Các ngành học được phép định cư tại Úc
Nếu bạn mong muốn được định cư tại Úc sau khi kết thúc chương trình học, hãy tìm hiểu về những ngành nghề mà nước này đang thiếu nhân lực. Chọn đúng ngành mà chính phủ Úc cần là bạn đã chạm gần đến “tấm vé định cư tại Úc”. Chương trình nhập cư vào Úc năm 2014-2015 sẽ dành cho 190.000 người, trong đó 68% cơ hội dành cho định cư tay nghề và 32% cơ hội dành cho diện đoàn tụ gia đình
I. Những ngành nghề thiếu nhân lực và được ưu tiên định cư tại Úc:
Sau đây là danh sách những ngành nghề thiếu nhân lực và được ưu tiên trong thủ tục di cư General Skilled Migration (GSM) của chính phủ Úc:
- Nhóm ngành kinh tế: Kế toán, kiểm toán, thống kê, kinh tế học;
- Nhóm ngành Kỹ sư: Điện- điện tử, Cơ khí, Khai khoáng và vận hành dầu khí, Kiến trúc sư, Hóa học, Kỹ thuật hàng không, Xây dựng dân dụng, Quản lý dự án,...;
- Nhóm ngành CNTT- Viễn thông: Lập trình viên, Kỹ sư phần mềm, Kỹ sư hệ thống và mạng máy tính, Kỹ sư viễn thông…;
- Nhóm ngành Y: Bác sĩ đa khoa, Nha sỹ, Gây mê, Nhân viên chụp X-Quang chuẩn đoán bệnh, Bác sĩ sản, phụ khoa; Chuyên viên cấp cứu, chuyên gia tâm thần, hộ sinh, điều dưỡng …
- Nhóm ngành Luật: Luật sư, Cố vấn pháp luật;
- Nhóm ngành Giáo dục- Công tác xã hội: Giáo viên mầm non, trung học, Giáo viên giáo dục đặc biệt, Chuyên gia tâm lý, Công tác xã hội;
Trong khi SOL chỉ liệt kê những nghề đang thiếu hụt nhân lực thì một một danh sách khác là Priority Occupations List-POL liệt kê những nghề thiếu nhân lực có tay nghề và cần được ưu tiên đã được công bố trên website của Bộ Giáo dục, việc làm và quan hệ công sở Úc (DEEWR). Một loạt các vị trí quản lý, giám đốc thuộc các lĩnh vực: Nhà hàng- khách sạn, Tài chính, Cung ứng và phân phối, Nhân sự, Xây dựng, Xuất nhập khẩu, Sản xuất, Y tế và phúc lợi… đã được đưa vào danh sách POL.
Du học định cư tại Úc: Những ngành học được ưu tiên định cư khi du học Úc
Cả 2 danh sách SOL và POL được đưa ra không chỉ nhằm mục đích giới thiệu đến bộ phận những người nhập cư về thị trường việc làm mà còn để giúp các trường Đại học tại Úc nhìn nhận và thúc đẩy các ngành nghề này trong chương trình đào tạo của các trường ĐH. Với chỉ 128.550 người lao động cho năm 2014, chương trình định cư diện tay nghề hiện là chương trình lớn nhất của chính phủ Úc, tăng cung cho thị trường lao động Úc, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Lưu ý: Danh sách trên đây có thể không đúng trong mọi thời điểm, để cập nhật những tin tức mới nhất về chủ đề này bạn có thể liên hệ trực tiếp với các công ty tư vấn du học uy tín về du học Úc để có thêm thông tin.
II. Một số trường tốt có cơ hội học tập và định cư tại Úc cao cho bạn tham khảo
1. Ngành Kế toán - Tài chính: ĐH Melbourne: số 1 về ngành TCKT tại Úc theo QS World University Rankings; ĐH Monash: là 1 trong số ít trường có chương trình học song bằng (double degrees). Bạn có thể học ngành kế toán cùng các ngành như ngân hàng, tài chính, quản trị kinh doanh...; ĐH New South Wales: TOP 10 trường đào tạo ngành TCKT tốt nhất thể giới, học 2 song song 2 chuyên ngành: kế toán, tài chính, luật kinh doanh, thuế ... ĐH La Trobe: chuyên ngành kinh doanh, tài chính, marketing... học 2 chuyên ngành mà không thêm tiền học phí. ĐH Macquarie.
