Giáo viên đứng lớp sẽ gặp khó khăn khi sử dụng sách giáo khoa để làm tài liệu hướng dẫn học sinh ôn thi theo hình thức trắc nghiệm.

Từ thực tế này, các thầy cô tổ Toán - Tin học Trường THPT Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) chia sẻ kinh nghiệm xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan từ bài toán tự luận khi dạy học chương I và chương II của Hình học lớp 12.

Khai thác tối đa các kiến thức có trong bài toán gốc

Ý tưởng của các thầy cô tổ Toán - Tin học Trường THPT Mỹ Xuyên là: Với các bài toán trong sách giáo khoa, trước đây chúng ta dạy học sinh giải theo hình thức tự luận thì bây giờ sẽ chuyển các bài toán đó thành dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan với 4 lựa chọn.

Tuy nhiên, nếu chỉ chuyển một bài toán tự luận (tạm gọi là “bài toán gốc”) thành một câu hỏi trắc nghiệm thì quá đơn điệu và bỏ qua rất nhiều kiến thức liên quan có thể khai thác được khi phân tích tìm lời giải và quá trình nhìn lại bài toán khi đã giải đúng đáp số, quá trình tìm tòi, sáng tạo, phát triển, ứng dụng bài toán để giải các bài toán khác khi có thể,…

Cách làm được đưa ra là khai thác tối đa các kiến thức có “chứa” trong “bài toán gốc” để tạo ra các câu hỏi dạng trắc nghiệm theo các mức độ từ dễ đến khó, và theo các cấp độ tư duy (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao).

Một số lưu ý khi xây dựng câu hỏi trắc nghiệm từ bài toán tự luận được thầy cô tổ Toán - Tin học Trường THPT Mỹ Xuyên chia sẻ như sau:

Tuân thủ quy trình biên soạn câu hỏi

Tuân thủ quy trình biên soạn câu hỏi

Quy trình biên soạn câu hỏi với các bước:

Bước 1: Xác định được chủ đề dạy học để xây dựng câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra, đánh giá năng lực của học sinh.

Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng của mỗi chủ đề trong chương trình SGK hiện hành.

Bước 3: Xác định và mô tả các mức yêu cầu cần đạt của các câu hỏi khi xây dựng nhằm đánh giá được các cấp độ tư duy (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao) của học sinh.

Bước 4: Bắt đầu biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm theo mỗi chủ đề đã xác định theo các loại và các cấp độ tư duy.

Vận dụng tốt bảng mô tả cụ thể về phân loại các cấp độ tư duy (theo GS. Boleslaw Niemierko)

Cấp độ tư duy

Mô tả

Nhận biết

Học sinh nhớ các khái niệm cơ bản, có thể nêu lên hoặc nhận ra chúng khi được yêu cầu.

Thông hiểu

Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng khi chúng được thể hiện theo các cách tương tự như cách giáo viên đã giảng hoặc như các ví dụ tiêu biểu về chúng trên lớp học.

Vận dụng thấp

Học sinh có thể hiểu được khái niệm ở cấp độ cao hơn “thông hiểu”, tạo ra được sự liên kết lôgic giữa các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng để tổ chức lại các thông tin đã được trình bày giống với bài giảng của giáo viên hoặc trong sách giáo khoa.

Vận dụng cao

Học sinh có thể sử dụng các khái niệm về môn học – chủ đề để giải quyết các vấn đề mới, không giống với các điều đã được học hoặc trình bày trong sách giáo khoa nhưng phù hợp khi được giải quyết với kĩ năng và kiến thức được giảng dạy ở mức độ nhận thức này. Đây là những vấn đề giống với các tình huống học sinh sẽ gặp phải ngoài xã hội.

Một số ví dụ minh họa

Các thầy cô tổ Toán - Tin học Trường THPT Mỹ Xuyên giới thiệu một số ví dụ minh họa như sau:

Bài 1:

Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm từ bài toán tự luận

Một cách tự nhiên, chúng ta có câu hỏi trắc nghiệm sau:

Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm từ bài toán tự luận

Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm từ bài toán tự luận

Bài 2:

Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm từ bài toán tự luận

Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm từ bài toán tự luận

Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm từ bài toán tự luận

Bài 3:

Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm từ bài toán tự luận

Xuất phát từ bài toán này chúng ta có thể xây dựng được một số câu hỏi trắc nghiệm, chẳng hạn:

 

Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm từ bài toán tự luận

Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm từ bài toán tự luận

Kỳ thi THPT quốc gia 2017, môn Toán sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, nội dung thi trong chương trình lớp 12 THPT. Để đáp ứng tốt với những thay đổi này, việc giảng dạy của giáo viên và học tập học sinh cần được điều chỉnh một cách kịp thời và thích hợp nhất.

Ở mỗi tiết dạy, song song với việc tổ chức học tập như trước đây thì việc rèn luyện các dạng bài tập trắc nghiệm ứng với từng đơn vị kiến thức của từng bài, từng chương, từng chủ đề cần được quan tâm tối đa.

Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, chúng ta không khó để tìm được những bộ câu hỏi trắc nghiệm được soạn sẵn cho từng chủ đề.

Tuy nhiên, việc áp dụng các tài liệu này vào giảng dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh là điều không dễ dàng. Thiết nghĩ, việc mỗi giáo viên có thể tự mình thiết kế những bộ câu hỏi trắc nghiệm phù hợp với học sinh của chính mình sẽ là điều tốt nhất.

Trước nhiệm vụ mới này, chúng tôi mong muốn tự xây dựng ra được một ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm đủ lớn, có chất lượng theo từng chủ đề để phục vụ cho việc giảng dạy, và công tác ra đề kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh ở đơn vị mình công tác, đồng thời giúp các em học sinh tiếp cận một cách tốt nhất với hình thức thi mới trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 và các năm tiếp theo.

Trên cơ sở các định hướng suy nghĩ khi xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm từ bài toán tự luận vừa trình bày, chúng ta có thể áp dụng cho nhiều bài toán khác của chương trình môn toán THPT chứ không chỉ riêng hai chương I, II của phân môn hình học 12.

Các thầy cô tổ Toán - Tin học Trường THPT Mỹ Xuyên

Theo Giáo dục thời đại, tin gốc: http://giaoducthoidai.vn/trao-doi/xay-dung-cau-hoi-trac-nghiem-tu-bai-toan-tu-luan-2619989-v.html