Nhà lãnh đạo giỏi là người như thế nào? Kỹ năng lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý đội ngũ và phát triển doanh nghiệp, vậy làm thế nào để cải thiện kỹ năng lãnh đạo và trở thành một leader giỏi?
Làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi?
1. Kỹ năng lãnh đạo là gì?
Kỹ năng lãnh đạo là kỹ năng được sử dụng để định hướng, sắp xếp những cá nhân, những bộ phận cùng phối hợp thực hiện một loạt nhiệm vụ theo một lịch trình nhất định, hướng đến mục tiêu chung của tổ chức.
Kỹ năng lãnh đạo là sự phối hợp nhiều kỹ năng, nhiều kiến thức ở nhiều khía cạnh khác nhau. Một ứng viên sở hữu kỹ năng lãnh đạo xuất sắc luôn thuận lợi đạt những thành tích cao trong công việc và những vị trí quản lý cấp cao trong tổ chức.
2. Tại sao kỹ năng lãnh đạo lại quan trọng trong công việc?
Kỹ năng lãnh đạo quan trọng trong công việc bởi lẽ đây là kim chỉ nam cho bất kỳ đội nhóm nào. Kỹ năng lãnh đạo đảm bảo rằng nhóm luôn đi đúng hướng, đạt được các mục tiêu và đem về những lợi ích nhất định cho doanh nghiệp. Nhìn từ góc độ cá nhân, kỹ năng lãnh đạo lại vô cùng quan trọng đối với những ai muốn thăng tiến lên cấp bậc cao hơn. Càng nắm giữ chức vụ cao trong tổ chức, càng đòi hỏi người đó phải có kỹ năng lãnh đạo tuyệt vời.
Khi chuyển sang vai trò lãnh đạo, kỹ năng lãnh đạo ở một người thể hiện rõ nét qua cách họ giao tiếp với cấp dưới hàng ngày cũng như sự tự tin trong việc đưa ra các quyết định, qua đó ảnh hưởng đến dòng chảy và tiến độ công việc. Kỹ năng lãnh đạo còn thể hiện vai trò chủ yếu trong việc kết nối các cá nhân trong nhóm, giữ các mối quan hệ lâu bền và tận dụng chúng để đạt được mục tiêu công việc hiệu quả.
3. 12 điều cần rèn luyện để trở thành nhà lãnh đạo giỏi
3.1. Có chuyên môn giỏi
Không ai có thể làm lãnh đạo giỏi khi không có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực đang thực hiện. Ngoài các kiến thức về nền tảng, bạn còn cần phải trau dồi thêm các kiến thức chuyên môn, đi sâu tìm hiểu về các khía cạnh của công việc để có thể tự tin trở thành một nhà lãnh đạo giỏi.
3.2. Ra quyết định đúng lúc
Biết đánh giá vấn đề, phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định đúng lúc là việc cần làm để trở thành nhà lãnh đạo tài ba. Việc thiếu sự quyết đoán sẽ dễ đánh mất cơ hội bởi sẽ có người khác “nhạy bén” hơn lấy đi cơ hội của bạn.
3.3. Liên tục học hỏi vì không ai biết tất cả mọi thứ
Không mội ai có thể biết tất cả mọi thứ. Không có gì phải xấu hổ hay ngại trong việc học hỏi từ người khác, từ nhân viên đến các leader khác trong công ty. Học tập phong cách lãnh đạo của những người bạn thấy thành công và nhờ họ cố vấn. Chịu khó đọc các bài viết trên blog, website về kỹ năng lãnh đạo, follow Twitter, LinkedIn và Facebook của những doanh nhân nổi tiếng. Kỹ năng lãnh đạo của bạn có thể trau dồi theo thời gian thông qua việc tự học, và lắng nghe góp ý từ đồng nghiệp và nhân viên trong công ty.
3.4. Quản lý thời gian hiệu quả
Kỹ năng quản lý thời gian tức là luôn nắm rõ và kiểm soát hiệu quả thời gian của chính mình, biết được lúc nào nên làm việc gì và khi nào nên kết thúc công việc nào. Tận dụng tối đa thời gian để mang lại giá trị, góp phần tạo nên sự thành công.
