Thế nào là giao tiếp phi ngôn ngữ?

Giao tiếp phi ngôn ngữ (nonverbal communication) bao gồm sự biểu lộ trên khuôn mặt (facial expressions), ánh mắt (eye contact), giọng điệu (tone of voice), điệu bộ cơ thể (body posture) và cảm xúc của người tham gia giao tiếp.

Một nghiên cứu của giáo sư người Mỹ Albert Mehrabian chỉ ra rằng, trong khi giao tiếp, 93% thông tin được truyền tải qua giọng điệu và sự thể hiện trên khuôn mặt của chúng ta, trong khi đó, chỉ có 7% thông điệp được truyền tải bằng ngôn ngữ. Qua đó cho thấy, chúng ta thường thể hiện cảm xúc và thái độ của chúng ta một cách phi ngôn từ hơn là bằng lời nói.

Có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp. Trong một cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng cử chỉ phi ngôn ngữ chiếm một lượng phần trăm rất lớn trong giao tiếp hàng ngày của chúng ta. Vậy thì làm thế nào để chúng ta cải thiện được kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ của mình?

Kỹ năng giao tiếp: Kỹ thuật biểu cảm trên khuôn mặt

Con người có thể thể hiện chính mình hoặc biểu lộ cảm xúc, biểu lộ cái tôi thông qua sự biểu cảm ở khuôn mặt. Những trạng thái khác nhau biểu cảm trên khuôn mặt sẽ giúp bản thân mình tự tin hơn và dễ thành công hơn trong giao tiếp.

Những chuyên gia đàm phán luôn biết cách che giấu cảm xúc thật của mình. Họ sẽ chọn lọc từ ngữ, thay đổi giọng điệu, ngôn ngữ cử chỉ và các biểu cảm khuôn mặt một cách cẩn thận. Đối với những người bình thường, họ tỏ ra là một người dửng dưng, trung lập hoặc có thể giả vờ bị thuyết phục nếu cho rằng điều này sẽ giúp họ đạt được một số mục đích nhất định.

Tuy nhiên có một cách giúp bạn đọc được cảm xúc của đối phương ngay cả khi họ cố tình che giấu. Chìa khóa ở đây là hãy tập trung vào các biểu hiện thoáng qua một cách không chủ ý và tự phát (hay còn gọi là các biểu hiện nhỏ - microexpression) – xuất hiện rất nhanh trên khuôn mặt của mọi người với một mức độ cảm xúc nhất định. Một trong những điểm khác biệt cốt lõi giữa một người đàm phán (hoặc một nhân viên bán hàng) và một người bình thường đó là khả năng đọc được các biểu lộ thoáng qua của người khác. Tương tự, nếu biết điều mình đang tìm kiếm thì các biểu lộ này sẽ là cửa sổ để bạn có thể "nhìn thấu" nội tâm của người đối diện.

Giao tiếp phi ngôn ngữ: Nghệ thuật biểu cảm qua khuôn mặt

Giao tiếp phi ngôn ngữ: Nghệ thuật biểu cảm qua khuôn mặt

Giải mã một số dấu hiệu giao tiếp phi ngôn ngữ

  • Không giao tiếp mắt: Những người muốn che giấu điều gì thường không giao tiếp mắt khi nói dối.
  • Nhìn lướt qua: Khi cảm thấy chán, người ta thường nhìn lướt qua người đối diện hoặc liếc nhìn xung quanh phòng.
  • Nhìn sâu vào mắt người đối diện: Người nào tỏ ra bực tức với bạn hoặc hợm hĩnh thường nhìn chằm chằm vào mắt bạn.
  • Duy trì giao tiếp mắt: Liên tục duy trì giao tiếp bằng mắt cho thấy là biểu hiện của sự trung thực và đáng tin cậy.
  • Hơi ngoảnh đầu: Khi chú ý đánh giá điều bạn đang nói, người đối diện sẽ hơi ngoảnh đầu sang một bên như muốn nghe rõ hơn.
  • Nghiêng đầu: Hơi nghiêng đầu chứng tỏ người đó không tự tin lắm về điều vừa được nói.
  • Gật đầu: Khi đồng ý với bạn, người đối diện sẽ gật đầu trong khi bạn đang nói.
  • Cười: Khi cảm thấy tự tin và khi đồng ý, người ta sẽ cười với bạn một cách tự nhiên.

Làm thế nào để biểu cảm trên khuôn mặt trong giao tiếp được hiệu quả?

Để phát huy được thế mạnh trong giao tiếp cần biết che đi những cái xấu và tạo ra điểm nhấn ở những nét đẹp nhờ trang điểm hay để kiểu tóc hợp lý. Để thành công trong giao tiếp, hãy sử dụng mắt và miệng cũng như vị trí của đầu để nhấn mạnh lời nói và để truyền đạt cảm xúc. Vì trong giao tiếp chỉ có mắt và miệng cử động và có khả năng biểu cảm cao nhất. Do đó, nếu chẳng may một người có nụ cười hở lợi thì khi cười phải có ý bằng cách cười chúm chím, không cười to quá nhưng cũng đừng gượng gạo. Nghĩa là cần phải tập để có độ mở của nụ cười một cách hợp lý làm sao vẫn đảm bảo mình có nụ cười tươi tắn nhưng không được hở lợi.

