>> Giáo dục, du học, tư vấn du học, học bổng du học, du học nhật
Bạn lưu ý: Đây là các câu hỏi thường gặp khi xin học bổng du học Nhật Bản MEXT dành cho bậc Đại học.
Học bổng này dành cho những ngành học nào?
Nhóm 1: Khoa học xã hội & nhân văn
- 1A:
- Luật
- Chính trị
- Sư phạm
- Xã hội học
- Văn học
- Lịch sử
- Tiếng Nhật
- Ngành khác.
- 1B:
- Kinh tế
- Quản trị kinh doanh.
Nhóm 2: Khoa học tự nhiên
- 2A:
- Khoa học (Toán, Lý, Hóa)
- Điện & Điện tử (Điện tử, Điện, Thông tin)
- Cơ khí (Cơ khí, Kiến trúc Hàng hải)
- Kiến trúc & Xây dựng Dân dụng (Xây dựng Dân dụng, Kiến trúc, Môi trường)
- Hóa học (Hóa học ứng dụng, Kỹ thuật hóa học, Hóa học công nghiệp, Kỹ thuật dệt)
- Các ngành khác (Luyện kim, Khai thác mỏ, Hàng hải, Công nghệ sinh học).
- 2B:
- Nông nghiệp (Nông nghiệp, Hóa học nông nghiệp, Kỹ thuật nông nghiệp, Nghiên cứu về Động vật, Thú y, Lâm học, Nghiên cứu về Thức ăn, Hải sản)
- Vệ sinh (Dược, Vệ sinh, Y tá)
- Khoa học (Sinh vật học).
- 2C:
- Y dược
- Nha khoa.
Quy trình xét tuyển học bổng MEXT cụ thể như thế nào?
Bạn xem trả lời tại đây:
Chi tiết quy trình xét tuyển học bổng MEXT bậc sau Đại học của Chính phủ Nhật
Học bổng MEXT luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu của các thợ săn học bổng du học Nhật.
Thời gian nộp hồ sơ xin học bổng là khi nào?
Thông báo về học bổng du học Nhật này của Bộ Giáo dục sẽ được đăng trên website của Bộ vào khoảng giữa cuối tháng 4 hàng năm.
Và cuối tháng 4 – đầu tháng 5 thì sẽ bắt đầu nhận hồ sơ xin học bổng.
Khi nào nên bắt đầu chuẩn bị hồ sơ?
Bạn nên chuẩn bị càng sớm càng tốt. Bạn nên xem thông báo của năm trước để tham khảo các loại giấy tờ phải nộp. Cái gì chuẩn bị trước được thì nên làm sẵn trước. Ví dụ tháng 4 phải nộp giấy tờ thì tháng 1 chuẩn bị dần đi là vừa
“Điểm số của em không được cao, khoảng 7.0 thôi” có cơ hội có học bổng không?
Nếu bạn không nộp hồ sơ xin học bổng thì bạn hoàn toàn không có cơ hội gì rồi! Còn nếu nộp thì bạn đã có tới 50% cơ hội rồi đấy! Đừng chần chừ, tự tin lên nhé! Trước mắt là chuẩn bị giấy tờ để nộp hồ sơ đi đã. Biết đâu… ;)
Nếu có 1 bằng tiếng Anh và 1 bằng tiếng Nhật thì có được ưu tiên hơn là chỉ có 1 bằng tiếng Anh hay không?
Bằng ngoại ngữ, nếu có, sẽ có lợi thế hơn cho bạn trong khi xét tuyển. Chẳng hạn như 2 bạn cùng có điểm trung bình là 8.2 nhưng một bạn có bằng tiếng Anh, còn một bạn không có gì thì bạn có bằng tiếng Anh sẽ được xét chọn.
Đọc thêm: Chia sẻ kinh nghiệm khi xin học bổng du học Nhật
Nếu qua được vòng hồ sơ, đến vòng thi viết thì sẽ phải thi những môn gì?
