Trong quá trình làm hồ sơ du học Nhật thì chắc hẳn bạn đã nghe đến COE. Vậy COE là gì và tầm quan trọng của COE trong quá trình du học. Hãy theo chân Kênh tuyển sinh để tìm hiểu nhé!

KTX dành cho sinh viên quốc tế tại Nhật có gì đặc biệt?

KTX dành cho sinh viên quốc tế tại Nhật có gì đặc biệt?

Ký túc xá ở Nhật Bản là một trong những nhu cầu cần thiết, hỗ trợ đời sống sinh hoạt của du học sinh tại Nhật Bản. Nếu không tìm hiểu trước, đa phần các...

1. COE là gì?

COE là viết tắt của từ tiếng Anh “Certificate of Eligibility” có nghĩa là giấy chứng nhận tư cách lưu trú, được cấp bởi Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản. Hay nói cách khác, COE là tấm thẻ xanh xác nhận về tư cách lưu trú hợp pháp của bạn tại Nhật Bản.

Chính vì thế COE có tầm quan trọng rất lớn, và là giấy tờ bắt buộc khi bạn dự định sang Nhật lưu trú trong khoảng thời gian trên 3 tháng.

Như vậy có nghĩa là, đối với các bạn đang làm hồ sơ đi du học Nhật Bản thì COE chính là chìa khóa quan trọng nhất giúp bạn mở ra cánh cửa bước chân vào xứ sở hoa anh đào để có thể sinh sống, học tập và sinh hoạt hợp pháp tại Nhật Bản.

Vậy điều kiện để xin COE là gì? Để có thể xin được COE, bạn cần đáp ứng những điều kiện dưới đây:

  • Khả năng tài chính tốt, người bảo lãnh chứng minh được thu nhập ổn định, đủ để lo cho du học sinh trong quá trình đi du học
  • Kết quả học tập tốt
  • Có nguyện vọng và mong muốn đi du học Nhật Bản để phát triển tương lai
  • Có kế hoạch học tập rõ ràng, khoa học sau khi nhập học tại Nhật Bản

2. Phân biệt COE và Visa

Nhiều bạn muốn du học Nhật Bản vẫn thường nhầm lẫn COE và VISA là giống nhau, hoặc chỉ cần xin được COE thì không cần VISA nữa. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn không chính xác, bởi vì:

  • Thứ nhất, COE là do Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản cấp còn VISA là do Đại sứ quán/Lãnh sự quán cấp.
  • Thứ hai, COE cho phép người nước ngoài ở lại Nhật một cách hợp pháp trong một khoảng thời gian nhất định, còn VISA cho phép người nước ngoài được nhập và xuất cảnh vào Nhật Bản trong một thời gian nào đó.
  • Thứ ba người lao động và du học sinh cần cả 2 loại trên, theo trình tự thì bạn phải xin COE (giấy xác nhận tư cách lưu trú) trước rồi nộp hồ sơ lên Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam để xin Visa.

Lưu ý: Sau khi có kết quả COE, du học sinh cần hoàn thiện ngay các khoản phí đóng cho trường Nhật ngữ (tiền học phí, tiền ký túc xá, phí dịch vụ) theo hóa đơn thông báo, vào tài khoản của trường. Để nhà trường kịp gửi các giấy tờ gốc về cho các bạn làm thủ tục xin VISA tại Việt Nam.

3. Những ai được cấp tư cách lưu trú COE

Những trường hợp nào cần sử dụng COE - Giấy chứng nhận tư cách lưu trú? Đó là các trường hợp dưới đây:

  • Du học sinh;
  • Người nước ngoài sang Nhật làm việc;
  • Người nước ngoài định cư lâu dài tại Nhật Bản.

Đây là loại giấy tờ cần thiết cho những trường hợp ở lại Nhật trên 3 tháng. Vì thế, những trường hợp đến Nhật Bản ngắn hạn như du lịch, thăm người thân… sẽ không cần giấy COE.

