Phụ huynh nên rèn luyện kỹ năng kiểm soát tính nóng nảy, cáu gắt của trẻ, tránh để hiện tượng này làm suy giảm sức khỏe tinh thần, ảnh hưởng đến học tập của trẻ.

Phụ huynh nên làm gì khi phát hiện trẻ nói dối?

Phụ huynh nên làm gì khi phát hiện trẻ nói dối?

Đầu tiên, khi biết trẻ nói dối, phụ huynh không nên lập tức la mắng trẻ. Thay vào đó, phụ huynh nên hỏi con lý do vì sao con không nói sự thật.

Thất vọng và tức giận có thể nhanh chóng biến thành hành vi thiếu tôn trọng người khác nếu trẻ không biết cách đối phó với cảm xúc của mình. Từ thơ ấu, trẻ không kiểm soát được sự hung hăng của bản thân thì trong tương lai sẽ có thể suy giảm sức khỏe tinh thần, ảnh hưởng đến học tập và kỹ năng xã hội. Dưới đây là năm cách giúp con bạn kiềm chế tính nóng nảy.

1. Dạy trẻ gọi tên cảm xúc

Tức giận là cảm xúc bình thường và lành mạnh ở con người. Trẻ cần được dạy cách phân biệt cảm xúc tức giận và hành vi hung hăng. Bạn hãy dạy con cách gọi tên cảm xúc để diễn đạt trạng thái của bản thân. Hãy luôn nhắc nhở con: "Cảm thấy tức giận là việc bình thường, nhưng sử dụng bạo lực là hành động sai trái".

2. Có quy tắc rõ ràng

TOP 5 phương pháp giúp trẻ tự kiểm soát hành vi của bản thân - Ảnh 1

Vì sao trẻ cần được dạy cách kiểm soát cảm xúc và hành vi?

Hãy tạo ra những quy tắc rõ ràng để trẻ thấy tầm quan trọng của việc kiểm soát cơn giận. Các quy tắc thể hiện rõ yêu cầu cư xử tôn trọng, không được bạo hành thân thể người khác, phá vỡ đồ đạc hoặc đả kích bằng lời nói khi tức giận.

3. Kỹ năng đối phó với cơn giận

Trẻ cần biết những cách thích hợp để đối phó với cơn giận. Thay vì nhắc nhở con không được hành động như vậy thì bạn hãy gợi ý những hành động con được làm. Ví dụ hãy nhắc con tránh xa người khác khi đang tức giận.

Bạn thử đặt câu hỏi "Con sẽ làm gì thay vì đánh người khác?" và cùng bé thảo luận những cách hữu ích nhằm kiểm soát hành vi của mình. Hoặc bạn có thể chuẩn bị những món đồ giúp con lấy lại bình tĩnh khi đang cáu giận, như: sách tô màu, kem dưỡng da có mùi thơm dễ chịu hoặc những giai điệu nhẹ nhàng. Việc thu hút các giác quan có thể làm dịu tâm trí và cơ thể của trẻ. 

4. Sẽ ra sao nếu con không kiềm chế được cơn giận?

Bạn hãy đưa ra những kết quả tích cực khi bé tuân theo quy tắc về tức giận và hậu quả khi bé phá vỡ nó. Có thể sử dụng phần thưởng, món quà để thúc đẩy trẻ sử dụng các kỹ năng quản lý cơn giận của mình.

Khi bé chưa kiểm soát được cảm xúc, hãy cho con bạn thấy những hậu quả ngay trước mắt như mất quyền lợi, làm thêm việc vặt hoặc phải bồi thường cho nạn nhân bằng cách cho mượn đồ chơi.

5. Phụ huynh đối phó với sự tức giận như thế nào?

Nhiều phụ huynh không muốn tức giận trước mặt trẻ nhưng hãy cho con thấy cách bạn đối phó với cảm xúc khi tức giận. Trẻ thường có xu hướng học người lớn nên nếu bạn kiểm soát tức giận theo cách tử tế, nhẹ nhàng thì trẻ sẽ học theo.

Khi mất bình tĩnh trước mặt con, bạn hãy chịu trách nhiệm cho hành vi của mình bằng cách xin lỗi và thảo luận cùng bé để tìm ra những hành động tích cực có thể thay thế trong trường hợp đó. Sau này, khi bé gặp tình trạng tương tự, bé sẽ nhớ tới những phương thức đã được trao đổi cùng cha mẹ để kiểm soát cơn giận.

Những phương pháp dạy con phản khoa học mà cha mẹ nên tránh

Phụ huynh có nên dạy con theo kiểu tự do?

Theo VnExpress