Trở lại với “bút nghiên”
Cho dù đa tích lũy “vốn” 10 năm làm việc nhưng anh vẫn còn cảm thấy “thiêu thiếu”, cần phải học nâng cao hơn. May mắn là anh đa được trường đại học bang Pennsylvania cấp học bổng.Một ngày đẹp trời, sếp của anh Võ Vân, công tác tại một công ty liên doanh ở quận 3 ngạc nhiên khi anh nộp đơn xin nghỉ việc để học MBA tại Hoa Kỳ. Kế hoạch học tập này đa được anh chuẩn bị gần hai năm trước.
Anh Võ Vân cho biết: “Theo nguyên tắc, nếu bạn không thể trả các khoản chi phí học tập bằng kinh phí cá nhân thì bạn có thể nộp hồ sơ xin tài trợ từ nhiều nguồn. Tuy nhiên, bạn cần nắm kỹ phương châm “biết người, biết ta, xin đâu thắng đó”. Bạn chỉ nên xin tài trợ từ nguồn nào mà mình cảm thấy hội đủ tiêu chuẩn. Học bổng luôn mang tính cạnh tranh cao, nếu hồ sơ của bạn thiếu sót, trễ hạn hoặc sơ sài thì rất khó thành công”.
Theo anh Võ Vân, nếu đa được tuyển vào học cao học, bạn nên bắt đầu tìm tài trợ. Bạn phải lên kế hoạch cụ thể và kỹ lưỡng, dành nhiều thời gian đầu tư để viết một đề nghị cấp tài trợ có chất lượng và nộp trước khi hết hạn.
Trung tâm Tư vấn Giáo dục Hoa Kỳ cũng cho biết: Để nộp hồ sơ xin tài trợ của trường, bạn nên tìm hiểu văn phòng nào phụ trách chương trình và đề nghị gửi cho mình các thông tin, tài liệu để làm hồ sơ. Người học nên đọc kỹ các thông tin về việc cấp kinh phí vì quy trình nộp hồ sơ có thể sẽ phức tạp và mất nhiều thời gian.
Khi được chấp thuận cấp học bổng, bạn cần so sánh tổng số tiền tài trợ kể cả học phí, dịch vụ phí, tiền ăn ở, thời hạn học bổng và trách nhiệm đối với công việc bạn phải làm. Nếu được nhiều trường chấp thuận cấp học bổng, bạn phải cân nhắc lợi ích từ mỗi học bổng của mỗi trường để có quyết định đúng đắn nhất. Bạn đừng bao giờ chỉ căn cứ vào số tiền được cấp mà chọn trường, vì tiền tài trợ không liên quan đến chất lượng của chương trình.
Thành tích và tiềm năng = chiến thắng
Khoảng một phần ba sinh viên cao học quốc tế trang trải chi phí học tập bằng tài trợ từ các đại học ở Hoa Kỳ (nguồn tài trợ khác nhau tùy từng ngành học, bậc học và loại trường, thường đại học nghiên cứu là trường có nhiều khoản tài trợ nhất).
Các loại tài trợ chủ yếu do đại học cấp là:
• Học bổng: Các khoa và trường cấp học bổng dựa trên tiêu chuẩn tài năng, thường là sau năm học đầu tiên. Học bổng bậc cao học có thể khiêm tốn, chỉ đủ trang trải học phí và dịch vụ phí, hoặc có thể là học bổng toàn phần, đủ đóng học phí, dịch vụ phí và sinh hoạt phí hằng tháng.
• Học bổng trợ lý: Là hình thức tài trợ phổ biến nhất ở bậc cao học. Sinh viên sẽ nhận khoản tài trợ bằng tiền mặt, từ 500 USD đến 30.000 USD (hoặc nhiều hơn, nếu học phí được miễn giảm) cho một năm học.
Có nhiều loại học bổng trợ lý:
• Học bổng trợ giảng: Có thể được cấp cho năm đầu tiên của chương trình cao học. Các trợ giảng (TAs) phụ trách các lớp thí nghiệm bậc cử nhân, hướng dẫn các nhóm thảo luận hoặc dạy các lớp ít sinh viên. Nếu bạn quan tâm đến việc nộp hồ sơ xin học bổng trợ giảng thì phải nêu trong hồ sơ của mình các kinh nghiệm dạy học mà bạn đa trải qua.
• Học bổng nghiên cứu: Liên quan đến quá trình nghiên cứu về lĩnh vực của mình. Ưu điểm của học bổng nghiên cứu là học bổng này có thể liên quan đến luận án tốt nghiệp hoặc các lợi ích học thuật lâu dài. Các giáo sư là những nhà nghiên cứu chính được cấp tài trợ về lĩnh vực của bạn sẽ xem xét hồ sơ của bạn để xét cấp học bổng, nhất là khi bạn chứng minh được mình có kinh nghiệm nghiên cứu.
