I. ĐIỀU KIỆN DỰ THI

1. Về văn bằng

Người dự thi cần thoả mãn một trong các điều kiện sau đây:

a) Có bằng tốt nghiệp đại học đúng ngành hoặc phù hợp với ngành đăng kí dự thi.

b) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành đăng ký dự thi, đã hoàn thành chương trình học bổ sung kiến thức do Trường ĐHSP Hà Nội quy định (Xem quy định về việc bổ sung kiến thức trong mục: Đào tạo thạc sĩ/Văn bản - Quy định, trên website của Trường ĐHSP Hà Nội).


Trường ĐHSP Hà Nội thông báo tuyển sinh trình độ thạc sĩ - Ảnh 1

2. Về thâm niên công tác và đối tượng dự thi chuyên ngành Quản lí giáo dục

a) Người dự thi có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành Quản lý giáo dục, Tâm lí học, Tâm lí học giáo dục, Giáo dục học được thi ngay.

b) Người dự thi có bằng tốt nghiệp đại học không thuộc mục 2.a phải có ít nhất hai năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực này, tại một trong các vị trí công tác sau: Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng các trường từ mầm non trở lên; Trưởng khoa, phó Trưởng khoa, tổ trưởng, tổ phó các trường Cao đẳng và Đại học; lãnh đạo và chuyên viên làm công tác quản lý giáo dục của tổ chức chính trị, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, Sở GD và ĐT, Phòng Giáo dục và Đào tạo, phòng/ ban đào tạo, giáo vụ của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp hoặc cán bộ nguồn được quy hoạch ở các vị trí nói trên.

3. Chính sách ưu tiên

3.1. Đối tượng ưu tiên:

a) Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

b) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

c) Con liệt sĩ;

d) Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động;

e) Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.

f) Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học.

3.2. Mức ưu tiên:

Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên được cộng vào kết quả thi mười điểm cho môn ngoại ngữ (thang điểm 100) và cộng một điểm (thang điểm 10) cho môn cơ bản.

II. THỜI GIAN, HÌNH THỨC ĐÀO TẠO

1. Thời gian: 02 năm (24 tháng).

2. Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung.


Trường ĐHSP Hà Nội thông báo tuyển sinh trình độ thạc sĩ - Ảnh 2

III. CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO

Chỉ tiêu đào tạo từng chuyên ngành (Xem phụ lục 1 kèm theo).

IV. MÔN THI TUYỂN

1. Người dự tuyển, thi 3 môn (thi viết):

- Môn ngoại ngữ (theo dạng thức trắc nghiệm): thời gian thi 120 phút.

- Môn cơ bản: thời gian thi 180 phút.

- Môn cơ sở: thời gian thi 180 phút.

Danh mục các môn thi tuyển cho từng chuyên ngành (Xem phụ lục 2 kèm theo).

(Chương trình các môn thi tuyển đính kèm thông báo tuyển sinh đăng tải trên website của Trường ĐHSP Hà Nội)

2. Các trường hợp được miễn thi môn ngoại ngữ: Thực hiện theo Quyết định số 3169/QĐ-ĐHSPHN, ngày 23/6/2014 của Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội, về việc Quy định trình độ ngoại ngữ đầu vào và đầu ra đào tạo Sau đại học (xem mục Đào tạo thạc sĩ/Văn bản – Quy định, trên website của Trường ĐHSP Hà Nội).

V. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ THI GỒM:

1. Đơn xin dự thi (theo mẫu).

2. Bản sao có công chứng: bằng tốt nghiệp đại học, bảng điểm đại học.

3. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của thủ trưởng cơ quan hoặc chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú (đối với người chưa có việc làm).

4. Công văn cử đi dự thi của thủ trưởng cơ quan quản lý đối với những người đang làm việc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước.

5. Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ để học tập của một bệnh viện đa khoa.

6. Bản sao có công chứng các quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động để chứng nhận thời gian công tác.

7. Giấy tờ hợp pháp về đối tượng ưu tiên (nếu có).

8. 4 ảnh 4x6, mặt sau ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, chuyên ngành đăng ký dự thi.

9. Ba phong bì có dán tem (định mức tem từ 3000 đồng trở lên/phong bì) và ghi rõ địa chỉ cần gửi đến cho thí sinh.

VI. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

1Hồ sơ bán tại phòng 403, Nhà Hiệu bộ từ 08/5/2017 đến 10/7/2017, lệ phí: 50.000đ/hồ sơ.

