12 nguyên tắc giao tiếp trong kinh doanh cần phải nhớ
1. Sức mạnh bên trong
Nghe có vẻ khó hiểu nhưng có thể hiểu đơn giản, ngôn ngữ thầm lặng được hiểu là ngôn ngữ thành văn âm thầm ở trong bản thân mỗi người.
Để kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh được hiệu quả, không có cách nào khác đó là am hiểu bản thân, am hiểu sản phẩm, nắm được thông tin khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh tranh (nếu có).
Hãy tập dượt và tự nói trước gương, tự đặt câu hỏi và tìm câu trả lời sao cho hay nhất. Hãy tập trung để luôn tự tin rằng “mình tự nói với mình”.
2. Chú ý tới ngôn ngữ cơ thể
Ấn tượng ban đầu rất quan trọng, nó sẽ quyết định 70% buổi giao tiếp đó. Sẽ thật khó để lấy lòng tin hay sự chú ý của đối phương khi mà ngay từ đầu họ đã “ghét cái thái độ” của bạn.
Hãy nhớ rằng Có thể bề ngoài của bạn không xinh đẹp, hấp dẫn nhưng không có nghĩa khách hàng chấp nhận một đối tác ăn mặc lôi thôi tới gặp mình.
Hãy luyện tập từ các điều đơn giản nhất như bắt tay, cách kéo ghế, uống nước, nói lời chào. Khi chuẩn bị gặp đối tác hãy chuẩn bị trang phục chu đáo, phù hợp, hãy quên hết phiền muộn bên ngoài để giữ cho khuân mặt luôn vui vẻ rạng ngời. Và hãy tự tin để nghệ thuật giao tiếp trong kinh doanh được hiệu quả
3. Chuẩn bị trước cho câu chuyện của bạn
Trong kinh doanh, cần sự chính xác và rõ ràng, vì vậy để không làm lãng phí thời gian và có thể làm chủ cuộc trò chuyện bạn nên chuẩn bị trước cho câu chuyện của mình. Tuỳ theo đối tượng và nội dung buổi trò chuyện mà có thể thêm vào đó những câu chuyện “ngoài lề”.
Mách nhỏ cho bạn đó là hãy đưa KHÁCH HÀNG vào tròng. Hãy chuẩn bị những câu hỏi và những câu trả lời “không thể tốt hơn” rồi dùng Nghệ thuật đặt câu hỏi, đưa đối phương vào thế bị động và hỏi đúng câu hỏi mà chúng ta chuẩn bị. Những câu hỏi mang tính quyết đoán của việc đồng ý hay không đồng ý thực hiện giao kết.
4. Ánh mắt và nụ cười thân thiện
Mắt luôn rạng ngời kèm theo một nụ cười tươi thân thiện chắc chắn sẽ gây cho đối phương bị “nghiện” ngay từ đầu và trong suốt thời gian giao tiếp.
Hãy cố gắng loại bỏ mọi muộn phiền, lo toan “tạp phế lù” ra khỏi đầu ngay sau khi mở cánh cửa vào phòng nơi mà buổi trảo đổi với đối tác sắp diễn ra. Hãy nghĩ về việc gì đó khiến bạn vui ngay khi bước chân vào phòng.
À cũng nhớ là đừng giả nai nhé. Tức là cứ cười như một đứa dở hơi biết bơi ấy, nhìn ghét lắm chứ đừng nói là bỏ thời gian ra để trao đổi.
5. Sử dụng ngôn từ chuẩn mực và chính xác
Bạn nên biết ngôn ngữ giao tiếp trong kinh doanh cần sự chuẩn mực và chính xác. Không phải cứ nói nhiều mới thể hiện bạn là người hiểu biết hay làm chủ cuộc trò chuyện, mà bạn cần biết khi nào cần nói và khi nào không. Ngôn ngữ giao tiếp trong kinh doanh cũng cần lịch sự và trang trọng hơn một cuộc nói chuyện bình thường khác.
6. Kỹ năng Lắng nghe
Chẳng ai thích tự nói tự nghe. Đặc biệt là trong kinh doanh, sự chia sẻ luôn là khởi đầu của mọi giao dịch.
Hãy tập trung để lắng nghe những gì đối tác đang trao đổi, có thể liên quan hoặc không liên quan tới nội dung chính. Có thể bạn không nghe được nhưng hãy tỏ ra lắng nghe.
Một chiếc bút và một cuốn sổ sẽ khiến bạn trở thành một người cực kỳ lịch sự và chuyên nghiệp khi bạn ghi lại tất cả các điều đối tác trao đổi.
7. Kỹ năng nói
Nếu bạn chỉ giỏi nghe mà không biết cách nói hoặc nói không diễn đạt được mong muốn, ý chí của mình thì buổi gặp mặt có ký kết cũng sớm thất bại. Bí quyết để luyện nói khi giao tiếp trong kinh doanh điều đầu tiên đó là phải ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề. Hãy tập dượt trước gương để tăng khả năng nói. Tôi đã từng học nhạc Rap và Cải lương để luyện cho lưỡi và môi. Bạn cũng có thể thử phương án này xem sao
Tuyệt đối kỵ: Đối tác có suy nghĩ, mình chỉ là thằng ba hoa chích choè!
