>> TRƯỜNG QUỐC TẾ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ - CAO ĐẲNG QUỐC TẾ

BẢNG XẾP HẠNG 200 TRƯỜNG ĐH HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI FULL

Đạo văn thực sự là gì?

Rất nhiều người nghĩ đạo văn chỉ đơn thuần là việc copy thành quả của một ai đó hay vay mượn các ý tưởng gốc. Tuy nhiên, còn rất nhiều biến hóa khác của đạo văn mà bạn cần nắm rõ trước khi học tập tại các quốc gia phát triển nơi coi đạo văn là một "tội" và ý tưởng hay sản phẩm trí thức là một tài sản được Pháp luật bảo vệ.

 

Một số công cụ chống đạo văn tại trường quốc tế

Một số công cụ chống đạo văn tại trường quốc tế

Theo Merriam-Webster Online Dictionary, đạo văn nghĩa là:

Ăn cắp và hình thành những ý tưởng hay ngôn từ mới khởi nguồn từ ý tưởng của ai đó

Sử dụng sản phẩm của một ai đó mà không công bố nguồn

Giới thiệu một ý tưởng hay sản phẩm mới được chuyển hóa từ một nguồn đã có từ trước

Ở Mỹ, câu hỏi được đưa ra là “Từ ngữ và các ý tưởng có thực sự bị ăn cắp?” và Luật pháp Mỹ trả lời là có. Việc diễn đạt một ý tưởng độc đáo nào đó cũng được xem là một thành quả của trí tuệ và được bảo vệ theo Luật tác giả tương đương như việc bảo vệ một phát minh hoàn toàn mới.

Có rất nhiều cách để đạo văn. Việc “hô hoán” thành quả của một ai đó là của mình là trường hợp đầu tiên, chỉ riêng việc sao chép từ ngữ hay ý tưởng của một ai đó mà không ghi rõ nguồn cũng có thể được xem là đạo văn. Một khi đã có ý định sử dụng trích dẫn từ thành quả sáng tạo và lao động của người khác, bạn phải ghi rõ nguồn và tên trích dẫn từng đoạn một. Tuy nhiên thậm chí trích dẫn cụ thể nhưng lại sao chép quá nhiều cũng sẽ là một bằng chứng của đạo văn.

Hầu như tất cả các trường hợp “bị mang tiếng” đạo văn đều có thể tránh được, ít nhất là nếu bạn ghi rõ nguồn.

Những biến hóa của đạo văn

Thật ra, biên giới của một bài nghiên cứu và một bài đạo văn đôi khi không thể trắng đen phân minh được. Việc tìm hiểu những hình thức đạo văn khác nhau sẽ cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn:

1.    “The Ghost Writer”: người viết trắng trợn sử dụng toàn bộ công trình của một ai đó thành của mình

2.    “The Photocopy”: Người viết sao chép cách phân bố, bố cục của các đoạn văn từ một nguồn duy nhất, không hề sửa đổi lại.

3.    “The Potluck Paper”: Người viết cố gắng “trá hình” việc đạo văn của mình bằng cách sao chép từ nhiều nguồn khác nhau, biên tập đối chéo các câu sao cho nội dung thật hợp lí mà không phải tương đồng với bản gốc.

4.    “The Poor Disguise”: Mặc dù người viết đã giữ lại các nội dung quan trọng của nguồn, nhưng người đó vẫn sửa lại một chút về “diện mạo” của bài viết đó bằng cách thay đổi từ khóa hay câu cú.

5.    “The Labor of Laziness”: Người viết dành thời gian để chú giải các nguồn khác nhau và nối chúng lại với nhau, thay vì dành nỗ lực tương tự cho công việc của mình.

6.    “The Self-Stealer”: Người viết “mượn đáng kể” các thành quả trước đó của chính mình để phục vụ cho bài viết/nghiên cứu mới.

Đã dẫn nguồn nhưng vẫn là đạo văn!

1.    “The Forgotten Footnote”: Người viết dẫn tên tác giả nhưng lại sao lãng việc điền thông tin cụ thể để dẫn chứng về đoạn dẫn nguồn tham khảo như năm xuất bản, trang, chương mục...

2.    “The Misinformer”: Người viết cung cấp thông tin sai sự thật liên quan đến các nguồn tham khảo, khiến đọc giả không thể tìm thấy được nguồn chính xác.

3.    “The Too-Perfect Paraphrase”: Người viết có dẫn nguồn nhưng lại “quên” dấu trích dẫn dù đoạn đó được sao chép từng từ một hay gần như thế. Mặc dù đã cung ứng đủ thông tin cơ bản cho nguồn dẫn nhưng người viết bị cho là đã không “tôn trọng” đến bản gốc và “dịch” sai thông tin.

4.    “The Resourceful Citer”: Người viết dẫn ra tất cả các nguồn, đoạn văn và sử dụng việc trích dẫn một cách đầy đủ tuy nhiên công trình này vẫn được xem là gần như là không hề có tính độc đáo. Đôi khi rất khó để nhân ra hình thức này của đạo văn bởi vì chúng chẳng khác gì một bài nghiên cứu “dày công”.

5.    “The Perfect Crime”: Hành vi phạm tội dù có tinh vi đến đâu thì cũng... vẫn coi là tội phạm. Trong trường hợp này, người viết chỉ dẫn nguồn ở một vài nội dung tham khảo cơ bản. Mặc dù tiếp tục sử dụng các nội dung khác của cùng một nguồn này để viết bài nhưng người viết không tiếp tục trích dẫn. Bằng cách này, người đọc có thể bị "đánh lừa" bởi cách trích dẫn "nửa vời" của người viết.

Làm thế nào để tránh việc đạo văn?

Trong học tập, chắc chắn bạn sẽ phải làm quen với những nguồn thông tin của các học giả đi trước, chính vì thế cách tốt nhất là hãy trích dẫn nguồn bất cứ khi nào bạn sử dụng lời trích, chú giải một cách chi tiết và cụ thể. Đây cũng là cách bạn có thể kiểm tra lại thông tin tham khảo một cách nhanh chóng nếu muốn chỉnh sửa hay so sánh tước khi nộp bài. Hãy biết trân trọng thành quả lao động của người khác nếu bạn kỳ vọng người khác tôn trọng những nỗ lực của chính bạn. Xã hội chỉ có thể phát triển nếu có sự sáng tạo, phát minh và sáng kiến.

Một số công cụ phát hiện đạo văn ở các trường Đại học

Theo eHow, có rất nhiều công cụ phát hiện đạo văn online, chẳng hạn như trang Turnitin, hay phần mềm CopyCatch Gold, các trang web tìm kiếm như  Google và AltaVista… Hiện nay, Turnitin vẫn là trang phát hiện các… văn (sĩ) đạo được sử dụng rộng rãi tại các trường Đại học trên thế giới.
Ở The Hague University of Applied Sciences, giáo viên luôn yêu cầu sinh viên nộp bài viết, tiểu luận hay công trình nghiên cứu qua chương trình chống đạo văn Ephorus. Chỉ có những sinh viên đã “scan” công trình của mình qua Ephorus mới được phép gửi bài đến giáo viên qua hình thức điện tử.

Các tin cùng chủ đề:


Trường quốc tế - đào tạo quốc tế - đại học quốc tế

Liên kết quốc tế - cao đẳng quốc tế - tuyển sinh

Kênh Tuyển Sinh

Nguồn: Plagiarism, eHow, Thehaguuniversity