Môn thi viết tùy thuộc vào ngành bạn chọn thuộc khối KHXH hay KHTN.
- Khối KHXH thi 3 môn (mỗi môn 60 phút:
- Tiếng Anh
- Tiếng Nhật
- Toán.
- Khối KHTN:
- KHTN 1: Những ứng viên có nguyện vọng thi các ngành tự nhiên (toán, lý, hóa), ngành điện, điện tử (điện, điện tử, CNTT), ngành chế tạo máy (chế tạo máy, đóng tàu), ngành xây dựng/kiến trúc (xây dựng, kiến trúc, công nghệ môi trường), ngành hóa học (hóa ứng dụng, công nghệ hóa học, hóa học công nghiệp, công nghệ dệt), và các ngành khác (công nghệ kim loại, mỏ, hàng hải, công nghệ sinh học): thi 5 môn: tiếng Anh, tiếng Nhật, Toán, Lý, Hóa (mỗi môn 60 phút).
- KHTN 2: Những ứng viên có nguyện vọng thi: ngành tự nhiên (sinh học), ngành nông nghiệp (nông học, hóa học nông nghiệp, công nghệ nông nghiệp, chăn nuôi, thú ý, lâm học, công nghệ thực phẩm, công nghệ thủy sản), ngành y tế học (dược, y tế học, hộ lý học), ngành y, nha khoa: thi 5 môn: tiếng Anh, tiếng Nhật, Toán, Sinh, Hóa (mỗi môn 60 phút).
Không biết tiếng Nhật thì có sao không?
Về điểm này thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Mình biết nhiều trường hợp không biết một chữ tiếng Nhật nào mà vẫn nhận được học bổng rồi. Trong thông báo của Đại sứ quán cũng ghi rất rõ là “Những thí sinh có kết quả thi viết tiếng Nhật tốt sẽ được tham khảo trong việc xét tuyển nhưng không có nghĩa là kết quả thi viết tiếng Nhật không tốt thì sẽ bị trượt trong kỳ thi tuyển chọn.” Nói cách khác là phần thi tiếng Nhật chỉ mang tính tham khảo là chính. Kết quả sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào các môn thi còn lại.
Khi thi tiếng Anh và tiếng Nhật có được sử dụng từ điển hay không?
Bạn có thể sử dụng từ điển do Đại sứ quán cung cấp chứ không được phép sử dụng từ điển do mình mang theo.
Tài liệu ôn thi tìm ở đâu?
- Tham khảo và làm thử các bài thi viết của những năm trước. Làm càng nhiều càng tốt, giống như giải đề luyện thi Đại học vậy! Đề thi & đáp án của các năm trước bạn có thể tham khảo: Tại đây.
- Lưu ý ghi nhớ những từ khóa bằng tiếng Anh trong khi giải các đề thi (vì nhiều khi đọc đề mà không hiểu từ vựng thì không biết giải cách nào cho đúng!). Tốt nhất là nên ghi note vào một quyển sổ tay nhỏ bỏ túi để lúc nào cũng có thể ôn luyện được.
Cần lưu ý gì khi đi thi?
- Đem theo chứng minh nhân dân.
- Có mặt ở địa điểm thi ít nhất 20 phút trước khi thi. Vì đến trễ sẽ không được vào thi.
- Tắt điện thoại di động. Vì điện thoại mà reo hay rung đều bị đánh trượt.
- Đem theo đồng hồ và nhớ tắt chuông đồng hồ!
- Đem theo đồ ăn + nước uống! Bạn phải làm bài thi liên tục mấy tiếng. Tốt nhất là đem theo gì đó để ăn và uống để tỉnh táo, minh mẫn làm bài thi môn tiếp theo!
Địa điểm thi viết ở đâu?
- Tại Hà Nội: Đại Sứ quán Nhật Bản, 27 Liễu Giai, Ba Đình.
- Tại Tp.HCM: Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC-HCM), 15, D5, Văn Thánh Bắc, P.15, Q.Bình Thạnh.
Kênh tuyển sinh (Theo Gakutomo)