Những lỗi thường gặp trong kỹ năng giao tiếp của du học sinh
Không dễ gì để mở rộng mạng lưới bạn bè và cả các mối quan hệ công việc, quan trọng là bạn có biết cách “cư xử” trong lần gặp gỡ đầu tiên hay không mà thôi. Bài viết dưới đây được chia sẻ từ bài viết được đăng trên Huffingtonpost để “điểm mặt” một số lỗi tệ hại nên tránh khi chuyện trò giao tiếp, kết bạn:
1. Quá e lệ, nhát gừng khi được người khác hỏi thăm: Một khi chỉ đưa ra những câu trả lời “có/không” ngắn ngủn, chắc chắn người đó sẽ chẳng mặn mà với việc tìm hiểu thêm về bạn, và như vậy nghĩa là bạn vừa mất cơ hội mở rộng thêm một mối quan hệ mới. Bài học rút ra là cần phải cởi mở hơn trong khi trò chuyện, nếu có thể “chêm” vào một số câu đùa hóm hỉnh và các thông tin thú vị thì càng tốt.
Hình minh hoạ, chủ đề Những lỗi thường gặp trong kỹ năng giao tiếp của du học sinh
2. Sử dụng quá nhiều buzzword (tạm dịch là thuật ngữ - chuyên được sử dụng bởi những người không có chuyên môn để giả bộ mình có chuyên môn): Điều này sẽ khiến bạn tỏ ra mình là một người thích thể hiện, trong một số trường hợp có thể dẫn đến lố bịch và phản cảm.
3. Quơ quàng tìm kiếm danh thiếp để rồi phát hiện ra đã quên ở nhà và tệ hơn là… viết lấy viết để trong lòng bàn tay của người đối diện Điều này có thể khiến đối phương đánh giá bạn là người mau quên, luộm thuộm và thậm chí là thiếu lịch sự tối thiếu khi chưa được cho phép mà vẫn viết lên tay người khác. Trong trường hợp lỡ quên danh thiếp thật, bạn có thể xin phép người đó để được viết thông tin liên lạc vào sổ tay của họ hay một mẩu giấy nào đó có thể xin được từ người bồi bản chẳng hạn.
4. Quên mất mình đang cầm đồ uống trên tay hoặc uống quá nhiều thức uống có cồn: Cẩn thận kẻo sẽ trở thành trò cười cho cả buổi gặp gỡ nếu bạn quá trớn và uống quá nhiều bia! Rượu vào lời ra, hình ảnh bạn hẳn sẽ bị ảnh hưởng không tốt. Khi đứng nói chuyện với một cốc nước trên tay, tránh hăng hái quá mà vung ly lung tung kẻo bắn nước vào người khác! Một lưu ý nhỏ là khi ngồi/đứng nói chuyện trước đông người, bạn có thể bỏ ly nước xuống đâu đó trước khi lên “diễn đàn” phát biểu, thay vì khư khư giữ ly nước trong tay, đây cũng được xem là một phần nhỏ trong các kỹ năng sống mà bạn cần lưu ý để rèn luyện thêm.
5. Cười vô ý tứ: Trong video, cô nàng nhân vật chính đã… phun thẳng ngụm nước đang uống dở sau được nghe kể chuyện cười, điều này thật sự là một tai họa. Thế nên, cười đúng chỗ, có ý tứ cũng thật là một bài tập cần được rèn luyện. Với những câu chuyện cười “nhạc thếch”, một nụ cười nhẹ đôi khi cũng sẽ khiến người đối diện đỡ “quê” và chứng tỏ bạn là người biết cư xử. Có thể bạn quan tâm: Khoá học Kỹ năng giao tiếp ứng xử thông minh:
Vậy du học sinh có thể làm gì để giao tiếp tốt hơn?
Có hai điều quan trọng tôi muốn đề cập với bạn trong bài viết này, đó là sự sẻ chia và phê bình giữa mọi người với nhau trong giao tiếp hàng ngày.
Đầu tiên, ta hãy xem thử có cách nào giúp mọi người có thể trao đổi thông tin cho nhau tốt hơn? Bạn hãy tạo điều kiện cho đối phương (bạn bè, đồng nghiệp, người ấy...) cảm thấy thoải mái để có thể nói lên những cảm xúc, suy nghĩ, mộng tưởng, những buồn đau, phàn nàn mà không phải e ngại rằng bạn sẽ bác lại, thuyết giáo hay đơn giản bỏ ngoài tai lời họ nói.
Chúng ta thường có khuynh hướng chỉ trích người khác nghiêm khắc như với chính bản thân mình nhưng lại quên rằng mỗi người đều có cảm xúc riêng của mình. Vì thế, trước hết hãy xem xét lại chính mình. Cố gắng không đổ thừa mọi vấn đề nảy sinh lên đối phương. Chính bạn chứ không phải ai khác phải kiểm soát mọi đổi thay ở mình và cái tính ưa đổ thừa. Và nữa, đừng vội vàng kể mọi chuyện không vui của mình. Thỉnh thoảng nên giữ riêng mọi phiền muộn và kể cho người khác nghe sau.
Phương pháp "Hoàn thành câu": Hãy dành thời gian để nói chuyện chân thành với nhau, cả hai bạn nên thay phiên nhau nói những vấn đề sau:
- Giao tiếp đối với mình có nghĩa là...
- Mình thấy việc khó khăn nhất khi làm thân với người khác là...
- Thỉnh thoảng mình không muốn nói chuyện vì...
Tự khám phá mình
- Tôi là người mà..
- Một trong những điều tôi muốn mọi người biết về tôi là...
- Thời điểm tôi muốn nói những điều quan trọng là...
- Thời điểm tôi muốn nói lên những cảm xúc của mình là...
- Nếu tôi mở lòng tâm sự với người khác thì...
- Khi người ta cố gắng nói chuyện với tôi, tôi đôi khi...
Phát hiện ra những trở ngại khi giao tiếp
- Nếu tôi quan tâm hơn đến phản ứng của mọi người thì...
- Thỉnh thoảng tôi cứng miệng vì...
- Tôi thường gây khó xử cho người nói chuyện với tôi khi tôi...
Điều thứ hai tôi muốn nói với bạn là cách chúng ta phê bình người khác sao cho khéo léo. Nên nhớ đó phải là một lời phê bình có tính xây dựng. Khi bạn phê bình người khác thì phải phê bình cho chính xác, bạn hãy cố gắng cung cấp thông tin có giá trị cho người ta, giúp họ hiểu chính xác họ cần phải thay đổi cái gì. Nên nhớ rằng thái độ của người bị phê bình có thể thay đổi. Nếu họ không thể giải quyết vấn đề, bạn sẽ chỉ làm cho vấn đề thêm rối rắm. Bạn hãy cư xử quyết đoán, nói một cách quyết đoán và cố gắng đừng để cảm xúc lấn át khi nói.
Xem thêm các bài học hữu ích về kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng bán hàng, giao tiếp với người khác tại chuyên mục Kỹ năng sống của kenhtuyensinh.vn.