2. Thí sinh có nhu cầu ôn tập tạo nguồn hoặc thuộc diện phải học bổ sung kiến thức, đăng ký và nộp lệ phí tại Trường từ ngày 08/5/2017, kinh phí ôn tập: 2.000.000 đ/3 môn (Kinh phí đã nộp không trả lại). Bắt đầu ôn tập từ 22/5/2017. Thí sinh nộp tiền ôn tập tại phòng 306, ghi thẻ ôn tập tại phòng 402.

3. Thời gian nộp hồ sơ: các ngày trong tuần từ 26/6/2017 đến 10/7/2017 tại phòng 403, nhà Hiệu bộ(trong giờ hành chính).

4. Mức thu phí:

- Đăng kí dự thi: 60.000 đ/thí sinh/hồ sơ

- Dự thi cao học: 360.000 đ/thí sinh/3 môn dự thi

(Trường chỉ nhận hồ sơ đã đầy đủ các mục theo quy định. Hồ sơ đã nộp không trả lại).

Địa chỉ liên hệPhòng Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 136 đường Xuân Thuỷ, Quận Cầu Giấy, Hà Nội ; Tel:   04.37547823, bấm số máy lẻ 401, 427.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội kính nhờ Quý cơ quan thông báo rộng rãi “Thông báo tuyển sinh trình độ thạc sĩ khóa 27” này đến cán bộ, công chức thuộc cơ quan mình.

Chúng tôi xin gửi tới Quý cơ quan lời chào trân trọng !

 

DỰ KIẾN PHÂN BỔ CHỈ TIÊU TUYỂN SINH ĐỢT 2 NĂM 2017(1025)

TT

Ngành

Chuyên ngành

Dự kiến chỉ tiêu

1.

Toán

Toán giải tích

30

2.

Đại số và lý thuyết số

18

3.

Hình học và tôpô

17

4.

Lý thuyết xác suất và thống kê toán học

12

5.

Lý luận và PPDH bộ môn Toán

20

6.

Công nghệ thông tin

Khoa học máy tính

14

7.

Hệ thống thông tin

14

8.

Lý luận và PPDH bộ môn Tin học

14

9.

Vật lý

Vật lí lý thuyết và vật lí toán

20

10.

Vật lí chất rắn

20

11.

Lý luận và PPDH bộ môn vật lí

14

12.

Hoá học

Hoá vô cơ

17

13.

Hoá hữu cơ

14

14.

Hoá phân tích

12

15.

Hoá lý thuyết và hoá lý

14

16.

Lý luận và PPDH bộ môn Hoá

18

17.

Hoá môi trường

14

18.

Sinh học

Động vật học

20

19.

Sinh học thực nghiệm

12

20.

Vi sinh vật học

12

21.

Sinh thái học

12

22.

Di truyền học

8

23.

Lý luận và PPDH bộ môn Sinh học

14

24.

Sư phạm kỹ thuật

Lý luận và PPDH bộ môn KTCN

25

25.

Địa lý

Địa lý tự nhiên

14

26.

Địa lý học

25

27.

Lý luận và PPDH bộ môn Địa lý

14

28.

Bản đồ viễn thám và hệ thông tin địa lý

8

29.

Ngữ văn

Ngôn ngữ học

15

30.

Văn học nước ngoài

25

31.

Lý luận văn học

25

32.

Văn học Việt Nam

32

33.

Văn học dân gian

12

34.

Hán Nôm

10

35.

Lý luận và PPDH bộ môn Văn và tiếng Việt

12

36.

Lịch sử

Lịch sử thế giới

34

37.

Lịch sử Việt Nam

20

38.

Lý luận và PPDH bộ môn Lịch sử

14

39.

Tâm lí giáo dục

Tâm lí học

20

40.

Giáo dục học

15

41.

Giáo dục và phát triển cộng đồng

60

42.

Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục

100

43.

Giáo dục chính trị

Lý luận và PPGD giáo dục chính trị

50

44.

Triết học

Triết học

35

45.

Giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non

25

46.

Giáo dục tiểu học

Giáo dục tiểu học

25

47.

Giáo dục thể chất

Giáo dục thể chất

25

48.

Giáo dục đặc biệt

Giáo dục đặc biệt

10

49.

Việt Nam học

Việt Nam học

15

50.

Công tác xã  hội

Công tác xã hội

15

Theo Đại học sư Phạm Hà Nội