẫu đơn I-20 thích hợp để xin thị thực cho sinh viên F-1.
Qui trình tuyển sinh các khóa học tiếng Anh: Mỗi trường sẽ có những yêu cầu tuyển sinh và có hạn cuối để nộp đơn. Bạn nên kiểm tra thông tin này với trường bạn nếu bạn quan tâm theo học.
2. Cao đẳng cộng đồng
- Đối với nhiều sinh viên quốc tế, học tập tại một trường cao đẳng cộng đồng sẽ là một bước đệm cần thết để bước vào bậc giáo dục đại học. Đôi khi chúng được gọi là trường cao đẳng cấp thấp hoặc cao đẳng hai năm, các trường này đào tạo cả nghề lẫn kỹ thuật, cho phép sinh viên tham gia ngay vào lực lượng lao động trong các nghề như kỹ thuật ô tô, thiết kế nội thất, nuôi dạy trẻ, khoa học thực phẩm, nhiếp ảnh, .v.v… vừa cung cấp chương trình học thuật, có thể cho phép sinh viên chuyển lên học từ giữa chương trình bốn năm.
- Có hơn 1.200 trường cao đẳng cộng đồng tại Mỹ và nhiều trường là trường công hoặc được tiểu bang hỗ trợ. Sinh viên quốc tế phải nộp toàn bộ học phí tại cao đẳng cộng đồng, tuy nhiên mức học phí ở đây thường ít hơn đáng kể so với ở một trường đại học bốn năm trong cùng một khu vực.
Tiêu chí tuyển sinh
Mỗi cao đẳng cộng đồng có tiêu chí tuyển sinh riêng và bạn sẽ thấy rằng các trường cao đẳng cộng đồng có chính sách tuyển sinh linh hoạt hơn nhiều so với các trường đại học. Bạn cần có:
- Bằng Trung học phổ thông / Bằng IB Diploma: Sinh viên quốc tế bắt buộc đã phải hoàn thành 12 năm giáo dục tiểu học và trung học trước khi nộp đơn tuyển sinh vào một cao đẳng cộng đồng Mỹ. Kiểm tra với trường của bạn những bằng cấp cần thiết để được tuyển thẳng vào một chương trình cấp bằng đại học.
- Khả năng về tiếng Anh: Bạn cũng sẽ được yêu cầu gửi kết quả TOEFL của bạn (nếu tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ của bạn). Yêu cầu điểm TOEFL cho cao đẳng cộng đồng thường thấp hơn so với các trường đào tạo bốn năm. -> Xem thêm: 3 yêu cầu quan trọng quyết định được nhận học tại Mỹ
Mỗi trường ấn định hạn chót nộp hồ sơ riêng của mình. Thường là từ tháng Một đến tháng Ba, mặc dù cũng có thể sớm hơn hoặc muộn hơn. Bạn luôn luôn nên nộp hồ sơ càng sớm càng tốt. Hồ sơ được gửi thẳng tới trường và thường bao gồm:
- Đơn xin dự tuyển
- Lệ phí tuyển sinh
- Các giấy chứng nhận kết quả học tập, thường được gọi là bảng điểm
- Kiểm tra trình độ tiếng Anh (TOEFL)
- Một số cao đẳng cộng đồng có thể yêu cầu bảng kê tài chính để xác nhận bạn có kinh phí để trang trải cho việc học đại học của bạn
- Giáo dục đại học tại Mỹ nói chung đi theo triết lý là giáo dục toàn diện. Điều này có nghĩa rằng bất kể con đường học tập của bạn như thế nào, bạn sẽ được tiếp xúc với một loạt các khóa học trong các ngành khoa học xã hội, nhân văn, ngôn ngữ và khoa học tự nhiên.
- Văn bằng đại học ở Mỹ thường được gọi là bằng cử nhân. Những khóa học này có độ linh hoạt cao và cho phép bạn tạo ra con đường học tập riêng của mình. Bằng cử nhân được cấp khi bạn đạt được một số tín chỉ nhất định, mà thường phải mất bốn năm để hoàn thành. Mỗi khóa học được quy định một số giờ tín chỉ, thường là từ 3 hoặc 4. Để nhận được bằng cử nhân bạn sẽ cần khoảng từ 130 đến 180 tín chỉ.