8. Tôn trọng lẫn nhau
Giống như tình yêu, khi đã yêu hãy chỉ để duy nhất người mình yêu ở trong mắt và trong cuộc tình lãng mạn, giao tiếp trong kinh doanh cũng vậy, khi giao tiếp, hãy loại bỏ các thứ xung quanh để chỉ có đối tác và những câu chuyện hai bên trao đổi bao trọn tầm mắt và khán phòng. Hãy chú ý những điều sau đây khi học kỹ năng sống này:
- Không nên nói chuyện với đối tác mà mắt liên tục đảo xung quanh hoặc có những hành động, lời nói khó nghe.
- Hãy để đối tác nói hết câu, hết ý rồi hãy hỏi hoặc trả lời
- Luôn chuẩn bị giấy bút để có thể ghi chép những gì Đối tác trao đổi.
9. Hãy đưa ra lời khuyên đúng thời điểm
Giao tiếp trong kinh doanh đòi hỏi bạn phải là người nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin truyền đạt từ đối tác. Vì vậy, khi đối tác của bạn nói lên suy nghĩ, ý định của họ bạn hãy lắng nghe cẩn thận để chắc chắn rằng đã hiểu rõ những gì họ muốn truyền đạt, sau đó hãy từ tốn đưa ra lời khuyên nếu họ muốn nghe ý kiến của bạn. Để làm tốt điều này, tôi khuyên bạn nên làm các điều sau một cách thường xuyên.
- Đọc nhiều sách
- Nghiên cứu thông tin đối tác thật kỹ
- Nghiên cứu về lĩnh vực mà đối tác đang chuẩn bị giao kết với mình
- Hãy tìm hiểu thêm về đối thủ khác của đối tác. Hãy xem các đối thủ của họ làm gì và đạt được gì.
10. Sự rõ ràng
Thời gian là vàng là bạc. Điều này đúng không chỉ với người làm kinh doanh mà đúng với hầu hết tất cả mọi người.
Chẳng có ai “thừa hơi”; “dỗi việc” để ngồi nghe bạn kể lể vòng vo tam quốc đủ thứ trên đời mà không đi vào ý chính của buổi giao tiếp.
Phải công nhận rằng, đôi khi những câu chuyện ngoài lề sẽ giúp cho buổi giao tiếp trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Nhưng đó là con dao hai lưỡi, hãy cân nhắc sử dụng hợp lý. Hãy đọc Bí quyết đoán ý khách hàng để có thể biết được thời điểm phù hợp kể lể tam quốc
11. Quan điểm kiên định
Đừng bao giờ tỏ ra mình là người “không cả quyết” trước đối tác đang giao tiếp khi thực hiện một phi vụ kinh doanh.
Chắc chắn chúng ta cần sự khôn khéo, lựa gió bẻ măng sao cho phù hợp và cân bằng lợi ích giữa hai bên. Và chắc chắn ai khi kinh doanh cũng muốn đối phương đồng ý những điều khoản có lợi cho mình. Thế nhưng, hoàn toàn sai lầm khi chúng ta liên tục thay đổi ý kiến của mình chỉ đơn giả là “làm cho khách hàng hài lòng”. Đôi khi chính sự “kém kiên định” ấy mà chúng ta thất bại khi giao tiếp trong kinh doanh vì chính nó tạo nên sự Nghi ngờ trong lòng đối tác
12. Làm chủ cảm xúc
“Sẩy một ly đi một dặm” và “Giận quá mất khôn” là những câu nói được các bậc tiền bối đúc kết.
Hãy làm chủ cảm xúc của mình đặc biệt là những cảm xúc khó chịu, bực bội. Sẽ chẳng ra sao nếu bạn liên tục cáu gắt hoặc tỏ vẻ khó chịu khi giao tiếp với đối tác. Cũng chẳng ai thể hiện sự vui sướng bằng việc nhảy cẫng lên, hò hét, cười hô hô ha ha trước mặt đối tác.
Điều này khác hẳn khi giao tiếp ứng xử thông thường. Trong cuộc sống, bạn là chính mình sống đúng bản chất và thể hiện mọi thứ bạn muốn mà không cần chuẩn mực. Nhưng trong giao tiếp kinh doanh thì mọi thứ luôn phải đặt trong khuôn khổ cho phép.
Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh chính là chìa khóa thành công của những người nổi tiếng trên Thế giới. Nếu bạn là một người giao tiếp tốt thì công việc làm ăn cũng sẽ dễ dàng hơn. Ngược lại sẽ chẳng đối tác nào muốn ký hợp đồng với người giao tiếp dở cả. Giao tiếp trong kinh doanh không khó nhưng bạn cũng đừng nên xem nhẹ bởi khi bạn nói ra điều gì đó với đối tác, khách hàng nghĩa là bạn đã có dự định trước và điều đó rất quan trọng đối với bạn. Vì thế, hãy luyện tập các kỹ năng cần thiết trên đây thường xuyên để có thêm nhiều bài học hữu ích về cách giao tiếp trong kinh doanh.
Bài viết thuộc chủ đề: giao tiếp trong kinh doanh, kỹ năng giao tiếp, nghệ thuật giao tiếp, bí quyết giao tiếp hiệu quả, kỹ năng lắng nghe.