Nhiều chuyên gia cho rằng việc trẻ có cơ hội tự quyết định, lựa chọn sẽ giúp trẻ biết chịu trách nhiệm. Vậy khi nào cha mẹ nên trao quyền quyết định cho trẻ?
1. Lợi ích từ việc trao quyền lựa chọn cho trẻ
Tự đưa ra quyết định, con sẽ biết chịu trách nhiệm, học được kỹ năng giải quyết vấn đề, sáng tạo hơn và bớt tức giận đi.
Là phụ huynh với lịch trình bận rộn, bạn dễ dàng xây dựng thói quen, đưa ra quyết định và rồi áp đặt những quyết định đó lên đứa trẻ. Bạn muốn những điều tốt đẹp cho con và luôn tin rằng lựa chọn của mình là tốt nhất. Tuy nhiên, hành động của bạn đang trực tiếp tước đi quyền lựa chọn của trẻ - một quyền và kỹ năng quan trọng cho sự phát triển và thành công của chúng trong tương lai.
Sự lựa chọn có thể đơn giản chỉ là cho phép con chọn táo hay chuối trong bữa ăn trưa, chọn quần áo khi đến trường. Hãy trao cho con quyền đươc lựa chọn và giảm những tác động lên con từ thói quen của bạn vì những lợi ích được Motherly chỉ ra dưới đây:
1.1 Tránh sự giận dữ
Những cơn tức giận thường xuất phát từ việc thiếu kiểm soát hay gặp phải sự không công bằng. Đó là phản ứng tự nhiên của con người. Là người lớn, bạn thường không nhận ra trẻ cũng có quyền đưa ra quyết định và kiểm soát sự việc.
Chẳng hạn, trong khi con muốn cắt bánh sandwich hình vuông thì bạn lại tự quyết định cắt bánh hình tam giác. Điều đó khiến chúng cảm thấy không có quyền gì và trở nên tức giận. Vậy tại sao bạn không cho con tự lựa chọn?
1.2 Củng cố sự tự tin
Tự đưa ra quyết định là một phần quan trọng để xây dựng sự tự tin. Khi con nhỏ đưa ra quyết định và mọi việc được tiến hành suôn sẻ, chúng sẽ cảm thấy tự hào và điều này sẽ giúp sự tự tin được củng cố, từ đó có động lực để tiếp tục cải thiện kỹ năng lựa chọn, tự quyết trong thời niên thiếu cho đến khi trưởng thành.
1.3 Tu luyện ý thức về giá trị
Một trong những khía cạnh quan trọng nhất và thường bị bỏ qua trong việc nuôi dạy con là khiến chúng cảm thấy có giá trị.
Trẻ em thường sáng tạo và nhận thức nhiều hơn người lớn. Sự lựa chọn của trẻ có nhiều giá trị như của người lớn và bạn cần đảm bảo rằng con biết bạn thừa nhận giá trị mà chúng trong gia đình. Hãy bắt đầu bằng việc cho con tự lựa chọn những thứ nhỏ nhặt nhất.
Tự đưa ra quyết định, con sẽ biết chịu trách nhiệm, học được kỹ năng giải quyết vấn đề, sáng tạo hơn và bớt tức giận đi
1.4 Dạy con biết chịu trách nhiệm
Cuộc sống là tổng hòa của rất nhiều lựa chọn và quyết định. Vậy tại sao bạn không chuẩn bị cho con những kỹ năng này từ khi còn nhỏ? Bằng cách đưa ra những lựa chọn mỗi ngày, bạn đang dạy chúng trở thành một phần tích cực của quá trình ra quyết định và cho phép chúng học cách quản lý cả quyết định và kết quả, cho dù kết quả có theo mong muốn hay không.
1.5 Thúc đẩy sự sáng tạo
Người lớn thường cứng nhắc và không sáng tạo như trẻ con. Vậy nhưng nhiều phụ huynh lại thích áp đặt mọi quyết định cho con cái. Điều này đồng nghĩa với việc không cho phép chúng có cơ hội sử dụng khả năng sáng tạo và phát triển tư duy trừu tượng.
Các chuyên gia khuyên bạn nên cho con tự lựa chọn để thúc đẩy tư duy trừu tượng và khả năng sáng tạo của chúng hơn là dìm chết bằng sức mạnh, thẩm quyền của bạn.
1.6 Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề
Không phải tất cả quyết định con đưa ra đều có kết quả tốt và khi một quyết định đi kèm những phản ứng không mong muốn, con sẽ học được cách giải quyết vấn đề, từ đó có cơ sở để đưa ra quyết định tốt hơn vào lần sau.
Ví dụ, nếu con quyết định mang đôi giày đi học yêu thích đến công viên lầy lội và chẳng may bị hỏng, chúng sẽ nhớ để lần sau đưa ra quyết định khác hợp lý hơn.
Hãy nhớ rằng, là phụ huynh, công việc của bạn là giúp con trở thành người đồng cảm, mạnh mẽ và có trách nhiệm trong tương lai. Cách tốt nhất để làm điều đó là cung cấp không gian cần thiết để chúng sáng tạo, phát triển sự tự tin và cảm thấy kiểm soát được chính chúng khi còn trẻ.
Khi một quyết định đi kèm những phản ứng không mong muốn, con sẽ học được cách giải quyết vấn đề
2. Các giai đoạn bố mẹ bố mẹ cần trao quyền quyết định cho con để bé lớn lên tự lập và thành công
Ở một số giai đoạn nhất định, bố mẹ cần “lùi lại”, trao quyền quyết định để trẻ có thể học được tính tự lập.
