Thức khuya dậy muộn đã không còn là một hiện tượng xa lạ đối với giới trẻ ngày nay. Đây đồng thời là vấn đề nhức nhối mà nhiều phụ huynh quan tâm. Hôm nay, Kênh tuyển sinh sẽ gửi đến các quý phụ huynh về 7 lý do thường thấy nhất. Từ đó, mong rằng các bậc làm cha làm mẹ có thể cân nhắc để đưa ra giải pháp mềm dẻo nhất để hạn chế tình trạng này.
Khác với trẻ sơ sinh, giới trẻ tức các học sinh - sinh viên ở độ tuổi từ 12 - 27 tuổi đã hình thành nhịp sinh học của bản thân. Bởi vậy nên sẽ không có bất kỳ lý do khách quan nào về thể chất trừ các bệnh nhân rằng giới trẻ sẽ thường hay thức khuya dậy muộn. Có thể nói, việc giới trẻ hiện tại thức khuya hay không là hoàn toàn dựa vào quan điểm và ý thức của mỗi người.
1. "Nghiện" mạng xã hội
Một trong những lý do chính yếu nhất mà giới trẻ ngày nay thường hay thức khuya và dậy muộn đó là đang "nghiện" mạng xã hội. Trong thời kỳ dịch Covid-19 thì việc học online đã được triển khai 100% trên toàn quốc. Và sau giai đoạn dịch bệnh này, dư âm của việc học online, tiếp cận Internet để làm việc đã trở thành xu hướng tất yếu. Do vậy, hiện tượng nghiện mạng xã hội trở nên ngày một phổ biến hơn.
"Nghiện" mạng xã hội là một quá trình. Ban đầu, trẻ dùng mạng xã hội cho học tập hoặc công việc. Nhưng về sau, khi chịu nhiều áp lực, khi không thể tự chủ được bản thân thì giới trẻ bắt đầu sa đà vào các kênh giải trí, vào việc tán phiếm với bạn bè,... Dần dần về sau, thậm chí là không vì lý do gì cả, chỉ là theo thói quen lướt web, lướt facebook, youtube, tiktok,... để giết thời gian mà thôi.
2. Cày phim, đọc truyện
Hiện tại thì hơn 70% học sinh, sinh viên là nữ giới thích cày phim ngôn tình, truyện ngôn tình hoặc các thể loại phim truyện khác. Xem phim, đọc truyện là những hình thức giải trí quen thuộc khi không có việc gì để làm. Quan trọng hơn, việc xem phim, đọc truyện mê mẩn khiến giới trẻ quên đi thời gian và hoàn toàn không nghi ngờ gì khi trẻ sẽ ngủ muộn nếu chưa cày xong bộ phim hoặc bộ truyện đó.
3. Chạy deadline học tập, công việc
Đối với một số học sinh, sinh viên và người đi làm thì deadline là thuật ngữ không gì quen thuộc hơn. Bởi vì ngày mai cần nộp bài tập mà quên làm nên phải thức khuya làm bài. Bởi vì ngày mai nộp đề án mà quên mất chưa làm xong nên phải thức khuya để làm. Bởi vì ngày mai là hạn cuối sếp giao việc nên phải thức khuya để chạy xong task được giao,... Và rất nhiều lý do mà nước đến chân mới nhảy khiến giới trẻ ngày nay lựa chọn thức khuya
4. Chơi game
Đây là một lý do vô cùng thân thuộc với mọi gia đình. Con trẻ nào mà không có một lần mê mẩn chơi game mà quên đi thời gian. Thậm chí, có một bộ phận giới trẻ bởi vì cường độ chơi quá lớn mà ảnh hưởng đến giờ giấc, sức khỏe, tiền bạc mà về sau rất khó thiết lập lại nhịp sinh học đúng chuẩn. Do đó, cha mẹ cần phải chú ý để hạn chế trẻ chơi game vào buổi tối, ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và giấc ngủ nói riêng nhé.
5. "War" vì thần tượng
Trong thời đại 4.0 thì các kênh truyền thông, báo chí phát triển cực kỳ mạnh mẽ. Điều đó cũng dẫn đến hàng loạt các idol CPop, KPop,... có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự nhận thức và tâm lý của trẻ. Khi bạn thấy con thường xuyên mua quần áo, đồ lưu niệm và các sản phẩm liên quan khác về các nhân vật công chúng thì đó là dấu hiệu cho thấy con bạn là một fan thần tượng. Vậy thì với các drama từ các kênh truyền thông, giải trí thì chắc chắn nếu những drama đó đề cập đến idol mà chúng yêu thích thì chúng sẽ "war" đến cùng để bảo vệ thần tượng. Do đó, việc thức xuyên đêm suốt sáng chỉ để "bảo vệ", tìm ra sự thật đằng sau drama,... là việc mà rất nhiều giới trẻ sẽ thực hiện.
6. Thói quen thức khuya
Thông thường, các bạn trẻ ngày nay có thói quen thức khuya từ rất nhiều hành động lặp đi lặp lại trong thời gian dài. Đơn giản như uống bia, rượu, nước ngọt có gas,... vào ban đêm quá nhiều lần khiến hệ thần kinh có phản xạ vào đêm sẽ bị kích thích và không thể đi vào giấc ngủ. Từ đó, các bạn thường sẽ làm một số việc để giết thời gian và đợi cho đến khi buồn ngủ hoặc cạn kiệt tinh lực bì bẫn thì mới bắt đầu đánh răng đi ngủ. Dần dần, lối sống sinh hoạt này sẽ khiến giới trẻ tạo thành một thói quen thức khuya bất biến. Hoặc đơn giản hơn, gia đình có cha mẹ bận rộn phải đến tối khuya mới về và con trẻ có thói quen chờ đợi. Vì thế, khi lớn lên, chúng sẽ có thói quen bật điện sáng để ngồi thẫn thờ, chơi game, lướt web, v.v chỉ để giết thời gian và khi qua 12h thì mới từ từ chuẩn bị đi ngủ.
7. Stress nặng
Có lẽ bạn không tin nhưng stress là một nguyên nhân gây ra hiện tượng thức khuya dậy muộn ở trẻ. Khi bạn áp đặt quá mức về việc học cho con thì khi chuẩn bị đi ngủ, đầu óc chúng cứ đờ đẫn mà không có ý thức đi vào giấc ngủ. Đây là một hiện tượng về tâm lý gây hệ lụy cho sức khỏe của trẻ. Từ đó, trẻ rất khó đi vào giấc ngủ sâu hoặc thậm chí phải trằn trọc cả đêm mới ngủ được. Do đó, trẻ bắt đầu hình thành thói quen thức khuya để có thể khi tắt đèn lên giường thì có thể ngủ ngay được.
Hy vọng qua bài viết này, các bậc phụ huynh sẽ có tư liệu tham khảo để thấu hiểu tâm lý và hành vi của trẻ và tìm ra được giải pháp để thay đổi hiện tượng thức khuya, dậy muộn này. Chúc các quý phụ huynh thành công.
> Những điều cha mẹ cần lưu ý về sức khỏe của con trước kỳ thi ĐH
> TOP 4 điều cha mẹ cần lưu ý về việc bảo vệ mắt của con trước kỳ thi Đại học
Theo Long Huỳnh - Kênh tuyển sinh