Cùng Kênh Tuyển Sinh điểm qua một vài câu hỏi phỏng vấn xin việc tại bệnh viện để bạn thêm tự tin nhé!
1. Hãy giới thiệu về bản thân
Đây sẽ luôn là câu hỏi đầu tiên bạn được hỏi trong vòng phỏng vấn. Hãy nhớ luôn giữ bình tĩnh vì “đầu phải xuôi đuôi mới lọt”. Đảm bảo câu trả lời cần nêu được những thông tin tổng quát nhất của bản thân bạn:
- Tên tuổi, lý lịch
- Trường lớp, chuyên ngành đang theo học
- Một số điểm nổi bật trong quá trình học tập, làm việc của bản thân
2. Tại sao bạn lại ứng tuyển vào bệnh viện chúng tôi?
Đây sẽ là câu hỏi bạn sẽ gặp ngay sau khi hai bên giới thiệu về nhau. Thường khi hỏi câu này, nhà tuyển dụng muốn thăm dò qua sự tìm hiểu của bạn cho công việc, kinh nghiệm làm việc cũng như nguyện vọng làm việc của bạn.
Tip cho câu trả lời này là bạn nên tìm hiểu trước mọi thông tin qua JD trước. Tìm hiểu qua lịch sử bệnh viện, vị trí ứng tuyển, yêu cầu công việc, v.v…. Hãy trả lời rành mạch những hiểu biết của bạn về các thông tin bạn tìm hiểu được.
Nếu có trình bày về những lý do khiến bạn từ bỏ chỗ làm cũ để đến với nơi mới, hãy thể hiện chúng một cách thật khách quan và tích cực. Đừng tỏ thái độ chê bai với nơi cũ và hãy cho nhà tuyển dụng thấy được chí hướng, năng lượng tích cực của bạn.
3. Nhiệm vụ, thái độ của bạn cần ra sao khi gặp bệnh nhân?
Đây là câu hỏi liên quan về nghiệp vụ thái độ khi tiếp xúc với bệnh nhân của bạn. Hãy đảm bảo những yếu tố quan trọng khi thực hiện khám chữa bệnh cho bệnh nhân và người nhà của họ:
- Tác phong chuyên nghiệp, thái độ niềm nở khi đón tiếp, khám chữa bệnh cho bệnh nhân.
- Luôn giữ vững đạo đức, tác phong khi hành nghề; ý thức và trách nhiệm về danh dự của bản thân và nơi công tác.
- Thực hiện khám chữ bệnh theo quy định, không sử dụng danh dự, uy tín của bệnh viện để trục lợi cá nhân.
- Giữ vững được thái độ điềm tĩnh và chuyên nghiệp khi tiếp xúc với người nhà bệnh nhân.
4. Bạn có biết điểm mạnh - điểm yếu của bản thân không?
Đây là câu hỏi sẽ gặp ở vòng phỏng vấn của bất kì ngành nghề nào. Bạn hãy bình tĩnh và trình bày những điểm mạnh mà bạn có được: bạn đã trải qua kì thực tập ở đâu và học hỏi, tích lũy được cho mình những gì; trong quá trình học tập bạn đã có những thành tích nổi bật nào; bạn có khả năng ứng biến tình huống ra sao;.....
Còn khi nói về điểm yếu, hãy thành thật nhưng cũng đừng tỏ ra quá hiển nhiên. Nhân vô thập toàn, bạn có thể có điểm yếu nhưng không có nghĩa là nó luôn tồn tại. Luôn phải thể hiện rằng bạn là con người có chí cầu tiến, thái ddoooj tích cực để hoàn thiện bản thân chứ không phải chỉ biết khăng khăng rằng mình không tốt ở khía cạnh đó, không chịu sửa đổi.
"Bạn có biết điểm mạnh - điểm yếu của bản thân không?" là câu hỏi thường gặp trong những buổi phỏng vấn ở bất kỳ ngành nghề nào
5. Khi khám chữa bệnh cho bệnh nhân thì hành vi nào bị cấm, hạn chế?
Có rất nhiều điều bạn sẽ cần nhớ rõ khi ứng xử với bệnh nhân. Và chắc chắn bạn cũng cần nằm lòng những hành vi bị cấm, hạn chế trong quá trình làm việc. Chẳng hạn như khi đối mặt với bệnh dịch truyền nhiễm, những điều cấm kỵ không được làm sẽ là:
Để bệnh dịch phát tán diện rộng hơn
Không khai báo, che giấu hoặc khai báo sai lệch về tin tức bệnh dịch
Vi phạm các quy định khác trong quá trình phòng chống bệnh dịch truyền nhiễm
Còn rất nhiều những quy định cấm, hạn chế mà bạn cần nắm rõ để phòng tránh. Đừng để vì bản thân thiếu kiến thức mà gây ra những hậu quả không lường, và nhất là không thể vượt qua vòng phỏng vấn.
6. Hãy giải thích một số từ ngữ chuyên ngành
Đây là cơ hội cho bạn thể hiện năng lực về lý thuyết chuyên môn. Mục tiêu của bạn là cần nắm rõ hết những kiến thức bạn đã học. Hãy đáp trả một cách rành mạch và tự tin vì bạn đã học tập rất chăm chỉ để nắm rõ các lí thuyết.
Nếu có một vài từ ngữ khiến bạn lúng túng, hãy nhanh chóng bỏ qua câu hỏi để đến với câu tiếp theo. Tuy mất điểm đôi chút song bạn có thể nhanh chóng “gỡ gạt” nhờ những câu trả lời kế tiếp.
7. Trình bày một số quy định, luật do Nhà nước ban hành về khám chữa bệnh cho bệnh nhân
Đây sẽ là câu hỏi liên quan đến hiểu biết của bạn về pháp luật trong khám chữa bệnh. Thông qua câu trả lời, nhà tuyển dụng phần nào sẽ đánh giá thái độ, trình độ và đạo đức, nhân phẩm của bạn. Đừng khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn là người vô trách nhiệm khi không hề quan tâm đến những luật lệ, quy định đã được Nhà nước ban hành về khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Trước khi trở thành một y sĩ, bạn phải là một công dân tiêu chuẩn. Vì vậy hãy nhớ tìm hiểu trước những quy định đã được ban hành và thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhé!
Đừng khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn là người vô trách nhiệm khi không hề quan tâm đến những luật lệ, quy định đã được Nhà nước ban hành
8. Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?
Có thể nói câu hỏi này dễ thì không hẳn dễ, khó cũng không hẳn là khó. Lời khuyên cho bạn là hãy tìm hiểu qua mức lương chung của thị trường để đưa ra một con số hợp lý. Hoặc nếu có thể, bạn hãy vận dụng những mối quan hệ của bản thân để dò hỏi người từng công tác tại vị trí đang tuyển là bao nhiêu.
Nếu thật sự không thể tìm hiểu được mức lương mặt bằng chung, bạn có thể khéo léo dò hỏi ngược lại với nhà tuyển dụng: “Tôi mong rằng mức lương sẽ đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Liệu quý vị có thể cho tôi biết con số cụ thể mà vị trí này hứa hẹn ra sao không?”. Khi biết được con số cụ thể, bạn có thể đưa ra sự cân nhắc chấp nhận hoặc thương lượng thêm.
> TOP 7 câu hỏi phỏng vấn ngành công nghệ thông tin
> Tuyển tập bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên xuất nhập khẩu
Thanh Phương - Kênh Tuyển Sinh