Cha mẹ luôn muốn dạy trẻ nhiều kỹ năng và kiến thức, nhưng khi trẻ đối mặt với các vấn đề lại không thể tự mình giải quyết. Cha mẹ có nên dạy trẻ xử lý vấn đề từ sớm?

Những điều cha mẹ cần biết khi dạy con xử lý vấn đề - Ảnh 1

Cha mẹ có nên dạy trẻ xử lý vấn đề ngay từ khi còn nhỏ ?

Ở tuổi mầm non, cha mẹ hầu như không cho con tiếp xúc với bất kỳ với những hành vi tự lập nào, dẫn tới việc trẻ thiếu thốn những kỹ năng sống trẻ em  cần thiết. Trong khi nhiều trẻ em nước ngoài đã tập ăn bốc từ 7, 8 tháng tuổi, một tuổi rưỡi đã tự xúc ăn thành thạo thì trẻ Việt vẫn được cha mẹ hay ông bà đút cho ăn đến 3 – 4 tuổi vì sợ không đút thì trẻ lười ăn, hay trẻ tự xúc thì làm bẩn, thu dọn còn mệt hơn. Nhiều cha mẹ vẫn xem tiêu chí cô giáo có chăm đút cho con ăn không khi quyết định gửi con vào trường mầm non.

Hình ảnh quen thuộc với trẻ tiểu học là con vung tay đi đằng trước, bố mẹ khệ nệ xách túi của mình và xách cặp cho con. Nhiều cha mẹ cầm cặp hộ con vì sợ cặp nặng, nhưng thực ra, trẻ em tiểu học Đức vẫn tự xách cặp dù cặp của bọn nhỏ khi chưa có sách cũng nặng 5kg, với đầy đủ hộp cơm trưa, chai nước, áo mưa.

Khi con học cấp hai, hình ảnh những đứa trẻ đã cao to hơn cả bố mẹ ngồi sau xe để mẹ đèo là một minh chứng rõ cho sự bao bọc con của người Việt. Thực ra, tâm lý bọn trẻ không thích được cha mẹ bao bọc kỹ quá. Trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc và tự hào khi được bố mẹ tin tưởng và giao trách nhiệm cho mình. Bao bọc là thương con nhưng cũng là một biểu hiện của sự thiếu tin tưởng vào con. Cha mẹ bao bọc quá dễ dẫn con mất đi những kỹ năng sống trẻ em cần thiết khiến con gặp khó khăn khi giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.

Trong cuộc sống hằng ngày, trẻ đối diện với không ít những khó khăn và các vấn đề như trên, trong khi bố mẹ không thể luôn bên cạnh theo dõi sát sao từng hành động và đưa ra những chỉ dẫn cụ thể cho con. Vậy, tôi có những gợi ý để các bậc cha mẹ có thể dẫn dắt giúp con trau dồi thêm kỹ năng sống trẻ em cần thiết cho bản thân để giúp trẻ biết làm chủ cảm xúc để lựa chọn hành động đúng mực và ứng xử phù hợp; biết hoạch định tương lai thông qua việc đề ra những mục tiêu và quyết tâm theo đuổi; khi đối diện khó khăn hoặc chuyện bất như ý thì biết cách tự tạo động lực để vượt qua; còn lúc thất bại, biết rút bài học kinh nghiệm và tự đứng dậy bước tiếp. Hoặc có thể dùng một từ đơn giản để mô tả, đó chính là giúp con trỗi dậy sự NỘI LỰC trong bản thân mình.

Bố mẹ cần làm gì để dạy con biết cách xử lý vấn đề

Nhận biết vấn đề:

Đây là bước đầu tiên và cơ bản nhất trong quá trình giải quyết vấn đề. Đối với trẻ nhỏ, bước này khá khó khăn và tốn nhiều thời gian. Do đó, để giúp con không nản chí và đạt được hiệu quả lâu dài, cha mẹ hãy cùng giúp con xem xét và phân tích vấn đề hiện tại là gì. Ở bước này, cha mẹ cần trò chuyện và lắng nghe con thật nhiều sau đó giải thích cho con hiểu khó khăn con đang gặp phải là gì? Điều đó có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con hay không?

Đưa ra những giải quyết

Bằng cách đưa ra những câu hỏi ở dạng: "Con nghĩ con cần làm gì khi bạn giận con?", "Làm sao để con mở được cái hộp này?",.. con bạn sẽ học được cách động não và tư duy để tìm ra 2 đến 3 giải pháp. Sau đó, cha mẹ hãy đánh giá và cùng con chọn ra giải pháp tối ưu nhất.

Kiểm tra và phản hồi:

Hãy kiểm tra kết quả mà con có được sau khi thực hiện giải pháp của mình và nhận định cảm xúc của con: Liệu rằng con có thật sự ổn, con có có cảm thấy nhẹ nhõm và dễ chịu hơn không? Nếu con làm tốt, cha mẹ đừng tiếc lời khen ngợi và cho con những phản hồi những gợi ý cho con tích lũy được kinh nghiệm trong những trường hợp sau.

Hỗ trợ con:

Cha mẹ chỉ là người hướng dẫn và định hướng chứ không phải là người giúp con xử lý tất cả các tình huống. Kỹ năng giải quyết vấn để đòi hỏi sự kiên nhẫn và quyết tâm từ phía cha mẹ. Cha mẹ nào cũng thương con nhưng đừng vì những khó khăn của con mà mềm lòng. Hãy kiên quyết và cho con tự mình giải quyết các vấn đề của mình

Những lợi ích và bài học tuyệt vời từ kỹ năng giải quyết vấn đề mang lại cho con là một phong thái tự tin, một lối sống độc lập, một tinh thần trách nhiệm và một ý chí vững vàng trước những khó khăn của cuộc sống.

Nên dạy con học nấu ăn từ sớm hay không?

TOP 6 mẹo tránh buồn ngủ tại văn phòng

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp