>> Giáo dục, đào tạo, tuyển sinh, thông tin tuyển sinh, khoa giáo

Mỗi năm, TP.HCM có khoảng 80% sinh viên (SV), học viên ra trường tìm được việc làm nhưng 50% trong số đó có việc làm phù hợp năng lực, còn lại là trái ngành, thu nhập thấp và luân chuyển công việc liên tục.

Nghịch lý cử nhân thất nghiệp, thiếu lao động có nghề

Đó là thông tin từ ThS Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, tại buổi tập huấn tư vấn hướng nghiệp trong trường học do Sở GD&ĐT TP tổ chức chiều 10-12.

Hơn 60 % học sinh chọn sai ngành

 

Theo đó, nghịch lý ở TP.HCM hiện nay là đang rất thừa lao động, tỉ lệ thất nghiệp hơn 5% nhưng nhiều doanh nghiệp lại không tuyển được lao động có nghề. Cơ cấu lao động qua đào tạo ở Việt Nam là 1:3, tức là một SV tốt nghiệp ĐH thì có ba học viên tốt nghiệp trường nghề. Trong khi đó, cơ cấu này ở các nước tiên tiến trong khu vực là 1:10. ==>Sinh viên thất nghiệp hàng loạt do giáo dục định hướng lệch

Ông Tuấn phân tích một trong những nguyên nhân của thực trạng này do nhiều SV chọn ngành học không phù hợp, thậm chí ra trường còn loay hoay không biết công việc nào phù hợp với mình, chưa kể yếu vốn ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp và làm việc. Vì thế, công tác hướng nghiệp cho học sinh là khâu quan trọng nhất nhưng chưa được chú trọng ở các trường học.

Mỗi năm có hơn 1 triệu học sinh rời ghế nhà trường. Có đến 1/3 học sinh sẽ không vào được các trường theo nguyện vọng nhưng vẫn cố chờ năm sau thi lại sao cho vào được đại học, cao đẳng. Đó là sự lãng phí rất lớn. Ngành giáo dục cải cách đến đâu cũng phải luôn đặt công tác hướng nghiệp lên hàng đầu. Gia đình, nhà trường phải làm sao không chỉ giúp các em biết được sở thích và năng lực đến đâu mà còn phải tư vấn ngành nghề, phân tích được nhu cầu và xu hướng của xã hội mới đúng vai trò hướng nghiệp” - ông Tuấn nói.

Theo Phạm Anh, phapluattp