Trẻ con như những mầm cây sống, non nớt và nhiều năng lượng. Nhưng vì chính sự non nớt ấy khiến chúng dễ mắc phải những căn bệnh, không chỉ về cơ thể mà còn về tinh thần. Vậy cha mẹ nên quan sát những biểu hiện nào của trẻ biểu hiện việc trẻ đang gặp phải vấn đề tâm lý.
1. Quan sát từ tính cách
Từ một số biểu hiện tính cách, cha mẹ có thể nhận diện được liệu trẻ có đang gặp phải vấn đề về tâm lý hay không. Chẳng hạn như:
- Trẻ trầm lặng, không thích nói cười hoặc không hoạt bát, năng động.
- Quá chậm chạp hay thích ở một mình hơn là có ai đó để giao lưu.
- Trẻ ít hoặc không có tính cảm thông dành cho hoàn cảnh bất hạnh.
- Không thích giao tiếp với người khác hay động vật.
- Tính cách bất hợp tác, không lễ phép hoặc không vâng lời.
- Không chịu thấu hiểu hay rất hung hăng khi không vừa ý, tính cách trẻ con quấy phá dù đã lớn.
- Ưa bạo lực, dễ nóng nảy và càn quấy.
- Có thời gian và thói sinh hoạt bất thường, thức đêm hoặc cách ăn uống không khoa học.
- Khó tập trung hay thất thường khi tham gia một hoạt động nào đó.
- Có sở thích hay mối quan tâm lạ, không phù hợp với độ tuổi.
- Không biết hối hận hoặc cảm thông khi mình hay ai đó làm sai.
Cha mẹ có thể quan sát từ những biểu hiện khác thường để phán đoán liệu trẻ có đang gặp phải vấn đề tâm lý
2. Quan sát từ hành vi
Sau khi để ý tính cách trẻ có điểm bất thường, cha mẹ sẽ cần quan sát thêm cả về những hành vi của trẻ được biểu hiện thường ngày:
- Không tuân thủ, hợp tác với những yêu cầu, giao kèo đúng đắn của cha mẹ.
- Có sự lặp đi lặp lại sai phạm dù đã được nhắc nhở, cảnh cáo.
- Đối xử tàn ác, hung hăng với động vật hoặc người khác.
- Có xu hướng bạo lực khi tiếp xúc với vấn đề trái ý.
- Có xu hướng tự làm bản thân bị thương hoặc đập phá đồ đạc, gây rối khi không thuận ý.
- Có hành vi tò mò về tình dục khác thường như dù lớn vẫn thích trần truồng đi trong nhà hoặc ra ngoài; thích lôi kéo quần áo của những đứa trẻ hay nữ giới lớn tuổi hơn; quan tâm phim ảnh, thông tin đồi trụy không phù hợp độ tuổi;....
- Trẻ có dấu hiệu về bệnh tâm thần - tâm lý: thường xuyên nhìn thấy thứ người khác không nhìn thấy; la ó, kích động ở nơi đông người;....
- Trẻ có xu hướng bảo bọc hoặc kiểm soát quá mức với những thứ yêu thích: thú cưng, đồ chơi, quần áo,....
- Trạng thái biểu hiện thất thường: Lúc đang vui sẽ phấn khích quá mức nhưng bỗng nhiên lại thay đổi, cáu gắt hoặc trầm lặng quá mức,....
- Có hành vi ăn uống khác thường: không điều độ, ăn quá mức hoặc ngược lại,...
- Hành vi của trẻ không phù hợp với sự phát triển, quá trình trưởng thành tương ứng đúng với độ tuổi.
- Hay có lối suy nghĩ tiêu cực, không phù hợp với lứa tuổi: sự đau đớn, cái chết, sự chia lìa,....
3. Làm gì khi nhận thấy những biểu hiện trên từ trẻ?
Hãy thường xuyên quan sát và sửa đổi cho con cái. Tìm hiểu các biểu hiện từ trẻ sẽ thuộc về những biểu hiện bệnh tâm lý nào: chứng rối loạn lo âu, sợ đám đông, ám ảnh cưỡng chế hay trầm cảm? Thử một vài những liệu pháp để giải tỏa tâm lý cho trẻ.
Tốt nhất là bạn sẽ cần tìm gặp các chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhi khoa để lắng nghe những lời khuyên từ họ. Hãy chia sẻ những điều bạn băn khoăn để có được lời khuyên chính xác từ những những người có chuyên môn. Phối hợp cùng những chẩn đoán của bác sĩ về cách điều trị cho trẻ để sớm giải quyết được vấn đề.
Tốt nhất là bạn sẽ cần tìm gặp các chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhi khoa để lắng nghe những lời khuyên từ họ khi con bạn có biểu hiện đang gặp vấn đề tâm lý
> Phương pháp dạy con rèn luyện sự tự tin
> Làm sao dạy con biết giúp đỡ người khác?
Thanh Phương - Kênh Tuyển Sinh