3.5. Giao tiếp liên tục
Rất nhiều leaders nghĩ cách mình truyền đạt thông tin đến team là ổn và chính xác. Tuy nhiên cũng có rất nhiều không làm được điều đó bởi họ đã không đặt kỳ vọng một cách cụ thể và hợp lý với team. Cùng ngồi lại với cả team và thống nhất quan điểm trên nhiều phương diện như cách thức giao tiếp, phong cách làm việc trong team, ra bên ngoài, văn hóa chung mà mọi người cần tôn trọng. Ví dụ: cách sử dụng MXH trong công ty hay ra bên ngoài, cách viết mail với mọi người, thay vì viết 1 vài câu ngắn củn thì chịu khó giải thích kỹ càng hơn 1 chút để mọi người không phải gửi mail phản hồi qua lại để hỏi. Sau khi giao dự án cho 1 thành viên trong team, liên tục hỏi một cách cụ thể để xác nhận họ có khúc mắc gì không, bạn cần chắc chắn người đó có thể đảm đương được công việc.
3.6. Tham gia các khóa học về quản lý và lãnh đạo
Để rèn luyện kỹ năng lãnh đạo, một trong những cách nhanh chóng và hiệu quả là bạn nên tham gia một khóa học về quản lý và lãnh đạo. Thông thường, các khóa học này sẽ vừa cải thiện các kỹ năng mềm liên quan đến kỹ năng lãnh đạo như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian,…. Đồng thời, các khóa học về quản lý và lãnh đạo sẽ tạo ra các tình huống giúp bạn rèn luyện kỹ năng lãnh đạo thành thạo hơn.
Các khóa học về kỹ năng lãnh đạo còn có thể nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân về hành vi của chính họ và những gì được yêu cầu, mở ra tiềm năng cải thiện kỹ năng lãnh đạo của họ theo thời gian. Hơn nữa, các khóa học này có thể giúp chúng ta hiểu lý thuyết đằng sau các phong cách lãnh đạo khác nhau.
3.7. Giải quyết vấn đề
Tất cả các nhà lãnh đạo phải biết cách giải quyết các vấn đề liên quan đến nhóm và công ty. Các công ty tốt nhất cung cấp các sản phẩm và dịch vụ giải quyết các vấn đề cụ thể cho khách hàng cũng như nội bộ của họ. Nếu một nhân viên đến gặp bạn để giải quyết vấn đề, mục tiêu số một của bạn với tư cách là người lãnh đạo là giúp họ giải quyết vấn đề đó vì lợi ích tốt nhất của họ và của công ty.
3.8. Đoàn kết sức mạnh làm việc tập thể
Giao tiếp giỏi, có khả năng gắn kết tinh thần và tạo động lực cho tập thể là điều rất quan trọng trong kỹ năng lãnh đạo. Người biết đoàn kết sức mạnh tập thể là người biết tối ưu khả năng, thời gian và chuyên môn của mỗi người thành một hợp thể phối hợp làm việc hiệu quả nhất.
Ngoài ra, nhà lãnh đạo giỏi cần phải có sự nhạy bén, có kỹ năng ủy quyền và giao quyền để công việc được hoàn thành nhanh chóng, kịp thời và đúng kế hoạch, không nên ôm đồm quá nhiều công việc cần xử lý vào người.
3.9. Chia sẻ tầm nhìn
Kỹ năng này đề cập đến việc một nhà lãnh đạo có thể nhìn thấy tầm nhìn của mình một cách rõ ràng như thế nào, chia sẻ nó với nhân viên và truyền cảm hứng để họ ủng hộ nó. Khả năng lãnh đạo cũng đòi hỏi một nhà lãnh đạo có thể thúc đẩy nhân viên tốt như thế nào để đạt được kết quả kinh doanh mong muốn.
Ví dụ, mỗi nhân viên nên hiểu công việc của mình đóng góp như thế nào vào các mục tiêu tổng quát của công ty. Việc thấm nhuần thông tin này là một phần trách nhiệm của nhà lãnh đạo và sẽ giúp nhân viên cảm thấy có động lực và ý thức về mục đích.
3.10. Trách nhiệm
Là một nhà lãnh đạo, trách nhiệm đối với cả thất bại và thành công đều phải đặt lên vai bạn. Điều này có nghĩa là có toàn quyền sở hữu đối với các hành động của bản thân hoặc nhóm của bạn, cũng như sẵn sàng nhận lỗi và tìm kiếm giải pháp khi được yêu cầu.
3.11. Luôn lắng nghe và đồng cảm
Bằng cách lắng nghe và đồng cảm, kỹ năng lãnh đạo của bạn được rèn luyện và phát triển qua từng ngày. Mỗi người đều có câu chuyện riêng, rèn luyện kỹ năng lãnh đạo thông qua việc lắng nghe và đồng cảm sẽ tạo ra nền tảng bền vững, giúp bạn có cái nhìn đa chiều, sáng suốt và dễ dàng tạo dựng niềm tin nơi các thành viên trong nhóm. Lắng nghe còn là cách để tự xây dựng và hoàn thiện bản thân mình. Do đó, để rèn luyện kỹ năng lãnh đạo, ngoài rèn luyện khả năng giao tiếp, bạn hãy nên dành thời gian để lắng nghe và đồng cảm với người khác.
3.12. Thực hành kỷ luật
Một nhà lãnh đạo tốt cần có kỷ luật. Rèn luyện tính kỷ luật hiệu quả đã góp phần rèn luyện kỹ năng lãnh đạo phát triển. Thực hành kỷ luật trong cuộc sống nghề nghiệp và cá nhân là điều bắt buộc để trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả và truyền cảm hứng cho những người khác cũng có kỷ luật. Đôi khi, mọi người sẽ đánh giá năng lực lãnh đạo của bạn bằng mức độ kỷ luật mà bạn thể hiện trong công việc.
Để thực hành kỷ luật, bạn nên bắt đầu bằng cách luôn đi làm đúng giờ, họp đúng thời hạn, đúng hẹn và kết thúc cuộc họp như đã thông báo. Nếu bạn vốn là người vô tổ chức, thì bạn có thể phải cắt giảm công việc của mình, nhưng bạn luôn có thể rèn luyện kỹ năng lãnh đạo từ việc nhỏ như: thử thực hiện thói quen thức dậy sớm và tập thể dục hàng ngày, qua đó thực hiện công việc theo hướng kỷ luật như vậy.
4. Có những phong cách lãnh đạo nào?
4.1. Lãnh đạo ủy quyền
Người lãnh đạo kiểu này không trực tiếp tham gia vào quá trình đưa ra quyết định và đặt rất nhiều tín nhiệm vào đội ngũ nhân viên của mình. Tuy vậy họ vẫn nắm rõ những gì đang diễn ra để góp ý khi cần thiết. Ưu điểm của kiểu lãnh đạo này là nó giúp nhân viên cảm thấy rất được trân trọng và tự tin vào năng lực của chính mình; nhưng nó sẽ bộc lộ khuyết điểm to lớn khi nhân viên bắt đầu thấy mình có thể lạm dụng sự tin cậy của lãnh đạo để đưa ra những quyết định vượt quá quyền hạn.
4.2. Lãnh đạo dẫn đường
Trong một đoàn xe chạy lúc nào cũng có một chiếc dẫn đầu, trong việc lãnh đạo cũng vậy: lãnh đạo dẫn đường chính là người đặt mục tiêu cao, và đòi hỏi đội ngũ của mình phải về đích một cách nhanh chóng, theo đúng hướng.
Phong cách lãnh đạo này rất ăn rơ với một đội giàu kinh nghiệm, và có cùng khát khao giành chiến thắng. Tuy nhiên phong cách này cũng dễ khiến nhiều thành viên nhanh chóng cảm thấy quá căng thẳng và “đứt gánh giữa đường”. Phong cách này áp dụng tốt nhất khi đội ngũ của bạn vừa tiếp xúc với một dự án mới và cần được truyền lửa từ người dẫn đầu.
