I/ Ngành và định hướng đào tạo:

 


Học viện Nông nghiệp Việt Nam tuyển sinh thạc sĩ đợt 2 năm 2018 - Ảnh 1

1/ Các ngành đào tạo theo định hướng nghiên cứu: Công nghệ sau thu hoạch, Công nghệ thực phẩm, Khoa học đất, Nuôi trồng thuỷ sản.

2/ Ngành Đào tạo theo định hướng ứng dụng: Kế toán.

3/ Các ngành đào tạo theo định hướng nghiên cứu và theo định hướng ứng dụng: Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi, Công nghệ sinh học, Công nghệ thông tin, Di truyền và chọn giống cây trồng, Khoa học cây trồng, Khoa học môi trường, Kinh tế nông nghiệp, Kỹ thuật tài nguyên nước, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật điện, Phát triển nông thôn, Quản lý kinh tế, Quản lý đất đai, Quản trị kinh doanh, Thú y.

II/ Chỉ tiêu tuyển sinh:

Chỉ tiêu tuyển sinh của  khối ngành căn cứ vào chỉ tiêu được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao và năng lực đào tạo của  nhóm ngành:

TT

Nhóm ngành

Ngành

Chỉ tiêu

1

3

Kế toán, Quản trị kinh doanh.

90

2

4

Công nghệ sinh học, Khoa học môi trường, Khoa học đất

80

3

 

 

5

Khoa học cây trồng; Bảo vệ thực vật; Di truyền và chọn giống cây trồng; Chăn nuôi; Công nghệ thông tin; Công nghệ sau thu hoạch; Công nghệ thực phẩm; Kỹ thuật tài nguyên nước; Kinh tế nông nghiệp; Kỹ thuật cơ khí; Kỹ thuật điện; Nuôi trồng thủy sản; Phát triển nông thôn, Thú y.

261

4

7

Quản lý đất đai, Quản lý kinh tế.

120

 

Tổng số

 

551


III/ Thời gian đào tạo và điều kiện mở lớp:

- Lớp học trong giờ hành chính: 1,5 năm.

- Lớp học ngoài giờ hành chính: 2,0 năm.

- Đối với ngành đào tạo có nhiều thí sinh trúng tuyển, lớp học trong giờ hành chính chỉ mở khi có 10 học viên trở lên.

- Một số học phần trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ theo định hướng ứng dụng có thể được tổ chức đào tạo ngoài Học viện.

IV/ Điều kiện đăng ký dự thi, môn thi tuyển sinh và chính sách ưu tiên:


Học viện Nông nghiệp Việt Nam tuyển sinh thạc sĩ đợt 2 năm 2018 - Ảnh 2

1/ Điều kiện  đăng ký dự thi. Thí sinh có đủ điều kiện dưới đây sẽ được đăng ký dự thi:

a/ Về văn bằng: Có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng, phù hợp hoặc ngành gần với ngành đào tạo thuộc nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3 (nếu có)

b/ Về kinh nghiệm công tác chuyên môn: Trường hợp người có bằng tốt nghiệp ngành khác đăng ký dự  thi vào ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh, Quản lý kinh tế thì phải có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm làm việc (tính từ khi tốt nghiệp đại học) trong lĩnh vực đăng ký dự thi.

2/ Môn thi tuyển sinh: môn chủ chốt, môn không chủ chốt theo bảng dưới đây và môn tiếng Anh trình độ tương đương cấp A2 khung châu Âu chung.

STT

Chuyên ngành

Môn chủ chốt

Môn không chủ chốt

M.Ng.ngữ

1

Bảo vệ thực vật

Bảo vệ thực vật đại cương

Phương pháp thí nghiệm và thống kê sinh học

Tiếng Anh

2

Chăn nuôi

Sinh lý động vật

Chăn nuôi lợn

Tiếng Anh

3

Công nghệ sau thu hoạch

Sinh lý – hoá sinh nông sản sau thu hoạch.

