Báo Thanh Niên tiếp tục ghi nhận ý kiến từ phía thí sinh tự do và lãnh đạo các trường ĐH về dự kiến bỏ điểm ưu tiên khu vực đối với thí sinh này; Kiến nghị của các nhà giáo về việc tập huấn sách giáo khoa.

Thêm 4 thành viên Đại học Quốc gia HN công bố phương án tuyển sinh

Thêm 4 thành viên Đại học Quốc gia HN công bố phương án tuyển sinh

Đại học Kinh tế, Đại học Công nghệ, Đại học Việt Nhật và Khoa Các khoa học liên ngành sử dụng nhiều phương thức xét tuyển giống nhau và mở mới một số ngành.

1. Mục tiêu phát triển giáo dục từ nay đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Bộ GD&ĐT.

Tại buổi làm việc với Bộ GD-ĐT chiều nay, TP.HCM đã nêu ra 9 mục tiêu phát triển giáo dục từ nay đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Trong đó đặt mục tiêu 50% học sinh sau khi tốt nghiệp THPT đạt được trình độ ngoại ngữ bậc 2 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ, 30% học sinh phổ thông có trình độ ngoại ngữ đạt chuẩn quốc tế…

Ngoài ra, TP.HCM cũng đề nghị nhiều chính sách đặc thù về tuyển dụng giáo viên, liên kết đào tạo quốc tế…

Liên quan đến việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, lãnh đạo Sở GD-ĐT kiến nghị Bộ sớm có định hướng đầu ra, quy định nội dung và hình thức tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đối với lứa học sinh lớp 10 bước vào năm học mới 2022- 2023 để các trường THPT có thể chủ động xây dựng tổ hợp môn phù hợp với năng lực tổ chức của mình cũng như định hướng học sinh chọn môn học phù hợp…

Nhiều cán bộ quản lý các trường đại học cho rằng, mặc dù rất ủng hộ tinh thần nội dung về quy định bỏ cộng điểm ưu tiên khu vực đối với thí sinh tự do của Bộ GD-ĐT, nhưng nếu áp dụng ngay từ năm nay quả là đột ngột với các thí sinh này.

Lãnh đạo một trường ĐH cho rằng các trường ĐH sẽ không bị ảnh hưởng gì bởi chính sách này, vì lượng thí sinh tự do rất ít, số thí sinh tự do được cộng điểm ưu tiên khu vực càng ít, nên điểm chuẩn của các trường sẽ không vì thế mà cao lên hay thấp xuống nhưng nếu Bộ GD-ĐT thực sự quan tâm tới sự công bằng cho thí sinh thì nội dung này nên hỏi ý kiến các bên bị ảnh hưởng.

Học chương trình mới, thi tốt nghiệp THPT sẽ ra sao? - Ảnh 1

Nhiều cán bộ quản lý các trường đại học cho rằng, mặc dù rất ủng hộ tinh thần nội dung về quy định bỏ cộng điểm ưu tiên khu vực đối với thí sinh tự do của Bộ GD-ĐT, nhưng nếu áp dụng ngay từ năm nay quả là đột ngột với các thí sinh này.

2. Bỏ cộng điểm ưu tiên khu vực cho thí sinh tự do: Nên thực hiện khi nào?

Nhiều cán bộ quản lý các trường đại học cho rằng, mặc dù rất ủng hộ tinh thần nội dung về quy định bỏ cộng điểm ưu tiên khu vực đối với thí sinh tự do của Bộ GD-ĐT, nhưng nếu áp dụng ngay từ năm nay quả là đột ngột với các thí sinh này.

Lãnh đạo một trường ĐH cho rằng các trường ĐH sẽ không bị ảnh hưởng gì bởi chính sách này, vì lượng thí sinh tự do rất ít, số thí sinh tự do được cộng điểm ưu tiên khu vực càng ít, nên điểm chuẩn của các trường sẽ không vì thế mà cao lên hay thấp xuống nhưng nếu Bộ GD-ĐT thực sự quan tâm tới sự công bằng cho thí sinh thì nội dung này nên hỏi ý kiến các bên bị ảnh hưởng.

> Học phí Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch dự kiến tăng mạnh

> Bộ trưởng Bộ GD-ĐT bày tỏ ý kiến về việc phát triển trường đại học bền vững

Theo Thanh Niên