• Học bổng hành chính: Thường yêu cầu phải làm việc từ 10-20 giờ mỗi tuần trong các phòng hành chính của nhà trường. Mức độ cạnh tranh cho tất cả các loại học bổng trợ lý trên rất cao, do số lượng học bổng hạn chế. Mặt khác, sinh viên quốc tế phải cạnh tranh với sinh viên Hoa Kỳ. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất để được cấp vẫn là thành tích và tiềm năng trong lĩnh vực học tập.
Ngoài ra, còn có các loại hỗ trợ khác dành cho sinh viên chính quy bao gồm việc tuyển dụng làm bán thời gian trong trường tới mức 20 giờ mỗi tuần. Hoặc các khoản vay từ những cơ quan có uy tín giúp sinh viên quốc tế trang trải chi phí học tập.
“Có vay, có trả”, nên trước khi vay, bạn cần phải biết sẽ hoàn trả bằng cách nào và khoản vay này sẽ ảnh hưởng ra sao đối với kế hoạch học tập sau này cũng như việc trở về nước của bạn.
Nhiều sinh viên không chọn những cách xin tài trợ trên mà họ vẫn “sống khỏe” nhờ viết một đề xuất nghiên cứu. Để được tài trợ nghiên cứu hoặc học tập ở Hoa Kỳ, một số tổ chức yêu cầu bạn nộp một kế hoạch chi tiết về công trình nghiên cứu mà bạn đề xuất.
Một hội đồng hoặc ban xét tuyển sẽ xem xét các đề xuất của bạn để quyết định có nên cấp tài trợ cho bạn hay không. Thường những đề xuất cạnh tranh theo nhiều tiêu chí: Trường mà bạn đề xuất có phù hợp không? Trường có các nhà nghiên cứu quan tâm đến đề xuất và có khả năng hướng dẫn công trình nghiên cứu không? Nếu cần phải có thiết bị để nghiên cứu thì liệu có sẵn thiết bị theo yêu cầu không, hoặc có kinh phí để mua thiết bị đó không? Cơ sở thư viện hoặc bộ sưu tập phục vụ nghiên cứu có đủ không?
Nếu bạn đăng ký một chương trình hỗ trợ công cuộc phát triển tại nước mình, hay kế hoạch nghiên cứu của bạn sẽ hữu ích, ứng dụng được cho công việc sau này, thì cơ hội nhận được nguồn tài trợ sẽ tăng lên. Trước khi tìm nguồn tài trợ từ nước ngoài, ứng viên nên kiếm các nguồn trong nước, các chương trình học bổng của chính phủ, như đề án 322 của Bộ GD-ĐT; các chương trình hỗ trợ trong khu vực, các tổ chức trong nước hoặc doanh nghiệp, ngân hàng… Nếu đa tìm trong nước mà không thấy, các ứng viên đừng nản chí, có thể tìm ngoài nước. Chẳng hạn, cơ hội từ chương trình Fulbright của chính phủ Hoa Kỳ vốn nổi tiếng cung cấp nhiều loại tài trợ khác nhau cho du học sinh, từ tài trợ chi phí đi lại cho đến tài trợ chi phí ăn ở và học tập. Ngoài ra, người học có thể xin tài trợ học chương trình cao học ngắn hạn hoặc lấy học vị thạc sĩ thông qua các chương trình do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tài trợ. Tiêu chuẩn để tham gia những chương trình học bổng này khác nhau, nhưng chỉ cấp cho ứng viên được các cơ quan trong nước đề cử.
Các cơ sở, quỹ, công ty kinh doanh và hội chuyên ngành tư nhân của Hoa Kỳ thường cấp tài trợ để xúc tiến trao đổi quốc tế. Các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc và Tổ chức các bang của Hoa Kỳ (OAS) là các nguồn tài trợ hứa hẹn. Do các tổ chức này có quy mô lớn và phức tạp, nên viết thư trực tiếp để xin tài trợ chung chung thì ít hiệu quả.
Nhiều khoản tài trợ được dành riêng cho những nhóm đặc biệt như phụ nữ, kỹ sư hoặc nhà báo. Tài trợ từ các quỹ lớn hơn thường dành cho sinh viên ngành khoa học xã hội, khoa học tự nhiên hoặc khoa học nhân văn. Nếu hồ sơ đòi hỏi bạn phải viết một bài nghiên cứu hoặc đề xuất dự án, bạn nên nhờ một chuyên gia về ngành học của bạn đa từng làm việc tại Hoa Kỳ kiểm tra lại đề xuất đa viết.
Theo Doanh nhân Sài Gòn