Những điều bạn cần biết về COE khi du học tại Nhật 2022 - Ảnh 1

Những điều bạn cần biết về COE khi du học tại Nhật 2022

4. Quy trình xin cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú

Để có thể có được giấy chứng nhận COE trong tay, sẽ có một trình tự nhất định như sau:

Bước 1: Nộp đầy đủ các loại giấy tờ hồ sơ cần thiết cho cục xuất nhập cảnh

Bước 2: Cục xuất nhập cảnh sẽ cấp giấy chứng nhận hợp pháp nếu hồ sơ của bạn đủ tiêu chuẩn

Bước 3: Xin thị thực (Visa) thích hợp

Bước 4: Thông báo kết quả đến người đăng ký cấp COE

Đối với du học sinh thì sẽ được trung tâm du học làm thủ tục xin COE. Với thực tập sinh, điều dưỡng viên và kỹ sư sẽ do công ty phái cử hoặc công ty tiếp nhận hỗ trợ và hướng dẫn làm thủ tục.

5. Thời gian xin tư cách lưu trú mất bao lâu?

Thời gian xin tư cách lưu trú Nhật Bản (COE) khoảng từ 2 đến 3 tháng tính từ ngày công ty tiếp nhận và nộp hồ sơ lên Cục Xuất Nhập Cảnh. Đối với VISA theo diện lưu trú này thì thời hạn lưu trú kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, và cứ sau 1 năm sẽ phải làm thủ tục để gia hạn lại một lần.

5.1. Xin tư cách lưu trú mới

Đối với Du học sinh: Thời gian tính từ khi nộp hồ sơ lên cục xuất nhập cảnh và thời gian đợi thông báo sẽ mất khoảng 2 đến 3 tháng

Đối với Tu nghiệp sinh, thực tập sinh, kỹ sư: Với trường hợp này việc hoàn thiện hồ sơ và nộp lên cục xuất nhập cảnh sẽ do công ty và nghiệp đoàn tiếp nhận bạn đi Nhật tiến hành làm thủ tục. Thời gian hiệu lực của Visa kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, khi hết visa phải tiến hành gia hạn tiếp

Xin tư cách lưu trú mới bạn sẽ không mất phí nộp cho Cục Xuất Nhập Cảnh

5.2. Gia hạn tư cách lưu trú

Đối với những bạn đi sang Nhật theo diện du học sinh, lao động phổ thông, với thời hạn kéo dài từ 1 năm trở lên sẽ phải tiến hành gia hạn Visa để có thể tiếp tục ở lại Nhật làm việc và học tập. Mỗi diện lưu trú sẽ có thời hạn khác nhau:

Du học sinh là 1 năm 3 tháng

Thực tập sinh tư cách lưu trú thường là 6 tháng

Diện kỹ sư là 1 năm…

Khi hết hạn bạn cần phải gia hạn visa để tiếp tục học tập và làm việc tại Nhật. Nếu không gia hạn bạn sẽ bị trục xuất về nước. Chi phí gia hạn nộp cho cục Xuất Nhập Cảnh khoảng :4000 yên. Sau 15 ngày đến 1 tháng bạn sẽ nhận được thông báo kết quả từ phía Cục Xuất Nhập Cảnh

5.3. Chuyển đổi tư cách lưu trú

Những bạn du học sinh đã hoàn thành khóa học và muốn chuyển sang dạng tư cách của người đi làm, hoặc kết hôn với người Nhật và chuyển sang dạng gia đình: Chi phí đổi tư cách lưu trú: 4000 yên. Trong thời gian lưu trú tại Nhật, nếu người nước ngoài muốn thay đổi mục đích lưu trú sẽ cần phải làm thủ tục để thay đổi Tư cách lưu trú phù hợp với mục đích lưu trú mới.

6. Đỗ COE có đồng nghĩa là đỗ visa không? 

Như giải đáp ở mục “COE là gì” thì rõ ràng COE không phải Visa du học. Do vậy, đỗ COE cũng không có nghĩa rằng bạn sẽ đỗ Visa du học.

Sau khi có kết quả đỗ COE, DHS sẽ cần hoàn thành học phí cho nhà trường. Sau đó, trường sẽ gửi giấy tờ gốc về Việt Nam; DHS sẽ tiến hành các thủ tục xin visa du học tại ĐSQ/LSQ Nhật Bản tại Việt Nam.

