TUYỂN SINH - TUYỂN SINH 2013 - THÔNG TIN TUYỂN SINH - GIÁO DỤC

Khi thỏa được ước nguyện vào đại học, nhiều tân sinh viên phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống...

Trải qua một kỳ thi gian khổ, vược qua biết bao nhiêu thí sinh trên khắp mọi miền đất nước, để đặt chân vào giảng đường đại học thật sự là một thử thách không hề đơn giản.

Nhưng một khi đã thỏa được ước nguyện, nhiều bạn tân sinh viên lại phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, và thế là cụm từ “sinh viên nghèo” đã trở thành quen thuộc mỗi khi nhắc tới họ. Vậy tại sao sinh viên lại nghèo?

 

sinh vien ngheo, sinh vien kho khan, trom cap, tan sinh vien, tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, giao duc, kenh tuyen sinh, tuyen sinh 2013, bao giao duc

Tụ tập làm quen cũng ngốn khá nhiều tiền của sinh viên

Sinh viên năm nhất “cháy túi” vì làm quen với cuộc sống mới

Hầu hết các tân sinh viên sống xa nhà đều tỏ ra bỡ ngỡ với cuộc sống, môi trường mới ở một thành phố mới. Những thủ tục đầu tiên để trở thành một sinh viên khiến cho nhiều bạn “đau đầu nhức óc”, nào là tìm chỗ ở, mua sắm đồ đạc phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày, rồi thì trả tiền phòng hàng tháng...

Những việc tưởng chừng như mang tính chất “thủ tục” ấy lại làm cho “hầu bao” của biết bao bạn sinh viên bị thâm hụt nghiêm trọng.

Trong một tập thể mới, nhiều bạn sinh viên ai cũng muốn được làm quen, kết giao với nhiều bạn bè. Do đó, họ cần có những không gian sinh hoạt, có thể là một buổi đi chơi hay liên hoan giao lưu chẳng hạn, những dịp như vậy có thể giúp bạn thắt chặt được mối quan hệ với mọi người.

Nhưng đổi lại bạn phải thường xuyên duy trì mối quan hệ đó bằng những cuộc tụ tập, những buổi party chúc mừng sinh nhật bạn bè,v...v… Những lúc như thế tiền trong túi bạn lại vơi đi một ít.

Bạn Nguyễn Hoài Viên, học lớp CNTT_K35 – Khoa Công Nghệ thông tin, sinh viên năm nhất trường Đại học Quy Nhơn chân thành chia sẻ: “Lớp mình hay tổ chức đi chơi, liên hoan, tiệc tùng với nhau, một tuần khoảng 2 lần, mỗi lần đi thì mỗi người phải góp từ 30.000 đến 50.000 đồng, ban đầu thì bọn mình chỉ đến mấy quán nước để trò chuyện, sau thì đi hát Karaoke, rồi thì tới mấy quán nhậu bình dân.

Lúc đầu mình cũng không định đi nhưng do bạn bè nài nỉ, một mực rủ cho bằng được nên cũng phải đi với bọn nó, vui thì vui thật, lại làm quen được nhiều bạn nữa nhưng cứ tuần nào cũng như thế này thì túi mình cạn mất…”

Nghèo vì nạn trộm cắp

Nỗi ám ảnh thường trực của không ít sinh viên thuê phòng trọ, lẫn sống ở ký túc xá là những kẻ trộm cắp. Sinh viên luôn là những đối tượng ưa thích của bọn chúng và mỗi khi bị mất cắp, sinh viên thường hay lâm vào hoàn cảnh khốn đốn, giở khóc giở cười.

Những món đồ sinh viên hay bị mất trộm đều là những thứ rất có giá trị, trị giá hàng trăm, hàng triệu đồng, thậm chí là chục triệu, nào là điện thoại di động, máy tính xách tay, xe đạp, xe máy, và kể cả tiền mặt…

Việc bị mất cắp đa phần là do sự sơ hở, chủ quan và thiếu cảnh giác của sinh viên. Trong lúc đi ra khỏi phòng thường không kiểm tra các cửa sổ, cửa tủ, không khóa cửa chính, đi xe thì không có khóa xe, đặc biệt là trong khi ngủ không khóa chốt cửa kỹ càng, tạo điều kiện cho kẻ gian thực hiện hành vi trộm cắp.

Nghèo… do bị phạt!

Một trong những “lỗi” mà các sinh viên hay mắc phải đó là vi phạm an toàn khi tham gia giao thông. Sinh viên thường không có phương tiện riêng để đi lại, nhất là không có giờ giấc, lịch trình cố định.

Do đó, họ thường hay đi nhờ xe máy của bạn bè, mượn hoặc thuê xe. Nhiều sinh viên tham gia giao thông không có mũ bảo hiểm, giấy phép lái xe rồi thế là bị phạt tới mấy trăm nghìn đồng. Số tiền ấy tuy không lớn nhưng đối với sinh viên, nó đủ để trang trải cho tiền phòng, tiền sinh hoạt trong vòng vài tuần.

Một bạn sinh viên (xin được phép dấu tên) đang học tại trường đại học Sư phạm Đà Nẵng chia sẻ: “Mình vừa bị công an phường phạt vì lỗi đi xe máy không đội mũ bảo hiểm và không có giấy tờ xe, xe này vốn dĩ là của đứa bạn nhưng vì có chuyện gấp nên đành đánh liều đi một đoạn.

