Giáo dục > đào tạo trực tuyến > E-learning > Lập trình di động
Thị trường ứng dụng di động: Cơ hội lớn cho các công ty mới khởi nghiệp Việt
Câu chuyện Flappy Bird – một ứng dụng di động Việt “gây bão” toàn cầu cho thấy tiềm năng và cơ hội lớn để khởi nghiệp trong lĩnh vực ứng dụng di động - một trong những thị trường “màu mỡ”, có tốc độ tăng trưởng “bùng nổ” nhưng vẫn còn bỏ ngỏ ngôi vua.Đó là khẳng định của nhiều chuyên gia tại một hội thảo về start up mobile vừa diễn ra tại Hà Nội do Tech In Asia – Bản tin công nghệ châu Á dành cho thế giới và VTC Academy phối hợp tổ chức.
Theo bản tin công nghệ châu Á Tech In Asia, với một quốc gia có trên 90 triệu dân như Việt Nam, có trên 130 triệu thuê bao di động hiện đang hoạt động và hơn 17 triệu điện thoại thông minh dự tính sẽ được bán ra trong năm 2014 nhưng chỉ mới có 19 triệu thuê bao di động có kết nối 3G thì rõ ràng môi trường khởi nghiệp trong lĩnh vực di động tại Việt Nam là một mảnh đất vô cùng màu mỡ.
Trước đó, những báo cáo và con số thống kê của công ty nghiên cứu thị trường GFK cho thấy tiềm năng liên quan đến smartphone tại Việt Nam là rất lớn, nhất là khi thị trường smartphone Việt Nam hiện đang đứng đầu khu vực Đông Nam Á.
: Khoá học lập trình IOS cơ bản
Cụ thể, Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng 156% về số lượng smartphone tiêu thụ và 113% về tổng số giá trị thiết bị bán ra. Ước tính cả năm 2013, người Việt chi 40.400 tỷ VNĐ cho điện thoại di động, tăng trưởng 33% so với năm 2012.
Chia sẻ với BizLIVE, ông Dũng Trần, CEO đồng thời là người sáng lập mWork – mạng lưới liên kết mobile tiên phong ở Việt Nam chỉ rõ tiềm năng to lớn, liên quan đến smartphone hiện nay là thị trường ứng dụng di động với tốc độ tăng trưởng 100%/năm và dự kiến doanh thu thị trường sẽ cán mốc 1 tỷ USD vào cuối năm 2015.
CEO mWork Dũng Trần (trái) và CEO Appota Đỗ Tuấn Anh (phải) chia sẻ về cơ hội khởi nghiệp trong lĩnh vực ứng dụng di động.
Theo CEO mWork, hiện cả nước mới chỉ có 19 triệu thuê bao 3G, chiếm khoảng 20% dân số và trong tương lai số thuê bao 3G sẽ tiếp tục tăng trưởng và đây là một đại dương xanh rất lớn, một cơ hội cho tất cả mọi người, nhất là cho các startup để chiếm lĩnh thị trường, nắm giữ người dùng mà không gặp nhiều khó khăn.
“Bởi đến một lúc nào đó khi số lượng thuê bao 3G vượt quá khoảng 50 – 60% dân số thì lúc đó các công ty dung cấp dịch vụ trên mobile đã rất chín, nắm giữ rất nhanh số lượng người dùng đó và đưa vào hệ sinh thái của mình. Điều này giống như câu chuyện viễn thông hiện nay khi 3 “ông lớn” Viettel, Vinaphone, Mobifone nắm hơn 90% người dùng nên rất khó để các startup lấy ra được, chưa nói đến việc không thể đọ về nguồn lực, tiền bạc”, ông Dũng nhấn mạnh.
Cụ thể hơn, từ kinh nghiệm gây dựng Appota trở thành đơn vị dẫn đầu tại Việt Nam cung cấp nền tảng phân phối ứng dụng mobile một cách toàn diện cho các nhà phát triển ứng dụng và phát hành game, ông Trần Tuấn Anh, CEO đồng thời là người sáng lập của Appota cho rằng: “Trong nhiều mảng của ứng dụng di động thì thị trường game mobile là có tiềm năng vượt trội và dễ startup bởi khả năng chiếm lĩnh thị phần và nắm giữ người dùng cao”.