Vào thời điểm bế giảng, nhà nhà đều vui vẻ, xôn xao, tán dương con em mình, hàng loạt các giấy khen tuyên dương báo cáo tổng kết cuối năm của nhà trường. Có trường tận hơn 98% các em được học sinh giỏi, tiến tiến mà chỉ có một ít em học sinh trung bình. Vậy nguyên nhân do đâu mà lại có những bảng thành tích “khủng” như vậy?

Xem thêm:

>>> Học phí đại học nay cũng đã được Bộ GD&ĐT chuyển sửa thành giá

>>> Google công bố dự án "Lập trình tương lai" cho học sinh tiểu học tại 3 tỉnh khu vực miền Nam

>>> Tâm lý "thi gì học nấy" - Hệ lụy của việc trắc nghiệm hóa kỳ thi

Con được học sinh giỏi toàn diện là do đâu?

Khi nhận bảng điểm của con, cha mẹ đều ngạc nhiên trước thành tích của con em mình, tổng điểm các môn đều giỏi hết Theo số liệu báo cáo, số lượng học sinh giỏi trên toàn trường đều áp đảo số lượng học sinh tiên tiến, trung bình. Tại Hà Nội, theo thống kê của Sở GD&ĐT, 2 năm học gần đây, số lượng học sinh đạt điểm 10 môn toán ở mỗi khối đều trên 35.000; môn tiếng Việt đều trên 20.000; cấp trung học (gồm THCS và THPT) có tới hàng trăm nghìn học sinh giỏi.

Trung bình cả nước, ở cấp tiểu học, theo thống kê của Bộ GD&ĐT về đánh giá học sinh cuối năm học, mức độ hoàn thành và phát triển phẩm chất đạt 100%; mức độ hoàn thành và phát triển năng lực đạt 99,9%. Điểm kiểm tra cuối năm các môn học thì tỷ lệ HS có điểm trung bình trở xuống chỉ chiếm chưa đầy 1% ở tất cả các môn, còn lại đều trên trung bình… Ví dụ, năm 2017, số lượng HS hoàn thành tốt các môn học ở tiểu học trên cả nước là rất cao so với số hoàn thành và chưa hoàn thành: môn toán 49,15%, môn tiếng Việt hơn 43%, môn khoa học hơn gần 65%...

Từ đâu mà có việc học sinh giỏi toàn trường?

Ở bậc trung học, cả nước có tới vài triệu HS khá giỏi và tỷ lệ này tăng dần đều theo các năm. Cụ thể, ở cấp THCS, thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy năm 2015, tỷ lệ học sinh có học lực khá giỏi gần 60%, đến năm 2016 đạt hơn 60%. Cấp THPT, năm 2015 số học sinh khá giỏi cũng khoảng trên 47%, năm 2016 là hơn 50%... Năm 2017, cấp THCS, tỷ lệ học sinh đạt kết quả khá giỏi là 61,52% (trong đó học sinh giỏi chiếm 24,31%), học sinh yếu kém chiếm 4,4%. Ở cấp THPT, học sinh khá giỏi đạt 65,32%, trong đó học sinh giỏi chiếm 16,44%.

Học sinh giỏi nhưng kiến thức thì "hổng"

Theo sự chia sẻ của một phụ huynh có con học lớp 9 THCS ở Q.Đống Đa (Hà Nội) cho biết cả lớp không có HS nào xếp loại tiên tiến, tất cả đều học sinh giỏi. Toàn trường rất hiếm HS tiên tiến, lớp nào nhiều lắm thì vài em, còn lại là học sinh giỏi. Để được học sinh giỏi thì điểm tổng kết trung bình các môn đều rất cao, hầu hết là trên 8,0.

Tuy nhiên, trong buổi họp lớp kết thúc năm học giáo viên chủ nhiệm lại khuyên các phụ huynh là sau kỳ thi vào lớp 10, phụ huynh nên cho con đi học bổ trợ lại kiến thức THCS của các môn không thi như lý, hóa, sinh… để học sinh vào lớp 10 có thể theo được, vì thực chất việc dồn hết thời gian cho việc học văn, toán để đi thi của các năm cuối cấp đã khiến các môn kia bị hổng kiến thức.

Ông Nguyễn Thiết Sơn, Hiệu trưởng Trường Kim Liên, một trong những trường THPT top đầu của Hà Nội, nhận định: "Khi chúng tôi tiếp nhận học sinh vào lớp 10, dù điểm đầu vào rất cao nhưng khi các em làm bài kiểm tra đầu năm những môn lý, hóa thì thấy những kiến thức rất căn bản cũng không nắm được, nên các thầy cô dạy THPT rất khổ".

Từ đâu mà có việc học sinh giỏi toàn trường?

Với cấp THCS, sau 3 năm áp dụng hình thức xét tuyển vào lớp 6, bà Lê Kim Anh, Hiệu trưởng THCS Cầu Giấy (Hà Nội), chia sẻ: “Khi chúng tôi xét tuyển hồ sơ thì có hiện tượng quá nhiều hồ sơ giống nhau. Còn có hiện tượng phụ huynh chạy theo thành tích, giải thưởng…”.

Theo GS Phạm Tất Dong, Phó chủ tịch Hội Khuyến học VN, tình trạng các trường đánh giá học lực của học sinh không đúng thực chất thì trong tương lai gần, học sinh lên lớp cao hơn nhưng lại bị hổng căn bản từ lớp dưới. Chẳng hạn học sinh vào cấp THPT nhưng những điều cơ bản nhất ở cấp tiểu học và THCS thì lại không biết gì, không nắm được các kiến thức để làm bài tập đơn giản hay vẫn còn sai chính tả, nhưng thành tích vẫn cứ đẹp, vẫn là học sinh giỏi.

“Là người hướng dẫn nghiên cứu sinh nhiều năm nay, tôi từng đọc những luận văn của người làm luận án tiến sĩ viết trong có một trang giấy mà đã mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp câu. Điều này cho thấy, họ đã không nắm chắc kiến thức ngữ văn từ cấp học dưới”, GS Dong nói.

Tại một cuộc hội thảo về chất lượng GDPT do Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội vào cuối năm 2017, ông Nguyễn Đình Anh, nguyên Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp, Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An, thẳng thắn cho rằng nếu đánh giá thực chất thực lực của học sinh thì tỷ lệ đạt yêu cầu từ trung bình trở lên chỉ khoảng 60%.

Theo Thanh Niên