Đào tạo liên thông đại học: Siết chặt đầu vào?

Trước chủ trương của Bộ GD-ĐT về việc quy định đầu vào trong đào tạo liên thông, dư luận đã xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều.

"Bóp nghẹt liên thông"

Một số người tán thành với chủ trương trên của Bộ thì cho rằng đây là việc nên làm, thể hiện sự cố gắng của Bộ trong việc hạn chế tiêu cực trong đào tạo liên thông. Nhưng một số khác lại quan niệm, điều này hạn chế con đường học tập, cản trở mục tiêu học tập nâng cao trình độ của người học.

 

lien thong dai hoc, cac truong duoc hoc lien thong, cac truong duoc lien thong dai ho, lien thong chinh quy, dai hoc chinh quy, bang lien thong, thi lien thong, hai quan


Điểm mới trong quy định về đào tạo liên thông đang gây ra một làn sóng tranh luận trong dư luận đó là việc yêu cầu những người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, CĐ nghề, CĐ chưa đủ 36 tháng khi thi liên thông lên trình độ CĐ hoặc ĐH hệ chính quy phải dự kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ cùng với học sinh phổ thông. Theo ý kiến của lãnh đạo nhiều trường ĐH, CĐ cũng như sinh viên, điều này rất khó thực hiện.

Ông Lê Trọng Thắng- Trưởng phòng Quản lý đào tạo- ĐH Mỏ Địa chất cho rằng: Quy định sinh viên phải đủ thời gian 36 tháng tính từ khi tốt nghiệp đến nộp hồ sơ thi liên thông là quá dài, gây khó cho người muốn học. Bên cạnh đó yêu cầu các em chưa đủ 36 tháng tính từ ngày tốt nghiệp phải thi ĐH-CĐ với học sinh phổ thông là không khả thi vì các em đã gần như quên hết kiến thức phổ thông.

Đồng quan điểm trên, ông Bùi Đức Hiền- Trưởng phòng Đào tạo- ĐH Điện lực thẳng thắn: Sinh viên gần như vô vọng nếu muốn liên thông lên ĐH ngay sau tốt nghiệp. Quy định này của Bộ GD-ĐT sẽ gây thiệt thòi cho người học.

Đại diện Hiệp hội các trường ngoài công lập, ông Trần Xuân Nhĩ- Phó Chủ tịch cũng nêu lên bức xúc: “Liên thông trong đào tạo là phương pháp mà quốc tế đã áp dụng nhiều năm nay. Điều này cũng phù hợp với chủ trương học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập mà Đảng và Nhà nước đang hướng tới. Do vậy, khi Bộ GD-ĐT áp quy định này, vô hình trung là “bóp chết” hệ thống đào tạo liên thông, làm giảm nhu cầu học tập của người dân”.

“Bên cạnh đó, quy định, sau khi tốt nghiệp, trung cấp hoặc cao đẳng chưa đủ 36 tháng, muốn thi liên thông lên đại học, thí sinh cần phải thi như học sinh phổ thông với kỳ thi 3 chung là không phù hợp với thực tế cuộc sống. Bắt người sau khi đã tốt nghiệp gần 3 năm sau đó quay lại ôn luyện kiến thức để đi thi như học sinh cấp 3 là điều không tưởng”, ông Trần Xuân Nhĩ khẳng định.

Bên cạnh đó, ông Đặng Ứng Vận- Hiệu trưởng ĐH Hòa Bình cho biết: Quy định người học phải có 3 năm kinh nghiệm mới được dự thi, tôi cho rằng không ổn, quá nặng về hình thức. Bộ nên có chế tài giám sát việc tổ chức tuyển sinh, đánh giá đào tạo liên thông chứ không nên chặn cửa vào của các em như vậy.

Bức xúc

Theo quy định của Bộ GD-ĐT đến ngày 7-2-2013 Thông tư 55/TT/BGDĐT chính thức có hiệu lực. Điều này đồng nghĩa với việc những sinh viên tốt nghiệp CĐ năm 2012, 2011, trước ngày 7-2-2010, đều không thể thi liên thông lên ĐH, buộc họ phải tìm một công việc để kiếm sống, sau đó nếu muốn thi tiếp phải đợi 3 năm sau. Trước thực tế này, rất nhiều sinh viên đã tỏ ra lo ngại trước tương lai của mình. Hầu hết đều cho rằng, cửa vào liên thông đã trở nên rất hẹp, rất khó bước qua.

Sinh viên Nguyễn Thùy Nga- Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật thương mại- Hà Nội than thở: Học xong cao đẳng, nếu chưa tốt nghiệp được 3 năm phải thi các môn cùng với thi tuyển sinh đại học thì thời gian 3 năm học trước đó coi như công cốc. Quy định trên của Bộ GD-ĐT khiến cho những sinh viên cao đẳng, trung cấp muốn học lên cao hơn quả thực rất gian nan.

Một số ý kiến khác cũng cho rằng quy định của Bộ là quá bất ngờ, mà thời gian áp dụng lại cận kề khiến cho sinh viên trở tay không kịp. Sinh viên Cao Võ Huy Tuấn- Cao đẳng Y tế Hà Nội cho biết: Nếu biết Bộ có quy định này, em sẽ không học cao đẳng, vừa mất thời gian, tiền bạc, mà chả hơn học sinh cấp 3. Mất 3 năm học xong vẫn phải quay về thi cùng với học sinh cấp 3 thì thực là “đánh đố”.

Tuy nhiên, bên cạnh nhiều ý kiến phản ứng của lãnh đạo và sinh viên phản đối dữ dội, cũng có không ít ý kiến đồng tình với chủ trương của Bộ.

Ông Phạm Quang Dong- Trưởng phòng đào tạo- ĐH Kinh tế quốc dân cho rằng: Theo tôi quy định của Bộ GD-ĐT là phù hợp với thực tế hiện nay. Sở dĩ như vậy là do hiện có lượng lớn sinh viên ra trường (dù học chính quy) vẫn thất nghiệp, không có khả năng tìm kiếm việc làm. Như vậy, với sinh viên học liên thông, điều này còn khó khăn hơn. Vậy nên việc siết chặt đầu vào hệ đào tạo này phần nào cũng cho xã hội thấy hiện chúng ta đang trong tình trạng thừa người học mà thiếu người làm.

Tán thành chủ trương của Bộ GD-ĐT, ông Phạm Minh Hạc- nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng: Siết chặt hệ đào tạo này là việc mà lẽ ra Bộ GD-ĐT nên làm từ rất lâu. Bởi vì nếu cứ “thả” nổi như hiện nay, người học bằng mọi cách sẽ có được mảnh bằng đại học, dù giá trị sử dụng của nó không được mấy người quan tâm. Học liên thông lên nhưng trình độ, tri thức hầu như không tăng là bao.

 

Xem thêm: Quy định mới về đào tạo liên thông Đại Học Cao Đẳng


Ý kiến của bạn về vấn đề này hoặc có thắc mắc, xin gửi theo mẫu phản hồi dưới đây. Cảm ơn các bạn

Kenhtuyensinh

Theo: báo Hải Quan