4.3. Lãnh đạo chuyên quyền
Chỉ cần nghe tên thôi thì có lẽ bạn cũng hiểu được phong cách lãnh đạo này là như thế nào rồi. Lãnh đạo chuyên quyền sẽ kiểm soát mọi thứ, ra tất cả các quyết định, và cũng sẽ chẳng để ai được lên tiếng trong lúc làm việc.
Trên thực tế, phong cách lãnh đạo này rất phù hợp với những tình huống cấp bách, khi mà các quyết định phải được đưa ra thật nhanh chóng, quyết liệt; hoặc khi bạn là người tỉnh táo và có hiểu biết toàn diện nhất về vấn đề. Phong cách này không nên được áp dụng thường xuyên vì dễ khiến nhân viên cảm thấy không được lắng nghe và tôn trọng.
4.4. Phong cách lãnh đạo tự do
Đối lập phong cách chuyên quyền, lãnh đạo tự do chủ yếu tập trung vào hoạt động phân chia công việc cho các thành viên dưới sự giám sát nhất định. Vì không dành nhiều thời gian quản lý nhân viên, người lãnh đạo tự do có thể quản lý nhiều dự án khác nhau trong cùng một thời điểm.
Phong cách quản lý này có thể áp dụng đối với tổ chức giàu kinh nghiệm, sở hữu các thành viên giỏi chuyên môn, đã qua đào tạo và có khả năng làm việc độc lập. Tuy nhiên, năng suất làm việc nhóm có thể giảm nếu cá nhân chưa hiểu rõ mục tiêu và mục đích của nhà lãnh đạo.
Đặc điểm của người lãnh đạo tự do:
Ủy quyền hiệu quả.
Tin tưởng vào quyền tự do tự chủ.
Nâng cao phẩm chất lãnh đạo trong nhóm.
Đưa ra lời khuyên mang tính xây dựng.
Có khả năng thúc đẩy môi trường làm việc tự chủ.
Ưu điểm: khuyến khích tinh thần trách nhiệm, sự sáng tạo và tạo môi trường làm việc thoải mái, nhờ đó tỷ lệ giữ chân nhân viên thường khá cao.
Nhược điểm: phong cách lãnh đạo tự do không hiệu quả đối với nhân viên mới, người cần sự hướng dẫn và hỗ trợ tận tình trong thời gian đầu. Phương pháp này dễ dẫn đến tình trạng thiếu cơ cấu, lãnh đạo nhầm lẫn và nhân viên không cảm thấy được hỗ trợ đúng mức.
4.5. Phong cách lãnh đạo chuyển đổi
Lãnh đạo chuyển đổi mang đặc điểm tập trung vào thông tin cụ thể, thiết lập mục tiêu và động lực của nhân viên tương tự phong cách huấn luyện. Tuy nhiên, thay vì đặt phần lớn tâm huyết vào mục tiêu cá nhân, nhà lãnh đạo chuyển đổi chủ yếu hướng đến các mục tiêu của tổ chức.
Vì dành nhiều thời gian cho các mục tiêu tổng quát, phong cách lãnh đạo chuyển đổi chỉ phù hợp với những nhóm/tổ chức có thể xử lý nhiều nhiệm vụ được giao mà không cần giám sát liên tục.
Đặc điểm của phong cách chuyển đổi:
Tôn trọng lẫn nhau trong nhóm.
Luôn khuyến khích.
Truyền cảm hứng.
Đặt giá trị vào thử thách trí tuệ nhóm.
Hiểu rõ về nhu cầu của tổ chức
Có tính sáng tạo.
Ưu điểm: người lãnh đạo mang tính chuyển đổi coi trọng mối quan hệ cá nhân với nhóm, nhờ đó đã thúc đẩy tinh thần và gia tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên hơn. Họ cũng coi trọng đạo đức của công ty và đội ngũ thay vì hoàn toàn hướng tới mục tiêu.