Thực tế lượng hồ sơ bị ĐSQ/LSQ Nhật Bản tại Việt Nam đánh trượt Visa du học không hề thấp và có dấu hiệu gia tăng qua mỗi kỳ. Và, 99,9% nguyên nhân trượt visa là do khả năng tiếng Nhật không tốt.

Trong quá trình xét duyệt hồ sơ visa du học Nhật Bản, ứng viên có thể sẽ nhận được yêu cầu đến phỏng vấn trực tiếp tại văn phòng ĐSQ/LSQ.

Các câu hỏi được ĐSQ/LSQ đưa ra không khó nhưng đòi hỏi ứng viên phải có vốn tiếng Nhật căn bản, học chắc cả ngữ pháp đến chữ Hán. Quan trọng hơn cả, ứng viên phải thể hiện quyết tâm du học của mình thông qua những câu trả lời rõ ràng, mạch lạc nếu được người phỏng vấn hỏi về kế hoạch học tập. Những ứng viên không thể vượt qua vòng phỏng vấn với ĐSQ/LSQ sẽ bị đánh trượt visa du học.

7. Cần làm gì khi trượt COE hay Visa du học Nhật Bản?

Sẽ thật hoàn hảo nếu hành trình du học Nhật Bản của bạn tiến triển thuận lợi theo dự kiến. Nhưng trong trường hợp ngược lại, nhiều bạn sẽ cảm thấy rất chán nản, thất vọng và hoang mang. Vậy, trượt COE có xin lại được không và bạn nên làm gì khi trượt COE và Visa du học Nhật Bản?

Dưới đây là những gì cần làm khi bị trượt COE/visa du học Nhật:

Bước 1: Vực dậy tinh thần

Điều đầu tiên bạn phải ghi nhớ rằng, việc trượt COE và Visa du học Nhật Bản không có nghĩa là cánh cổng du học Nhật sẽ đóng lại mãi mãi. Có nhiều trường hợp các bạn DHS bị trượt COE lần đầu do chuẩn bị chưa tốt nhưng lần sau đã thành công xin được COE.

Vì vậy, điều tối quan trọng là loại bỏ tất cả các suy nghĩ tiêu cực, dành cho bản thân mình một cơ hội khác để tiếp tục theo đuổi giấc mơ của mình.

Bước 2: Chuẩn bị tâm lý cho một cuộc hành trình mới

Tiếp theo, bạn cần lên dây cót sẵn sàng tâm lý cho một hành trình thậm chí còn khó khăn hơn lần thứ nhất. Chúng ta cần thành thực rằng trượt COE và Visa du học Nhật Bản một lần thì tỷ lệ thành công của lần xin COE và visa tiếp theo sẽ giảm, bởi hồ sơ của bạn sẽ được xem xét một cách cẩn trọng hơn.

Chính vì vậy bạn phải thật sự nghiêm túc và chính xác trong việc khai thông tin hồ sơ của mình. Điều cần thiết nhất là bạn phải thể hiện cho Cục xuất nhập cảnh và ĐSQ/LSQ thấy rõ mục tiêu của mình khi sang Nhật là HỌC và HỌC.

Bước 3: Phân tích nguyên nhân trượt COE và visa

Dựa vào bảng lỗi trượt và cách kiểm tra lỗi trượt COE ở trên đối chiếu với hồ sơ hiện tại của mình, bạn có thể tìm ra những nguyên nhân khiến Cục xuất nhập cảnh, ĐSQ/LSQ đánh trượt COE và Visa du học Nhật Bản của mình.

Bước 4: Hoàn thiện kỹ năng tiếng Nhật và hồ sơ xin COE và Visa du học Nhật Bản

Sau khi trượt COE và visa, bạn chưa nên vội vàng nộp hồ sơ cho kỳ học tiếp theo. Thay vào đó, hãy chờ một thời gian để điều chỉnh hồ sơ và bổ sung khả năng tiếng Nhật của mình. Điều này sẽ có hiệu quả đáng kể tăng khả năng đỗ COE và Visa du học Nhật Bản của bạn.

> Nên đi du học ở Châu Á hay Châu Âu?

> TOP 5 quốc gia được du học sinh việt lựa chọn nhiều nhất

Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp