Việc quan sát con bạn quản lý những khoảnh khắc lo lắng của chúng có thể là một thách thức đối với cha mẹ, và điều này thậm chí có tính “di truyền”.
Cách bạn phản ứng với khoảnh khắc gây lo lắng có thể ảnh hưởng đến cách trẻ tiếp cận các tình huống không thoải mái trong tương lai.
Đáng buồn thay, sự né tránh là một kiểu hành vi cố hữu khiến nhiều đứa trẻ không thể trải nghiệm cuộc sống như chúng mong muốn. Khu vực thoải mái mà nhiều người khao khát được ở lại có thể giống như nhà tù an ninh tối đa, nơi không có lối thoát. Cha mẹ có trách nhiệm đảm bảo sự tham gia thay vì né tránh trở thành phản ứng có khả năng xảy ra nhất ngay cả khi trẻ cảm thấy lo lắng và căng thẳng.
1. Vững vàng khi gặp phải sự kháng cự
Gần đây, Melanie, một bà mẹ bốn con, đã tâm sự cách cô ấy tiếp cận với sự lo lắng của cô con gái tuổi teen về việc đi làm thêm. Chloe - mười lăm tuổi, một cô gái trầm tính, chu đáo, ham học hỏi muốn có việc làm nhưng quá lo lắng để đi phỏng vấn. Melanie có lập trường kiên quyết với con gái và khăng khăng rằng cô bé phải đi phỏng vấn xin việc, bất chấp một số phản đối mạnh mẽ.
Melanie kể: “Tôi đã lái xe đưa Chloe đến buổi phỏng vấn, con bé đã lo lắng đến độ phát run lên. Con bé đã cố nài nỉ tôi đừng bắt con bé đi phỏng vấn. Thế nhưng, dù tôi cảm thấy có lỗi, tôi vẫn không dừng lại quyết định đưa con bé quay về nhà bởi tôi biết rằng: Nếu con bé không làm điều này bây giờ thì sau này con bé sẽ mãi trốn tránh những thứ khiến bé lo lắng. Tôi đã nói rằng: “Con không có lựa chọn khác.” để con bé hiểu được đây là việc con bé phải đối mặt.”
Chloe đã rất thành công trong buổi phỏng vấn. Điều đầu tiên khi cô bé trở về nhà là cảm ơn Melanie vì đã giữ vững lập trường và khăng khăng bảo cô bé đi tham dự buổi phỏng vấn.
Cha mẹ nên tạo cho con động lực từ tâm thế vững vàng khi đưa ra quyết định
2. Đưa ra quyết định vì lợi ích tốt nhất của trẻ
Trẻ em có xu hướng tự nhiên là tránh thực hiện các hoạt động mà chúng cho rằng có thể sẽ thất bại, gặp khó khăn hoặc bị cười nhạo. Vào những lúc như vậy, cha mẹ, những người có tầm nhìn bao quát hơn cần phải đưa ra quyết định cho con mình để ngăn chặn sự phát triển của những khuôn mẫu hành vi tiêu cực rất khó phá vỡ. Cần có sự nhạy cảm và can đảm của cha mẹ để cảnh báo trẻ em hoặc thanh thiếu niên tạm thời tránh tham gia các hoạt động gây lo lắng. Nhưng đó là điều đúng đắn cần làm nếu mục tiêu của cha mẹ là phát triển sự tự tin của trẻ, thay vì cảm giác bất lực của chúng.
Con gái của Melanie vẫn cảm thấy lo lắng trước khi cô ấy đi làm, nhưng sau đó thì nỗi lo lắng cứ giảm dần. Điều quan trọng là, “tài khoản” can đảm của cô bé sẽ được lấp đầy sau khi tài khoản ngân hàng của cô bé có thêm khoản lương chi trả cho công sức làm việc.
Bạn đừng bao giờ đánh giá thấp giá trị của một chút thúc đẩy trong việc nuôi dạy con cái, đặc biệt nếu sự lo lắng có xu hướng trở thành người bạn đồng hành thường xuyên của con bạn.
> Những kiểu phụ huynh sẽ dễ dạy ra được con ngoan
> Vì sao cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện với con?
Theo Parenting Ideas