Nhược điểm: vì các nhà lãnh đạo chuyển đổi nhìn vào cá nhân, nó có thể khiến chiến thắng của đội hoặc công ty không được chú ý. Những nhà lãnh đạo này cũng có thể bỏ qua các chi tiết.
4.6. Lãnh đạo dân chủ
Phong cách lãnh đạo này là sự trung hoà của lãnh đạo chuyên quyền và lãnh đạo ủy quyền. Sếp lắng nghe ý kiến của tất cả nhân viên, nhưng vẫn sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng.
Nếu theo phong cách lãnh đạo dân chủ, bạn vừa được lòng các nhân viên, vừa có không gian để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình. Chỉ có điều trong những môi trường làm việc tốc độ nhanh, cần quyết định trong thời gian ngắn, thì lãnh đạo theo kiểu dân chủ có thể khiến mọi việc bị đình trệ.
4.7. Phong cách nhìn xa trông rộng
Người lãnh đạo phong cách nhìn xa trông rộng có khả năng truyền cảm hứng và tạo niềm tin cho nhân viên về sự đổi mới. Đặc biệt, họ là mối liên kết quan trọng trong tổ chức nhờ nâng cao sự tự tin của các thành viên. Ngoài ra, phong cách nhìn xa trông rộng rất hữu ích cho các tổ chức nhỏ, phát triển nhanh hoặc các doanh nghiệp lớn đang trải qua quá trình chuyển đổi, tái cấu trúc công ty.
Đặc điểm của phong cách nhìn xa trông rộng:
Kiên trì và táo bạo.
Chiến lược.
Chấp nhận rủi ro.
Táo bạo.
Lạc quan, sáng tạo.
Có tính kết nối.
Ưu điểm: thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, tạo đoàn kết đội nhóm và cải thiện các công nghệ hoặc phương pháp đã lỗi thời.
Thách thức: các nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa dễ bỏ lỡ các chi tiết quan trọng hoặc nhiều cơ hội khác vì họ quá tập trung vào bức tranh lớn. Họ có thể lược bỏ quá trình giải quyết các vấn đề hiện tại vì tương lai rộng mở phía trước, điều này đã khiến các thành viên trong nhóm cảm thấy không được lắng nghe.
4.8. Phong cách lãnh đạo phục vụ
Các nhà lãnh đạo phục vụ sống theo tư duy lấy con người làm đầu và tin rằng khi các thành viên trong nhóm cảm thấy thỏa mãn từ phương diện chuyên môn đến nhu cầu cá nhân, họ sẽ đột phá hơn trong công việc. Do đó, họ rất quan tâm tới mong muốn của nhân viên.
Những kiểu nhà lãnh đạo này đặc biệt có kỹ năng trong việc xây dựng tinh thần và gắn kết cá nhân với công việc. Đây cũng là phong cách quản lý phổ biến trong các tổ chức phi lợi nhuận.
Đặc điểm của phong cách lãnh đạo phục vụ:
Tạo động lực cho nhóm.
Có kỹ năng giao tiếp tuyệt vời.
Có sự quan tâm và đồng cảm với người khác.
Khuyến khích cộng tác và tham gia.
Luôn đưa ra cam kết phát triển đội nhóm một cách chuyên nghiệp.
Ưu điểm: các nhà lãnh đạo phục vụ có khả năng thúc đẩy lòng trung thành, tăng năng suất, cải thiện sự phát triển và ra quyết định của nhân viên, đồng thời nuôi dưỡng lòng tin và tạo ra các nhà lãnh đạo tương lai.
Nhược điểm: người lãnh đạo phục vụ dễ rơi vào trạng thái quá sức, suy kiệt về tinh thần vì các yêu cầu khắt khe trong công việc và có thể gặp khó khăn khi trở thành người có thẩm quyền.
> Công tác là gì? Những lưu ý khi đi công tác cùng Sếp
> Nên xử lý như thế nào khi xảy ra xung đột với đồng nghiệp
Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp