Môn

 

2016

 

2017

 

Toán

 

Tự luận 180 phút

 

Trắc nghiệm 90 phút

 

Ngữ văn

 

Tự luận 180 phút

 

Tự luận 120 phút

 

Vật lí

 

Trắc nghiệm 90 phút

 

Trắc nghiệm 50 phút

 

Hoá học

 

Trắc nghiệm 90 phút

 

Trắc nghiệm 50 phút

 

Sinh học

 

Trắc nghiệm 90 phút

 

Trắc nghiệm 50 phút

 

Lịch sử

 

Tự luận 180 phút

 

Trắc nghiệm 50 phút

 

Địa lý

 

Tự luận 180 phút

 

Trắc nghiệm 50 phút

 

Giáo dục công dân

 

Không thi

 

Trắc nghiệm 50 phút

 

Tiếng Anh

 

Tự luận và trắc nghiệm 90 phút

 

Trắc nghiệm 60 phút

a có thể xem ở bảng trên để so sánh sự thay đổi giữa hai năm 2016 và 2017.
Như vậy, so với năm 2016, năm nay, tất cả các môn đều thay đổi về thời gian thi. Sự thay đổi về thời gian thi khá lớn như lịch sử, địa lý (còn khoảng 28%), toán (còn 50%), lí, hoá, sinh (còn khoảng 56%), ngữ văn, tiếng Anh (còn khoảng 67%).
Về hình thức thi, các môn toán, tiếng Anh đã thay đổi. Môn thi mới xuất hiện năm 2017 là Giáo dục công dân.

Số điểm 10 năm 2017 nhiều gấp 60 lần năm 2016

Dư luận đang bàn luận rất nhiều về điều này mà chúng ta cần phân tích nguyên nhân của hiện tượng này. Xin trao đổi một số quan điểm:

1) Chất lượng giáo dục tăng đột biến?

Chắc chắn không phải, bởi không có bất cứ dấu hiệu tích cực nào làm cho chất lượng giáo dục tăng nhanh như vậy.
Mặt khác số lượng điểm 10 không phản ánh chất lượng giáo dục nói chung, mà chỉ nói về số các em ở phía trên cùng về năng lực học tập.

2) Đề thi có dễ hơn không?

Nếu nhìn về thời gian làm bài và số câu hỏi của các môn thi trắc nghiệm, ta thấy học sinh phải có kỹ năng rất tốt mới có thể vượt qua 9 điểm.
Với môn Toán, một số câu vận dụng cao ở mức độ khó, thậm chí có câu mà các chuyên gia dạy toán còn đề nghị không nên ra ở đề thi trắc nghiệm.
Như vậy nói đề thi dễ cũng không đúng.

3) Tại sao số điểm 10 lại tăng nhiều thế?

Có các nguyên nhân sau:
- Do thời gian làm bài giảm đi nhiều nên khối lượng kiến thức đánh giá học sinh đương nhiên giảm đi. Đây là cơ hội cho những em nếu thi như năm 2016 có thể không lên được điểm tối đa mà năm 2017 lại có 10 điểm.
Ở đây giống như thi gánh 100 kg với thi gánh 60 kg. Điều này lý giải cho việc tăng điểm 10 ở các môn lý, hoá, sinh.
- Hình thức thi thay đổi từ tự luận (hoặc một phần tự luận) sang hình thức trắc nghiệm cũng làm cho một số học sinh có cơ hội giành điểm 10. Vì sao?
Chẳng hạn với môn toán, khi thi tự luận đòi hỏi phải tìm ra lời giải còn thi trắc nghiệm chỉ cần suy luận để dự đoán tốt là có thể chọn phương án đúng.
Học sinh có thể không đưa ra được bất đẳng thức để đánh giá biểu thức và sẽ bế tắc khi tìm giá trị lớn nhất hay nhỏ nhất của biểu thức, sẽ 0 điểm khi làm tự luận. Nhưng với bài thi trắc nghiệm, có các phương án đưa ra để lựa chọn, học sinh có thể suy luận để phán đoán giá trị lớn nhất hay nhỏ nhất của biểu thức xảy ra khi nào, bỏ qua được bước nguy nan nhất để chọn phương án đúng.
Với môn tiếng Anh, khi thi có phần tự luận đòi hỏi phải hiểu và viết được, nhưng bây giờ chỉ cần suy luận để chọn phương án.
Với các môn sử, địa, khi thi tự luận với 180 phút thì có học sinh nhớ tốt nhưng viết kém nên khó được điểm 10. Nhưng thi trắc nghiệm một phần do nhớ, một phần do các phương án gợi ý nên nhớ và đặc biệt không phải diễn đạt bằng văn viết nên số em đạt điểm tối đa sẽ tăng lên nhiều.
Bởi hình thức thi thay đổi cùng với khối lượng thi giảm nhiều nên điều này lý giải việc tăng số điểm 10 ở các môn toán, tiếng Anh, sử, địa.
- Tăng thêm môn giáo dục công dân nên số điểm 10 của môn này tăng tuyệt đối so với năm 2017.
- Môn ngữ văn không đổi hình thức thi. Tuy thời gian thi rút ngắn nhưng vẫn là môn mà đạt điểm 10 là quá khó.
Tóm lại, nguyên nhân tăng đột biến số điểm 10 là do khối lượng kiến thức đánh giá nhẹ hơn và hình thức thi thuận lợi hơn cho việc đạt điểm tuyệt đối.


Nhìn phổ điểm ta thấy điều gì?

- Khi xem lại phổ điểm của năm 2016 và 2017 ta thấy đỉnh của biểu đồ (điểm có nhiều học sinh đạt nhất) có thay đổi::

2016

2017

Toán

6,25

4

Ngữ văn

5

6

Tiếng Anh

2,4

3,4

Vật lý

6,6

5,5

Hoá học

5,4

4,5

Sinh học

4,4

4,5

Lịch sử

3

4

Địa lý

5

6,5

Giáo dục công dân

-

8,25

Nếu nhìn vào các đỉnh này thì có thể thấy không thể nói chất lượng giáo dục thay đổi nhiều khi so năm nay với năm 2016. Các môn khoa học tự nhiên có vẻ bị giảm điểm ở đỉnh còn các môn khoa học xã hội thì tăng lên.
- Nếu chúng ta xét tuyển bao nhiêu phần trăm học sinh vào đại học thì chúng ta sẽ chia trục điểm ra để nhìn từ điểm đó sang phía bên phải mà thôi. Sự phân hoá sẽ cao nếu độ dốc của biểu đồ cao, sẽ là không phân hoá nếu phần biểu đồ này có độ dốc kém.
- Với các môn toán, lý, hoá thì độ đốc của môn toán kém hơn lý và hoá.
- Với các môn toán, hoá, sinh thì độ dốc từ 7 điểm trở lên của sinh kém hơn hoá và toán.
- Với các môn ngữ văn, sử, địa thì cả 3 môn có độ dốc tương đối tốt như nhau.
- Với môn tiếng Anh thì từ 7 điểm trở lên độ dốc hơi ít.
Từ đó, ta thấy với độ dốc của phần điểm khá trở lên, tuy nhiều ít khác nhau nhưng chắc chắn đảm bảo việc xét tuyển đại học được công bằng. Tất nhiên, ở đây chưa xét tới đối tượng tuyển thẳng và cộng điểm ưu tiên.
Kết luận, kết quả thi THPT quốc gia có sự biến động nhiều là về số điểm 10 nhưng có nguyên nhân phù hợp với sự thay đổi, nhìn tổng thể chưa phản ánh sự tăng lên về chất lượng đào tạo.
Với kỳ thi “2 trong 1” thì kết quả này chấp nhận được. Tuy nhiên để công tác tuyển sinh đại học chất lượng hơn cần tách 2 mục tiêu ra theo 2 con đường khác nhau.
Điều này chờ ở sự thay đổi Luật Giáo dục và sau đó là Chương trình Tổng thể giáo dục phổ thông.


Theo báo tuổi trẻ.