Dạy trẻ chưa bao giờ là một công việc đơn giản đối với mỗi bậc làm cha làm mẹ. Đặc biệt là trong vấn đề giáo dục con trẻ về việc tập trung trong học tập. Liệu những nguyên nhân nào khiến trẻ khó tập trung khi học tập?
1. Không hiểu rõ giá trị của việc học
Trẻ em có thể gặp khó khăn trong việc học nếu chúng coi môn học này là vô nghĩa. Cha mẹ thường giải thích đơn giản là việc học có thể mang lại điểm tốt, điều cần thiết để thành công trong cuộc sống. Không giống người lớn, trẻ không có kinh nghiệm trong cuộc sống và có thể không hiểu tại sao thành công lại quan trọng. Vì vậy, trẻ cảm thấy việc học không có ích.
Liệu những nguyên nhân nào khiến trẻ khó tập trung khi học tập?
2. Không có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn
Áp lực học tập, thiếu thời gian nghỉ ngơi, vui chơi sẽ khiến trẻ bị ức chế thần kinh, mệt mỏi… Điều này dẫn đến tình trạng thiếu sức khỏe, trẻ không tập trung học, càng khiến chúng khó theo kịp các bạn trong lớp, dẫn đến chán nản không muốn học.
3. Phương pháp giảng dạy nhàm chán
Đôi khi do phương pháp dạy của giáo viên khô khan, nhàm chán, thiếu sáng tạo, trẻ không có hứng thú và động lực.
4. Trẻ phát triển hơi chậm hoặc quá hiếu động
Trẻ không tập trung học có thể do tâm lý, chậm tiếp thu, trẻ thiếu hoạt bát, lười suy nghĩ, dẫn đến việc hay phụ thuộc làm theo yêu cầu của người khác. Trong khi đó, các bé có xu hướng quá hiếu động cũng không tập trung học được vì luôn bị phân tâm bởi những tác động bên ngoài, khiến việc học không có hiệu quả.
5. Cha mẹ kỳ vọng quá cao
Nhiều bậc phụ huynh thường tin rằng việc đặt kỳ vọng cao sẽ thúc đẩy trẻ phát triển. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng ở mức độ nào đó. Kỳ vọng quá cao có thể là lý do khiến trẻ không có động lực khi bị thất bại. Điều này có thể dẫn đến căng thẳng, trầm cảm ở trẻ, do đó, tác động tiêu cực đến kết quả học tập.
6. Hoàn cảnh gia đình
Theo You Are Mom, tâm lý chán học của trẻ có thể ảnh hưởng bởi những xung đột trong mối quan hệ của cha mẹ, hoặc cha mẹ thiếu thời gian quan tâm đến con cái. Những tác động này khiến trẻ không thấy có niềm vui thích trong cuộc sống để tạo động lực học tập.
7. Môi trường học tập không thoải mái
Các yếu tố khác như trẻ cảm thấy thoải mái và an toàn thế nào trong môi trường học tập cũng rất quan trọng. Điều quan trọng là cha mẹ đảm bảo trẻ được học trong môi trường thoải mái, đầy đủ thiết bị, ánh sáng. Ngoài ra, quan hệ với trẻ khác, bắt nạt và mâu thuẫn với giáo viên cũng có thể khiến học sinh không có động lực học tập.
> TOP 7 bài học quan trọng cha mẹ cần dạy cho trẻ từ sớm
> Những đứa trẻ học được cách hy vọng là những đứa trẻ hạnh phúc
Theo Zing News