2. Ngành IT/ Kỹ thuật: Queensland University of Technology, Curtin University, Charles Darwin University, Flinders University, University of Wollongong, University of New South Wales, Griffith University, University of Melbourne, University of Technology, Sydney, Macquarie University, RMIT, Swinburne University of Technology, University of Western Australia
3. Ngành Khách sạn du lịch: Các trường tư thục chuyên đào tạo Khách sạn du lịch với ưu thế vừa học (6 tháng lý thuyết), vừa thực tập có lương (6 tháng thực hành) với mức lương 50-60 triệu/tháng, các trường: Blue Mountain Hotel Management School, ICHM- International College of Hotel Maanagement, ICMS- International College of Management, Sydney, Le Cordon Bleu. Các trường Đại học công lập, đa ngành có thứ hạng cao về đào tạo ngành Khách sạn du lịch như: ĐH Victoria, ĐH Curtin, ĐH Griffith, ĐH Nam Úc.
4. Ngành Y- Dược: ĐH Monash, ĐH New South Wales, ĐH Sydney, ĐH Western Sydney, ĐH Flinders, ĐH Queensland, ĐH Wollongong, ĐH Macquarie
5. Ngành Giáo dục: ĐH New South Wales, ĐH Sydney, ĐH Nam Úc, ĐH Canberra, ĐH Công nghệ Queensland – QUT, ĐH La Trobe
Để có thể xin định cư diện tay nghề tại Úc, ngoài việc lựa chọn chuyên ngành học phù hợp, các bạn cần phải quan tâm đến thời gian và lộ trình học. Vì danh sách SOL hoặc POL thay đổi hàng năm, nên nếu thời gian học kéo dài, có thể sau khi học xong, ngành nghề đó không còn được ưu tiên nữa. Do vậy, việc lựa chọn thời gian học hợp lý là vấn đề rất quan trọng. Thêm vào đó, với mỗi lộ trình học khác nhau, du học sinh Việt Nam có thể nhận được bậc xét visa khác nhau, với những yêu cầu về tiếng Anh, tài chính, thời gian xét và tỷ lệ được chấp nhận khác nhau. Học sinh, sinh viên nên tìm đến các công ty tư vấn du học có uy tín để tìm hiểu thêm thông tin và nhận tư vấn lựa chọn lộ trình phù hợp cho cá nhân mình.
III. Một số lưu ý khi bạn có ý định làm việc và định cư tại Úc: Sinh viên sau khi tốt nghiệp và muốn tìm kiếm việc làm ở Úc, phải thực sự chú ý tới một vài điểm sau:
Thứ nhất và khá quan trọng là khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong công việc đòi hỏi trình độ chuyên nghiệp nhất định. Khả năng này phải được chứng thực ngay trong vòng đầu tiên phỏng vấn việc làm, cũng là vòng quyết định.
Thứ hai là khả năng thích nghi với văn hóa trong môi trường làm việc ở Úc cũng chính là khả năng hòa nhập trong môi trường, sau thời gian sống, học tập và làm việc tại đây.
Thứ ba, du học sinh cần trang bị cho mình những kỹ xảo nghề nghiệp, đảm bảo củng cố vị trí của mình trong công việc ngay khi tốt nghiệp, bên cạnh tính linh hoạt và làm chủ công việc cũng như sự nghiệp của mình trong một xã hội phát triển. Học tập, làm việc và định cư công khai tại các nước có nền kinh tế phát triển luôn là niềm mong đợi của rất nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam.
QC: Bạn đã học tiếng anh nhiều năm nhưng vẫn chưa nắm vững kiến thức căn bản? Bạn khó khăn trong việc ghi nhớ từ vựng? Bạn gặp khó khăn với các bài thi trắc nghiệm tiếng anh? Bạn đang mất dần động lực học tiếng anh? Bạn không muốn dành từ 3 -6 tháng để học các lớp vỡ lòng tại các trung tâm tiếng anh? … Hãy tìm hiểu khoá học tiếng anh dành riêng cho người mất căn bản:
Click để tham gia khoá học tiếng anh cơ bản tại Academy.vn.
Theo Infonet