Toán sinh học

Tiếng Anh

4

Công nghệ sinh học

Sinh học phân tử

Côngnghệ sinh học đại cương

Tiếng Anh

5

Công nghệ thông tin

Tin học cơ sở

Toán rời rạc

Tiếng Anh

6

Công nghệ thực phẩm

Vi sinh vật thực phẩm

Toán sinh học

Tiếng Anh

7

Di truyền và chọn giống cây trồng

Sinh lý thực vật

Phương pháp thí nghiệm và thống kê sinh học

Tiếng Anh

8

Kế toán

Nguyên lý kế toán

Tài chính tiền tệ

Tiếng Anh

9

Khoa học cây trồng

Sinh lý thực vật

Phương pháp thí nghiệm và thống kê sinh học

Tiếng Anh

10

Khoa học đất

Thổ nhưỡng

Hóa phân tích

Tiếng Anh

11

Khoa học môi trường

Cơ sở khoa học môi trường

Toán sinh học

Tiếng Anh

12

Kinh tế nông nghiệp

Nguyên lý kinh tế

Nguyên lý kinh tế nông nghiệp

Tiếng Anh

13

Kỹ thuật cơ khí

Sức bền vật liệu

Toán kỹ thuật

Tiếng Anh

14

Kỹ thuật điện

Lý thuyết mạch điện

Toán kỹ thuật

Tiếng Anh

15

Kỹ thuật tài nguyên nước

Thủy nông cải tạo đất

Toán sinh học

Tiếng Anh

16

Nuôi trồng thủy sản

Sinh lý động vật thủy sản

Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thủy sản

Tiếng Anh

17

Phát triển nông thôn

Nguyên lý kinh tế

Phát triển nông thôn

Tiếng Anh

18

Quản lý đất đai

Quản lý – Quy hoạch đất đai

Trắc địa

Tiếng Anh

19

Quản lý kinh tế

Nguyên lý kinh tế

Khoa học quản lý

Tiếng Anh

20

Quản trị kinh doanh

Nguyên lý quản trị

Nguyên lý kinh doanh

Tiếng Anh

21

Thú y

Bệnh truyền nhiễm thú y

Sinh lý động vật

Tiếng Anh


Thí sinh được miễn thi môn tiếng Anh thuộc một trong các trường hợp sau:

- Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài theo chương trình đào tạo bằng tiếng Anh, được cơ quan có thẩm quyền (Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo) công nhận văn bằng theo quy định hiện hành.

- Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến hoặc chương trình chất lượng cao học bằng tiếng Anh.

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ  Anh.

- Có chứng chỉ trình độ tiếng Anh trong thời hạn 2 năm kể từ ngày ký chứng chỉ đến hết ngày 25/8/2017, được cấp bởi một cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoặc công nhận, đạt trình độ tối thiểu theo bảng quy đổi sau:

Cấp độ

(CEFR)

IELTS

TOEFL

TOEIC

Cambridge

Exam

BEC

BULATS

Khung Châu Âu

3/6

(khung VN)

4.5

450 PBT 133 CBT 45 iBT

450

Preliminary PET

Business Preliminary

40

B1


Đối với một số chứng chỉ quốc tế không thông dụng khác sẽ được trình Bộ Giáo dục và Đào tạo cho ý kiến về việc quy đổi tương đương.

3/ Chính sách ưu tiên:

a) Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên được cộng 01 điểm vào kết quả thi môn chủ chốt (thang điểm 10) và 10 điểm vào kết quả thi môn ngoại ngữ (thang điểm 100);

b) Người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên chỉ được hưởng chế độ ưu tiên của một đối tượng.

V/ Thời gian thi tuyển sinh:

Từ 25/8/2017 đến 27/8/2017.

VI/ Địa điểm, thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự thi và lệ phí tuyển sinh, học phí đào tạo:

1/ Địa điểm nộp hồ sơ: Ban Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội). Thí sinh tự in mẫu hồ sơ và kế hoạch chung về tuyển sinh hoặc nhận mẫu hồ sơ tại ban Quản lý đào tạo của Học viện.

2/ Thời gian nộp hồ sơ: từ  20/4/2017 đến 24/5/2017; Đối với thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng, phù hợp với ngành đào tạo thạc sĩ được kéo dài thời gian nộp hồ sơ đến hết ngày 05/8/2017.

3/ Lệ phí tuyển sinh: 420.000 đồng/thí sinh; Học phí bổ túc kiến thức (nếu có): 233.000 đ/tín chỉ/ người học với điều kiện môn học có 8 người trở lên, trường hợp môn học có 7 người trở xuống thì học phí mỗi người là 1.860.000/tín chỉ/số người học; Học phí ôn thi (học các ngày thứ 7 và chủ nhật hàng tuần; 6 tín chỉ): 233.000 đ/tín chỉ/người học.

4/ Học phí đào tạo (năm học 2016 – 2017):

Đối tượng

Học trong giờ hành chính,

ngôn ngữ học

Học ngoài giờ hành chính,

ngôn ngữ học

Tiếng Việt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Tiếng Anh

1000 đ/t.chỉ

1000 đ/năm

1000 đ/t.chỉ

1000 đ/năm

1000 đ/t.chỉ

1000 đ/năm

1000 đ/t.chỉ

1000 đ/năm

Người Việt Nam

510 –

578

 

 

 

700 –

890

 

 

 

LHS Lào và Campuchia

972

22.350

1.458

33.530

1.166

26.820

1.749

40.230

LHS các nước khác

1.166

26.820

1.749

40.230

1.399

32.180

2.099

48.280

 

Theo HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM