>> Giáo dục, du học, tư vấn du học, học bổng du học, du học nhật
Giấc mộng màu hồng
Nhật Bản được biết đến không chỉ là một nước hùng mạnh về kinh tế hàng đầu thế giới mà còn được coi là quốc gia có hệ thống giáo dục rất đa dạng và chất lượng.
Hệ thống giáo dục của Nhật Bản được đánh giá đứng thứ 3 thế giới, chỉ sau Mỹ và Anh.
Nền giáo dục của xứ sở hoa anh kết hợp hài hòa giữa bản sắc văn hóa lâu đời phương Đông với những tri thức phương Tây hiện đại.
Môi trường học tập ở đây luôn là một niềm đáng mơ ước. Do vậy các gia đình ở Việt Nam hiện đang đổ xô đưa con đi du học Nhật Bản, họ bị những lời mật ngọt của các công ty môi giới du học, một cuộc sống màu hồng được vẽ ra hết sức đẹp đẽ:
- "Khi bạn tốt nghiệp các trường đào tạo tại Nhật Bản, trình độ tiếng Nhật và bằng cấp của bạn hơn hẳn các bạn thực tập sinh. Do đó, con đường thành công của các bạn du học sẽ rộng mở hơn rất nhiều"
- "Công vịệc làm thêm với mức thu nhập cao từ 30 – 50 triệu đồng/ tháng".
- "Với tấm bằng tốt nghiệp Đại học hay Cao đẳng ở Nhật, lương của bạn ở Việt Nam cao hơn ít nhất 3 lần so với các bạn tốt nghiệp ở Anh, Úc, Singapore…"
Nhưng sau cùng, tất cả những gì các du học sinh nhận được là gì?
Vỡ mộng
Theo các thông tin, phóng sự của các du học sinh tự túc ở Nhật Bản, thay vì được ở phòng ốc khang trang, kí túc xá từ 2 – 3 sinh viên như trong hợp đồng, họ bị “nhồi nhét” 8 sinh viên trong một căn phòng 20m2 (6 trai, 2 gái). Họ bị các trung tâm mô giới du học bỏ rơi, thất hứa sau khi cuỗm mất của gia đình các du học sinh 200 triệu đồng.
Các du học sinh đã phải xoay sở, chật vật trang trải chi phí hàng ngày.
Nhật Bản là một trong nhiều đất nước đắt đỏ nhất thế giới, các du học sinh đã phải xoay sở, chật vật trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày. Giấc mộng làm thêm kiếm 30 triệu đồng/ tháng như được quảng cáo cũng tan vào không khí. Với kĩ năng tiếng Nhật bập bẹ, rất khó để họ kiếm được một công việc đúng nghĩa.
Đọc thêm: "Quả đắng" của những chương trình du học thực tập sinh
Bạn nào may mắn xin được việc làm thêm thì lao đầu vào kiếm tiền, giờ lên lớp chỉ ngủ gật gù, hết giờ học lại lao về nhà nấu cơm, ăn cơm, tranh thủ chợp mắt mỗi ngày 2 tiếng và bắt đầu guồng quay làm việc. Có nhiều bạn mệt lả, không còn đủ sức để đi học nữa, nhưng những khó khăn gặp phải đó các bạn cũng không bao giờ dám nói cho gia đình biết.
Thế rồi cái gì đến cũng đến. Một số trường hợp thì bí quá làm liều trộm cắp, có bạn trốn học ra ngoài sống vất vưởng nhờ bạn bè được vài tháng nhưng vì không có giấy tờ hợp pháp nên bị bắt về nước, lúc đó các khoản nợ từ ngân hàng, từ anh em… Chính sự nóng vội khi muốn sang du học Nhật thật nhanh đã khiến nhiều du học sinh bỏ lơ bằng cấp, trình độ tiếng Nhật và “vỡ mộng” học hành, kiếm tiền.
Clip được lấy từ VTV qua phóng sự " Du học sinh Việt tại Nhật vỡ mộng vì cả tin" được phát sóng vào ngày 26/11/2013.
Lối đi nào cho du học sinh tự túc Việt Nam ở Nhật?
Mất đi một số tiền môi giới ban đầu đã đành, các du học sinh còn gánh trên mình tình cảm yêu thương và bao nhiêu hi vọng của bố mẹ. Bố mẹ hi vọng đưa con sang một đất nước văn minh hơn để học tốt, làm tốt, để đổi đời. Thế nên các bạn ấy không dám quay về, cũng không dám thở than mà chỉ gồng mình lên để đi làm, để trang trải gánh nặng mưu sinh. Những chính sách để hỗ trợ hay lấy lại công bằng tứ phía các trung tâm môi giới vẫn đang là một vấn đề để ngỏ.
Song tiên trách kỉ, hậu trách nhân. Ta cũng phải nhìn lại bản thân các gia đình, họ cần tìm hiểu một cách kĩ lưỡng khi cho con đi du học, đồng thời chính các bạn học sinh, sinh viên cũng phải trang bị cho mình một hành trang nặng túi trước khi sang xứ người…
Nhưng trước nhất đau đáu trong lòng vẫn là chuyện một lượng lớn du học sinh tự túc Việt Nam hàng ngày đang phải lao đao, trang trải phí sinh hoạt hàng ngày, những chén cơm đượm nước mắt nơi xứ người có làm thức tỉnh lương tri của các công ty tư vấn du học lừa đảo?
Kênh tuyển sinh (Theo VTV)