>> E-learning > Kỹ năng mềm > Kỹ năng giao tiếp > Kỹ năng thuyết trình
Vậy là bạn đang quan tâm tới việc nâng cao kỹ năng khi thuyết trình, bạn muốn tìm hiểu các phương pháp để thuyết phục người khác. Bài viết dưới đây sẽ có 3 phần nói về công thức để bạn có được sự gắn kết nội dung khi thuyết trình, & đây cũng là một phần nội dung của khoá học kỹ năng thuyết trình thuyết phục tại Academy.vn, bạn có thể xem thông tin về khoá học hoặc video giới thiệu:
Có một điểm chung ở tất cả những bài thuyết trình “ấn tượng đến mức nghẹt thở”. Bạn biết điểm chung đó là gì không? Đó chính là ở “bộ cánh” mà người thuyết trình khoác lên thông điệp. Cùng một thông điệp nhưng việc dùng từ ngữ, câu cú khác nhau có thể khiến hiệu quả kết dính của thông điệp khác nhau. Tôi cho rằng, việc thông điệp, nội dung bài thuyết trình có dính chặt vào tâm trí khán giả hay không phụ thuộc vào khả năng xào nấu nội dung, khả năng vót nhọn từng câu chữ của người thuyết trình sao cho chúng đi sâu vào lòng khán nhả nhất.
Vậy, tôi làm thế nào để phủ lớp “keo siêu dính” lên nội dung thuyết trình của mình? Câu trả lời chính là công thức SUCCES – công thức tuyệt vời giúp tôi mài dũa từng mẩu nội dung bài nói sao cho sắc lẹm, sao cho chúng trôi tuột vào lòng khán giả dễ dàng nhất.
Công thức SUCCES bao gồm 5 yếu tố cấu thành: Simplicity (đơn giản), Unexpectedness (bất ngờ), Concreteness (cụ thể), Credibility (đáng tin cậy), Emotions (giàu cảm xúc) và Stories (câu chuyện).
Vì sao SUCCES xứng đáng là công thức kim cương cho thông điệp kết dính của bạn?
Bạn là người thuyết trình, người đem kiến thức đến cho khán giả, bạn thông thuộc về lĩnh vực mà mình sẽ truyền tải. Chính vì thế, bạn rất dễ chủ quan với những thông điệp của mình, bạn dễ tin tưởng mù quáng rằng khán giả sẽ hiểu những gì mình nói. Ngày trước, thuyết tương đối của Albert Einstein khi được trình diễn trước hội đồng khoa học cũng suýt bị phủ nhận vì hầu hết người nghe không thể hiểu và hình dung nổi những gì Einstein nói vì bản thân lý thuyết ấy cực kỳ phức tạp (rất may là trong khán phòng rộng lớn có 3 người hiểu được những gì ông nói).
Hên quá, bạn chỉ phải thuyết trình những thứ đơn giản hơn nhiều so với thuyết tương đối, nhưng bạn vẫn không thể chủ quan được! Khán giả có thừa khả năng để hiểu những gì bạn nói nếu họ thực sự chú ý, nhưng họ lại thiếu trầm trọng sự kiên nhẫn để có thể tập trung chú ý đến bài thuyết trình của bạn. Chính vì thế, một “bộ cánh” đẹp đẽ, hấp dẫn khoác lên thông điệp hay nội dung bạn muốn truyền tải chính là cách tuyệt vời để thôi miên khán giả vào thông điệp của bạn.
Một ví dụ về việc áp dụng SUCCES
Nhắc lại một chút: SUCCES bao gồm 5 nguyên tắc cấu thành: Simplicity (đơn giản), Unexpectedness (bất ngờ),Concreteness (cụ thể), Credibility (đáng tin cậy), Emotions (giàu cảm xúc) và Stories (câu chuyện). Hãy xem một ví dụ về việc một công ty áp dụng công thức này vào nội dung thuyết trình sau đây:
Thông điệp cũ: “Sứ mệnh của chúng tôi là trở thành công ty đi đầu trong lĩnh vực hàng không vũ trụ bằng những công nghệ cách tân. Chiến lược của chúng tôi là trong thời gian sớm nhất sẽ đưa du những du khách đầu tiên vào không gian…”
Thông điệp mới, sau khi được hô biến bằng SUCCES: “Đưa một người lên chơi ở ISS trong năm 2018 và kéo anh ta về quả đất bình an vô sự”.
Bạn thấy thông điệp thứ hai so với thông điệp đầu tiên như thế nào? Có đơn giản dễ hiểu hơn không? Có bất ngờ không? Cụ thể hơn không? Có cảm xúc hơn không? Có hàm chứa một câu chuyện về việc dạo chơi trong vũ trụ không? “Ngon lành” hơn đúng không?
Tôi áp dụng SUCCES vào bài thuyết trình của mình như thế nào?
Sau khi chuẩn bị xong mọi nội dung thô cho bài thuyết trình, tôi vứt mọi thứ sang một bên. Tôi ra ngoài hít thở vài phút, uống một ly nước lạnh, vươn vai mỉm cười để khởi động cảm hứng sáng tạo của chính mình.
Khi đầu óc đã được refresh hoàn toàn, tôi xem lại từng câu từng chữ trong nội dung thuyết trình, tôi cố gắng động não xem có thể áp dụng nguyên tắc nào trong công thức SUCCES vào mẩu nội dung nào. Từng mẩu nội dung được tôi chăm chút, mài dũa sao cho mỗi câu chữ đều phải hút hồn độc giả, khiến độc giả “ngạt thở” với những gì mình truyền đạt. Trước đây khi chưa biết đến công thức SUCCES, tôi phải rất cố gắng vắt kiệt óc sáng tạo nên rất mất thời gian. Tuy nhiên, khi biết đến công thức này, tôi có một chiếc la bàn định hướng cho việc chỉnh sửa nội dung hoàn hảo. Mọi việc thật quá dễ dàng lúc này. Chúng ta sẽ đi sâu vào từng yếu tố trong SUCCES trong bài tiếp theo.
Nguồn: Dienthuyet.vn