- Hầu hết các chương trình cấp bằng cử nhân gồm bốn loại khóa học. Các khóa học cốt lõi là các khóa học bắt buộc quy định bởi trường và thường bao gồm một loạt các khóa học nhân văn, khoa học xã hội và toán học. Chuyên ngành chính của bạn là ngành mà bạn chọn tập trung nghiên cứu và chiếm từ 25 phần trăm và 50 phần trăm tổng số các khóa học để lấy bằng cử nhân của bạn. Chuyên ngành phụ của bạn là chuyên ngành học tập trung lớn thứ hai. Số lượng tín chỉ của nó thường bằng một nửa số tín chỉ của chuyên ngành chính. Các khóa học tự chọn có thể được lựa chọn học ở bất kỳ một khoa nào và bao gồm số tín chỉ cần thiết còn lại để tốt nghiệp.
- Bằng Trung học phổ thông / Bằng IB Diploma: Sinh viên quốc tế bắt buộc đã phải hoàn thành 12 năm giáo dục tiểu học và trung học trước khi nộp đơn tuyển sinh vào một trường đại học Mỹ.
- Khả năng về tiếng Anh: Bạn cũng sẽ được yêu cầu gửi kết quả TOEFL của bạn (Kiểm tra tiếng Anh như một ngoại ngữ). Một số trường đại học có thể chấp nhận các kết quả thi tiếng Anh khác thay thế như IELTS. Hãy kiểm tra với trường đại học bằng cấp tiếng Anh nào họ công nhận trước khi bạn nộp đơn tuyển sinh.
- Các bài kiểm tra chuẩn hóa khác
Một số trường đại học yêu cầu sinh viên quốc tế dự thi tuyển sinh. Có ba bài thi chính để tuyển sinh vào chương trình cử nhân: SAT I (viết tắt của Scholastic Assessment Test I – Bài Kiểm tra Học thuật trình độ I), SAT II Subject Tests (Bài kiểm tra theo Môn học trình độ II), và ACT (American College Testing – Bài kiểm tra đầu vào Đại học Hoa Kỳ). Đây là những bài kiểm tra trắc nghiệm và đo lường các kỹ năng cần thiết để tuyển vào đại học. Kiểm tra với trường đại học bạn có ý định theo học xem họ yêu cầu bài thi nào.
Quy trình nộp hồ sơ nhập học đại học
Bạn nên bắt đầu chuẩn bị nộp hồ sơ nhập học của bạn từ 12 đến 18 tháng trước ngày dự định theo học của mình để tìm hiểu các trường khác nhau và hoàn tất các bài thi cần thiết. Ngay sau khi bạn lựa chọn được một vài trường bạn muốn nộp đơn dự tuyển, bạn sẽ phải chuẩn bị hồ sơ tuyển sinh của mình.
Mỗi trường ấn định thời hạn nộp hồ sơ riêng của mình. Thường là từ tháng Một đến tháng Ba, mặc dù cũng có thể sớm hơn hoặc muộn hơn. Bạn luôn luôn nên nộp hồ sơ càng sớm càng tốt. Hồ sơ được gửi thẳng tới trường, và thường bao gồm:
- Đơn xin dự tuyển
- Lệ phí tuyển sinh
- Các chứng nhận kết quả học tập, thường được gọi là bảng điểm (transcript)
- Điểm thi (TOEFL, SAT I, SAT II)
- Bài tự luận, trong đó bạn phải ghi rõ các mục tiêu và thành tựu học tập đầy tham vọng của bản thân
- Thư giới thiệu, thường là từ giáo viên hoặc công ty nơi bạn từng làm việc, những người có thể viết về công việc và tiềm năng của bạn
- Một số trường đại học có thể yêu cầu bảng kê tài chính để xác nhận bạn có kinh phí để trang trải cho việc học đại học của bạn
Bạn thường sẽ nhận được thư mời nhập học vào giữa tháng Tư cho khóa học bắt đầu vào tháng Chín.
Những điều sẽ kiến bạn "bật ngửa" khi đi du học Mỹ
Không đơn giản chỉ là xách ba lô lên và đi, bên cạnh nhiều bạn trẻ “vinh quy bái tổ” thì không ít bạn sớm bị “nốc ao” khi du học Mỹ.
Nhiều bậc phụ huynh lẫn các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam rất quan tâm đến cuộc sống du học sinh tại Mỹ. “Giấc mơ Mỹ” đã sớm trở thành mục tiêu của nhiều người, với nền giáo dục tiên tiến bậc nhất thế giới và môi trường làm việc rất tiềm năng. Nhưng nếu không tỉnh táo, những “cú sốc” có thể khiến bạn gục ngã hoặc sống và học tập một cách lay lắt.
1. Không học nổi vì yếu ngoại ngữ: Một cựu du học sinh từng học tại Mỹ từ THPT đến hết ĐH ngành giáo dục chia sẻ: “Chuyện học hành là thứ khiến sinh viên Việt Nam sốc nhất. Có sinh viên, như tôi, phải mất hết một học kỳ mới bắt được nhịp điệu chung với mọi người. Có bạn mất nhiều thời gian hơn, thậm chí gãy gánh giữa đường, không cán đích tốt nghiệp”.
Nguyên nhân chính là không thể hòa nhập được môi trường học thuật. Cụ thể, nhiều bạn thiếu ngoại ngữ mà vội vàng đăng ký đi học. Đừng nghĩ rằng cứ qua Mỹ thì giỏi ngôn ngữ. Chuyện nghe nói, giao tiếp bình thường đã không rành thì đừng nói gì chuyện học. Trong khi đó, việc đầu tư cho môn học tại Mỹ như nhiều quốc gia phát triển khác cũng khá đặc thù. Học viên phải xem bài rất nhiều trước khi đến lớp, đến thư viện thường xuyên… Do ngoại ngữ yếu học sinh Việt “đụng đâu cũng khó hiểu”, đặc biệt là các môn có tính chuyên ngành, việc tiếp thu bài sẽ khó khăn.
Hình thức đánh giá sinh viên tại Mỹ chú trọng đến khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tế thông qua viết luận, thuyết trình, làm dự án.Công việc này yêu cầu khả năng tự học, tự nghiên cứu, tương tác xã hội, trình bày độc lập rất cao. Phương pháp giáo dục, đào tạo ở Mỹ đòi hỏi sinh viên phải phát huy tối đa tính tự giác. -> Đọc thêm: Chương trình học mang tới cơ hội làm việc khi du học Mỹ
2. Thầy chỉ đóng vai phụ: Lớp học tại Mỹ như một quán cà phê học thuật, các giáo viên chỉ “đóng vai phụ”. Họ đưa ra câu hỏi hay vấn đề, còn nhiệm vụ của học viên là thay phiên nhau đưa ra quan điểm, phản biện, tranh biện. Học viên không cần giơ tay mà tự giác phát biểu đóng góp cho bài học một cách tự nhiên. Giáo viên chỉ điều phối, đưa ra kết luận chung cho bài học hay giải đáp thắc mắc.
Trong khi đó tại Việt Nam, hình thức “thầy giảng-trò chép” vẫn còn phổ biến suốt thời gian dài. Ý thức tự giác, khả năng tự tin, tính chủ động của học viên còn thiếu. Nhiều bạn Việt Nam sang Mỹ co rụt lại vì sợ nếu phát biểu sẽ khiến người khác xem thường.
3. Phải có người đỡ đầu và bạn thân : Đa phần các học viên tại Mỹ đều có “người đỡ đầu” đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn học tập và nghiên cứu. Những “người đỡ đầu” thường là các giáo sư, giảng viên trực tiếp giảng dạy. Một sinh viên chủ động và cầu tiến sẽ tìm đến sự hỗ trợ từ nhiều “người đỡ đầu” khác nhau, theo nhu cầu của chương trình học. Cũng có người chọn và thuyết phục được những “người đỡ đầu” hỗ trợ, tư vấn họ suốt quá trình nghiên cứu chuyên ngành. Thậm chí nếu làm việc tốt và có tiềm năng, có người còn được các giáo sư tạo điều kiện cho làm việc có thù lao.
“Người đỡ đầu” cũng giúp bạn hiểu được “người dạy cần gì từ học viên”. Mỗi người dạy học sẽ có một cách tiếp cận khác nhau trong khoa học và đánh giá kết quả bằng nhiều cách khác nhau. Nếu hiểu được điều này, bạn có thể tập trung đạt các kết quả quan trọng và cốt yếu. Thực tế là nhiều học sinh rất e ngại, rụt rè. Nhưng nếu không chủ động và tự tin thì đừng nghĩ các giáo sư sẽ tìm đến hỗ trợ mình.
Bạn thân cũng là yếu tố quan trọng giúp hòa nhập, đạt kết quả tốt. Làm việc nhóm là hình thức phổ biến trong môi trường giáo dục. Để thích nghi nhanh, tiếp cận nhiều nguồn tài liệu phù hợp, hiểu văn hóa học tập, được hỗ trợ khi khó khăn… bạn cần chủ động tạo ra các mối quan hệ đồng môn, có được những người bạn thân dù là người bản xứ hay sinh viên nước khác.
Tam giác bản thân – thầy cô – bạn bè sẽ tạo ra “kiềng ba chân” giúp bạn cân bằng, thích nghi, phát triển.
Bạn đọc quan tâm tới các trường ĐH tại Mỹ có thể để lại thông tin tại phần hỏi đáp bên dưới để được cập nhật thêm thông tin hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với các công ty tư vấn du học uy tín - là đối tác của Kenhtuyensinh.vn để được cập nhật thông tin và tư vấn miễn phí.