Giờ thì mình rất hối hận vì quá cẩu thả, mình phải đi mượn tiền bạn cùng phòng để nộp phạt. Mình sợ bố mẹ buồn và tức giận nên không dám gọi điện thoại về báo chuyện. Chỉ còn biết mượn tiền để trang trải cho sinh hoạt đến hết tháng rồi mới dám xin tiền bố mẹ…”

Hơn thế nữa, Nghị định 71 – Luật An toàn giao thông đường bộ vừa mới ban hành quy định về các loại xe tham gia giao thông phải là xe chính chủ vô tình đã làm khó cho sinh viên khi đây là đối tượng không có điều kiện để sở hữu xe riêng và đa phần tham gia giao thông bằng xe cho mượn hoặc cho thuê. Một khi bị xử phạt, có lẽ sinh viên sẽ lâm vào tình cảnh khốn đốn hơn bất kỳ ai.

Chuyển trọ… điều không ai mong muốn

Sinh viên thường xuyên chuyển phòng trọ vốn không phải là chuyện quá xa lạ, việc phòng trọ cũ không đáp ứng được yêu cầu của sinh viên, làm ảnh hưởng đến cuộc sống thì việc chuyển trọ là điều tất yếu xảy ra nhưng mỗi khi chuyển đến một “tổ ấm” mới, nhiều sinh viên luôn đối mặt với nguy cơ... nghèo.
Trò chuyện với chúng tôi, sinh viên năm nhất của trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng – Lê Cao Quyền cho biết: “Phòng trọ cũ của mình ở xa trường nên mỗi lần đi học phải đạp xe hơn 5km khiến mình vừa mất thời gian vừa mệt mỏi.

Hơn nữa, khi trời mưa to thì nước ngập hết đường đi khiến mình “lội lũ” bất đắc dĩ và mỗi lần mưa như vậy thì phòng trọ của mình cũng bị dột nước mưa, cả phòng ướt nhẹp.

Quả thật khi chuyển tới phòng trọ mới mình gặp nhiều khó khăn về tài chính. Nào là phải bỏ tiền ra mua cái này mua cái nọ để phục vụ nhu cầu bản thân như xoong nồi, bếp ga mini, chén bát… tất cả đều rất tốn kém.

Tiền tháng bố mẹ gửi vào chỉ có 1 triệu đồng, gia đình cũng hết sức khó khăn, mỗi khi chuyển trọ, tiền bỏ vào mua sắm đồ dùng sinh hoạt hết, còn tiền ăn uống, đóng học phí đành phải vay mượn bên ngoài rất vất vả.”

Tiêu tiền vô tội vạ… nghèo

Sinh viên ai cũng phải làm quen với cuộc sống tự lập, chi tiêu không có sự giám sát của bố mẹ, do đó nhiều bạn không biết cách chi tiêu hợp lý, dẫn đến việc thiếu tiền lo cho sinh hoạt, ăn uống trong khi tiền mà gia đình gửi ra mới chưa được một tháng.

Chị Phan Diệp Hoàng, sinh viên năm hai, học lớp 11CBC cử nhân Báo Chí, trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng cho hay: “Chị cũng từng trải qua những ngày tháng khó khăn của một tân sinh viên khi mới bước vào cổng trường đại học.

Nói thật là chuyện sinh viên đói không phải là chuyện lạ, nhưng điều đặc biệt là ngoài số ít biết chi tiêu, còn lại đa số có xu hướng ngày nào hay ngày đó, có ăn, hết nhịn. Mặc dù có đi làm thêm bên ngoài, mỗi tháng kiếm được 500.000 đồng (mà cuối tháng mới nhận) nhưng vẫn không đủ để trang trải cho cuộc sống, tiền nhà đã 300.000 đồn rồi, còn ăn, uống, sinh hoạt, các khoản trường lớp, chưa kể mỗi ngày mất ít nhất 1.000 đồng để gửi xe đạp nữa.

Đầu tháng có tiền thế là đóng tiền nhà hết sạch, rồi những ngày đói mới thấy mình ngốc chỉ vì nôn đóng tiền nhà mà không chịu tính toán cho kỹ càng…

Qua đó, chị Hoàng cũng có lời nhắn nhủ đến các tân sinh viên: “Các bạn còn 1 chặng đường rất dài phía trước, sẽ còn tiêu rất rất nhiều tiền vào rất rất nhiều việc.

Cuộc sống sinh viên tất nhiên sẽ không thể đầy đủ như ở nhà mình, thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần.

Mà tinh thần là điều đặc biệt quan trọng, thái độ sống, cách sống của các bạn sẽ quyết định thành công trong tương lai, nói chung là hãy tự tin sống hết mình, thế là cuộc sống sinh viên đã luôn luôn "giàu" rồi.”

Là những con người đang làm quen và thích nghi với những khó khăn, vất vả trong xã hội, sinh viên năm nhất chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tự làm chủ cuộc sống của mình, hy vọng những vấp ngã đầu đời sẽ khiến cho các bạn rút ra được nhiều bài học cho mình, có thể kịp thời và nhanh chóng đưa ra những quyết định đúng đắn nhất trước những đổi thay khó lường trong cuộc sống! Chúc các bạn thành công!

 

Xem thêm: Nỗi lo chỗ ở của sinh viên nghèo

Những nội dung đang được quan tâm nhiều nhất:

LUYỆN THI - TỈ LỆ CHỌI - TỈ LỆ CHỌI 2013 - TỶ LỆ CHỌI 2013

TUYỂN SINH - TUYỂN SINH 2013 - ĐIỂM THI ĐẠI HỌC - TRƯỜNG QUỐC TẾ

ĐẠI HỌC QUỐC TẾ - CAO ĐẲNG QUỐC TẾ - DU HỌC - BÁO GIÁO DỤC - TIẾNG ANH

Kênh Tuyển Sinh

Theo Giáo Dục