2.1 Lúc con 3 tuổi: Dạy con tự lập trên bàn ăn
Theo các chuyên gia tâm lý, ở giai đoạn hơn 1 tuổi, trẻ đã học được cách cầm nắm và lúc này, bố mẹ nên chuẩn bị cho trẻ vài món ăn dặm đơn giản, chẳng hạn như khoai tây mềm. Việc này sẽ giúp rèn luyện kỹ năng cầm nắm của trẻ, cũng như hình thành tính tự lập.
Tùy vào từng giai đoạn phát triển của trẻ mà bố mẹ lựa chọn các bài tập phù hợp. Giai đoạn 2-3 tuổi là thời điểm lý tưởng nhất để dạy trẻ tự lập trên bàn ăn. Bố mẹ không nên cho trẻ vừa ăn vừa ngồi trên xe tập đi, hoặc ngồi bệt dưới đất ăn cơm. Bởi nó sẽ khiến trẻ bị phân tán sự chú ý, ân chậm, lâu ngày dẫn đến lười ăn.
Thay vào đó, bố mẹ hãy mua hoặc tự đóng một bộ bàn ăn riêng vừa với vóc dáng để trẻ tự ngồi ăn uống. Tập cho trẻ tự ăn ở giai đoạn này thì khi trẻ đến tuổi đi học cả bố mẹ và con sẽ nhàn hơn rất nhiều.
Dù trẻ đã lớn nhưng nhiều bậc cha mẹ vẫn cho ngủ cùng: Một mặt để gia tăng tình cảm, một mặt vì nhiều đứa trẻ chỉ cần không có bố mẹ là khóc thét, sợ hãi và khó ngủ. Tuy nhiên điều này thực chất gây hại và khiến trẻ bị ỷ lại vào bố mẹ, khó tự lập. Ở giai đoạn trẻ 5 tuổi, bố mẹ nên tạo điều kiện và tập cho trẻ ngủ riêng.
Hãy dạy con tự lập trên bàn ăn từ khi trẻ 3 tuổi
2.2 Lúc con 5 tuổi: Dạy trẻ tự đi ngủ
Lúc bắt đầu, trẻ có thể sợ hãi và khóc nhưng bố mẹ cần kiên trì, an ủi đến khi trẻ chìm vào giấc ngủ thì mới đi ra khỏi phòng. Mẹ cũng có thể kể cho trẻ nghe những câu chuyện về các bạn nhỏ dũng cảm, biết ngủ một mình thật ngoan để trẻ noi theo.
2.3 Lúc con 6 tuổi: Dạy trẻ tự lập trong phòng tắm
Nhiều bố mẹ nghĩ con còn nhỏ, vẫn chưa biết gì nên vô tư thay quần áo trước mặt con hoặc tắm cùng con. Tuy nhiên việc này là sai! Các chuyên gia tâm lý khuyến cáo, ở độ tuổi này bố mẹ nên hướng dẫn cho con tự tắm, dạy con cách sử dụng vòi nước, nhớ đóng cửa khi đang sử dụng nhà tắm,...
Bố mẹ cũng nên điều chỉnh nhiệt độ nước trước khi con tắm, tránh để con bị bỏng.
2.4 Lúc con 8 tuổi: Dạy trẻ tự lập trong phòng riêng
Giai đoạn này trẻ đã đi học và đa số đều có phòng riêng. Vì vậy, bố mẹ hay bất cứ ai trong nhà trước khi vào phòng của trẻ đều cần phải gõ cửa. Điều này giúp trẻ cảm thấy mình được tôn trọng trong không gian cá nhân.
Bố mẹ có thể góp ý và chỉ cho trẻ cách sắp xếp vật dụng trong phòng sao cho ngăn nắp nhưng không nên can thiệp quá mức mà cần để trẻ được thoả thích sáng tạo. Đặc biệt bố mẹ không nên tự tiện lục đồ, đọc trộm nhật ký của con.
Lúc con 8 tuổi, hãy dần dạy trẻ tự lập trong phòng riêng
2.5 Lúc con 12 tuổi: Dạy trẻ tự lập trong phòng bếp
Ở giai đoạn này, bố mẹ cần dạy con cách sử dụng các vật dụng nhà bếp, cách nấu những món ăn cơ bản,... Bố mẹ cũng có thể cho con nêm nếm thức ăn và đưa ra nhận xét về các món ăn.
Ngoài ra bố mẹ có thể cho con đi chợ cùng, cho con đứng quan sát quá trình nấu nướng để con học thêm được những kỹ năng bếp núc. Trong khoảng thời gian này, bố mẹ cũng có thể hỏi chuyện con những việc hàng ngày, việc ở trên lớp và các mối quan hệ với bạn bè - từ đó giúp đôi bên gắn kết hơn.
Cho trẻ cơ hội vào bếp cùng bạn là cách vun đắp tình yêu thương cũng như tập các kỹ năng khi trưởng thành.
2.6 Lúc con 13 tuổi: Dạy trẻ tự làm các công việc nhà
Bố mẹ tự làm việc nhà thì sẽ nhanh hơn rất nhiều so với con tự làm. Tuy nhiên dù chậm đến mấy, chúng ta vẫn cần để con trẻ tự làm để học được tính tự lập, đồng thời có trách nhiệm hơn với các công việc chung của gia đình.
Nếu bố mẹ cứ làm thay suốt thì con sẽ bị ỷ lại, dựa dẫm. Đứa trẻ không làm việc nhà khi trưởng thành sẽ khó thích nghi với cuộc sống, nhất là khi phải sống riêng, sống xa nhà.Vậy nên hãy giao cho con những công việc như dọn dẹp nhà cửa, rửa bát, phơi quần áo,... để rèn cho con sự tự lập.
> TOP 14 kỹ năng mà trẻ cần thành thạo trước khi tới trường
> TOP 7 thói quen xấu ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ
Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp