“Dạy con từ thuở còn thơ” là châm ngôn bao đời. Vậy thế nhưng cha mẹ cần chú ý điều gì để nuôi dạy trẻ được toàn diện, không phá hủy cuộc đời con.
1. Không làm gương cho con
Cha mẹ thường là hình mẫu của con cái. Vì thế chúng hay nhìn vào thái độ, lời nói và hành vi của người lớn để hình thành dần cho bản thân chúng những tư duy, tác phong tương tự. Nếu chính cha mẹ không tự biết điều chỉnh bản thân, thường xuyên tỏ ra những hành vi, thái độ tiêu cực thì con cái cũng sẽ bắt chước theo. Có thể là không biết nói lời chào - cảm ơn - xin lỗi đúng lúc đúng chỗ, hay cau có, gắt gỏng, thói quen xấu trong sinh hoạt,... Lâu dần, trẻ hoàn toàn bị xây dựng ra những nét tính cách tiêu cực như thế: gắt gỏng, bạo lực, không lễ độ,.... Vì thế cha mẹ cần thường xuyên tự kiểm điểm bản thân, điều chỉnh về thái độ và hành vi sao cho tích cực. Đừng để những biểu hiện tồi tệ của mình bị con cái bắt gặp và học theo.
Nếu chính cha mẹ không tự biết điều chỉnh bản thân, thường xuyên tỏ ra những hành vi, thái độ tiêu cực thì con cái cũng sẽ bắt chước theo
2. Quá nuông chiều con
Trẻ nhỏ hầu như rất vô tri, chúng dựa vào những thứ chúng thấy để ghi nhớ và học tập. Thế nhưng từ những biểu hiện không được điều chỉnh kịp thời, dần dà chúng sẽ quen với những cách biểu hiện như vậy. Có thể là quên chào cha mẹ trước khi đi học, không xin lỗi khi làm sai, giấu diếm đồ vật,.... khi lớn rất có thể con sẽ trở nên hỗn hào, vô lễ hoặc sinh tật xấu như ăn cắp vặt, hay nói xấu,....
Nuông chiều con cái quá đáng khiến chúng luôn dựa dẫm vào sự dung túng của cha mẹ. Và mặc nhiên cho rằng tất cả những người xung quanh đều phải đối xử dung túng cho chúng giống như vậy. Nếu chúng không có quy củ, chúng sẽ đổ lỗi cho hoàn cảnh khiến chúng khó chịu, chưa thích nghi. Nếu có vấn đề xảy ra, chúng sẽ mặc định bản thân không hề có lỗi, không cần tự kiểm điểm.
Vì vậy cha mẹ cần quan sát các biểu hiện của trẻ và bắt đầu có sự điều chỉnh liên tục. Dần dà trẻ sẽ hình thành các thói quen từ ứng xử, tư duy sao cho đúng đắn nhờ sự điều chỉnh của cha mẹ.
Nuông chiều con cái quá đáng khiến chúng luôn dựa dẫm vào sự dung túng của cha mẹ
3. Không nuôi dưỡng lòng tự tôn tích cực cho trẻ
Hiểu đơn giản rằng lòng tự tôn tích cực có nghĩa là cách nhìn nhận bản thân, có tam quan chính chắn. Tự tôn tích cực giúp trẻ nhận biết giá trị của bản thân chúng và của cả người khác, từ đó biết nhìn nhận và đánh giá mọi thứ một cách khách quan, công bằng. Những giá trị như lòng thương người, khoan dung, biết ơn,... sẽ được khắc ghi trong bé nhiều hơn nếu chúng có được lòng tự tôn tích cực. Còn ngược lại, trẻ sẽ có tính cách tự tin thái quá, ích kỷ, huênh hoang, hoặc đôi khi cũng có chiều ngược lại hơn: tự ti, không xem trọng bản thân,... Vì vậy nếu ngay từ nhỏ cha mẹ không dạy cho con về lòng tự tôn tích cực, rất có thể trẻ sẽ mắc phải những lối ứng xử sai lầm khi trưởng thành, tư duy không tiến bộ.
Tự tôn tích cực giúp trẻ nhận biết giá trị của bản thân chúng và của cả người khác, từ đó biết nhìn nhận và đánh giá mọi thứ một cách khách quan, công bằng
4. Không dạy con về tiền bạc
Đồng tiền đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống, nhưng nó không là tất cả. Con cần hiểu được rằng những giá trị con đang được hưởng dụng vì đâu mà có, cách tôn trọng công sức, của cải và cách quản lý tiền bạc cho con. Nếu trẻ không được dạy về tiền bạc, lẽ dĩ nhiên chúng cũng sẽ không biết cách sử dụng tiền bạc sao cho thông minh. Tuy nhiên đây là phương diện cần được giáo dục khéo léo, để trẻ có cái nhìn khách quan về tiền bạc. Khi con chưa có tiền, hãy có những cách thông minh hoặc chí ít là tôn trọng sức lao động của bản thân để có được đồng tiền. Khi con đã sỏ hữu tài sản, đừng quên tiếp tục tích lũy và đầu tư cho nguồn tiền không biến mất, ăn tiêu sao cho phù hợp với nhu cầu. Dạy chúng khi có tiền cũng không thể coi thường người khác, khi không có tiền cũng không tự khi rẻ bản thân.
Nếu trẻ không được dạy về tiền bạc, lẽ dĩ nhiên chúng cũng sẽ không biết cách sử dụng tiền bạc sao cho thông minh
5. Không gần gũi với con
Nhịp sống hiện đại khiến nhiều gia đình không có mấy thời gian ở bên nhau. Sự thiếu vắng hơi ấm từ cha mẹ lâu dần sẽ khiến con trẻ có tâm lý xa cách, tự bế và thậm chí sinh ra tâm lý chống đối. Lâu dần, tình cảm xa cách khiến chúng cảm thấy ngột ngạt và không tình nguyện cho bất kỳ hoạt động hay trách nhiệm, mối quan tâm nào về gia đình. Sự xa cách cũng khiến chúng không có thói quen tâm sự, đón nhận lời khuyên, sự hướng dẫn từ gia đình. Tính cách quá phong bế cũng khiến chúng bị ảnh hưởng về giao tiếp, tư duy và hành động.
Cha mẹ cần hiểu rằng con cái nên được học mọi thứ từ tình yêu thương. Sự gần gũi cũng thuận tiện trong việc giáo dục các phương diện cho con một cách tối ưu. Cha mẹ cần lưu ý trong việc tiếp cận và giáo dục con nhưng vẫn cần khéo léo để tránh làm mất không gian riêng tư của trẻ.
> TOP 14 kỹ năng mà trẻ cần thành thạo trước khi tới trường
> TOP 7 thói quen xấu ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ
Thanh Phương - Kênh Tuyển Sinh