Trẻ có thường hay quên? Nếu phát hiện trí nhớ trẻ kém, bố mẹ cần lưu ý những thói quen hàng ngày của trẻ bởi đó có thể là nguyên nhân khiến trẻ giảm trí nhớ.
Thức khuya ảnh hưởng xấu như thế nào đến quá trình phát triển ở trẻ?
1. Làm bài tập đến khuya
Dù là học sinh tiểu học hay trung học, áp lực về bài tập tương đối cao. Trẻ có khi đến 22-23h mới làm xong bài tập. Tuy nhiên, cơ thể thường mệt mỏi, tư duy bị rối loạn vào khoảng 23h, trẻ không thể đưa ra những ý tưởng sáng tạo để giải quyết vấn đề. Ngoài ra, vào ban đêm, vỏ não cũng giảm độ nhạy cảm với các kích thích và trí nhớ.
Vì vậy, để trẻ hình thành thói quen ngủ tốt, học sinh tiểu học phải đi ngủ trước 21h30, học sinh trung học không ngủ muộn hơn 22h. Nửa giờ trước khi đi ngủ, cha mẹ nên tránh cho trẻ làm những việc đòi hỏi nhiều trí não như làm bài kiểm tra hay chơi game.
2. Trẻ không được tham gia các hoạt động ngoài trời
Sự gia tăng của các sản phẩm điện tử như điện thoại di động, tivi, máy tính... sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ của trẻ theo thời gian. Chức năng ghi nhớ của con người là hình thành dấu ấn trên vỏ não sau khi tiếp nhận các kích thích bên ngoài. Khi trẻ luôn ở trong nhà và tiếp nhận ít kích thích mới, não cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi.
Cha mẹ nên đưa con ra ngoài tham gia nhiều hoạt động và nhận được nhiều kích thích từ những điều mới mẻ hơn. Điều này có thể kích thích vỏ não và cải thiện trí nhớ.
3. Bố mẹ cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn vặt
Hầu hết trẻ đều thích ăn vặt, như khoai tây chiên, giăm bông, đồ chiên, mì tôm… Các bé thỉnh thoảng ăn 1-2 lần không gây hại, nhưng ăn quá nhiều sẽ thừa calo, tăng nguy cơ béo phì.
Ngoài ra, đồ ăn vặt dễ gây nghiện, khiến trẻ kén ăn, dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng. Điều này có thể ảnh hưởng khả năng ghi nhớ của não bộ. Cha mẹ cần chú ý đa dạng hóa khẩu phần ăn của trẻ, ưu tiên nguyên liệu thô như thịt, trái cây tươi, rau và hải sản. Ba bữa/ngày là cố định, kèm theo trái cây hoặc sữa để ăn nhẹ.
4. Trẻ dùng thiết bị công nghệ thường xuyên
Theo Science News for Students, nhiều học sinh chơi điện tử trong thời gian rảnh rỗi. Chơi điện tử cũng phải vận động trí óc, sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng mệt mỏi của não bộ.
Trẻ em chơi điện tử trên điện thoại di động hoặc máy tính trong thời gian dài sẽ làm cho trí nhớ bị suy giảm. Vì vậy, cha mẹ cần kiểm soát thời gian này của con để bảo vệ thị lực và ngăn ngừa suy giảm trí nhớ.
5. Trẻ bỏ ăn sáng
Hơn 70% trẻ không thích ăn sáng hoặc kén ăn vào bữa sáng. Sau một đêm, cơ thể sẽ thiếu năng lượng sau khi thức dậy vào buổi sáng, lượng đường trong máu thấp, các mô và tế bào không thể lấy được năng lượng, làm giảm trí nhớ và ảnh hưởng sự tăng trưởng và phát triển.
Chúng ta phải coi trọng bữa sáng và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, để trẻ tăng cường năng lượng, nâng cao hiệu quả học tập và trí nhớ. Đối với bữa sáng của trẻ, mẹ có thể chọn sữa, sữa đậu nành, trứng, trái cây tươi và rau quả. Tuy nhiên, không nên cho bé ăn đồ chiên rán vào buổi sáng.
> Những thói quen ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ
> TOP 4 điều mà con trẻ buộc phải đối mặt khi gia đình tan vỡ do ly hôn
Theo Zing News