Tại sao điều này quan trọng?

Các biểu cảm trên nét mặt giúp lời nói được nhấn mạnh thêm qua thị giác và cảm xúc. Nó có thể khơi dậy cảm xúc của bạn và do đó làm cho giọng nói của bạn sống động. Khi trò chuyện với nhau cũng như khi nói trước công chúng, hầu như mọi người đều có những biến đổi trên nét mặt và làm điệu bộ dưới một hình thức nào đó.

Những biểu cảm giúp bạn gây được ấn tượng trong giao tiếp

1. Nụ cười

Hãy luôn nở nụ cười thật ấm áp khi bước vào phòng làm việc hoặc bắt đầu buổi thuyết trình. Chi tiết đơn giản đó sẽ giúp bạn “ghi điểm” trong lòng mọi người ngay từ giây phút đầu tiên.

Bên cạnh đó, nụ cười còn khiến người khác nghĩ rằng bạn đang rất vui, hạnh phúc, thậm chí có thẻ truyền cảm xúc tích cực đó ra xung quanh.

2. Giao tiếp bằng mắt

Hãy nhớ phải cố gắng giao tiếp với mọi người thông qua ánh mắt trong các buổi hội thảo, họp hành… để cho họ thấy rằng bạn luôn biết lắng nghe, thấu hiểu.

3. Đừng tỏ ra lạnh lùng

Nếu đang căng thẳng, lo lắng thì gương mặt thường trông sẽ lạnh lùng, thờ ơ với mọi thứ hơn. Vì thế, hãy thực hành biểu đạt nét mặt trong gương, tránh thái độ xấu để mọi người thấy bạn luôn năng động, tích cực, yêu thích mọi thứ.

4. Thúc đẩy cảm xúc

Đề cập đến vấn đề quan trọng, nét mặt phải thật nghiêm túc; gặp điều gì đó quá đáng, hãy cứ tỏ ra giận dữ. Thói quen kìm nén cảm xúc không tốt cho sức khỏe về sau.

5. Hiểu rõ vấn đề

Biểu cảm trên khuôn mặt luôn là công cụ giao tiếp, giúp thấu hiểu mọi người vô cùng tuyệt vời. Hãy học cách mỉm cười khi nghe bạn bè nói về những niềm vui, điều tốt đẹp trong cuộc sống; nhăn mặt một chút nếu họ đề cập đến các vấn đề khó khăn, nan giải.

6. Bắt chước

Một trong những phương pháp giúp chúng ta dễ dàng kết nối với mọi người xung quanh hơn là bắt chước những biểu cảm trên nét mặt và ngôn ngữ cơ thể của họ.

7. Không giả dối

Những biểu cảm giả dối trên gương mặt chẳng thể giúp chúng ta nhận được sự tin tưởng từ mọi người xung quanh. Bằng trực giác nhạy bén, đối phương thường sẽ nhận ra thái độ không chân thật, từ đó dần mất đi lòng tin tưởng.

Lời khuyên chân thành là đừng cố gắng tỏ ra hạnh phúc khi đang cảm thấy thật sự tức giận và ngược lại.

8. Điều chỉnh tâm trạng

Hãy để biểu cảm trên gương mặt quyết định cảm xúc, tâm tư, nguyện vọng của chúng ta vì chúng luôn thay đổi liên tục, sâu sắc theo từng thời điểm khác nhau.

Nên nhớ, phải luôn nở nụ cười rực rỡ, tỏa nắng. Điều đó không chỉ giúp chúng ta nâng cao chất lượng đời sống tinh thần mà còn khiến mọi người xung quanh yêu quý, trân trọng hơn.

Kết luận:

Không gì chán bằng nghe một diễn giả nói suốt cả tiếng đồng hồ mà gần như không có một động tác biểu lộ của cơ thể. Do đó, trong giao tiếp, hay thuyết trình cần khéo léo kết hợp lời nói với giao tiếp phi ngôn ngữ. Giao tiếp phi ngôn ngữ là một nghệ thuật được thể hiện qua nét mặt, ánh mắt, nụ cười, cử chỉ, tư thế… Và tất nhiên là để có kỹ năng mềm này, chúng ta cũng phải học tập và rèn luyện thường xuyên. Hãy theo dõi kenhtuyensinh hàng ngày để cập nhật thêm nhiều bài học bổ ích bạn nhé!


Bài viết thuộc chủ đề: giao tiếp phi ngôn ngữ, biểu cảm trên khuôn mặt, kỹ thuật biểu cảm, kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ, giao tiếp bằng ánh mắt, nụ cười trong giao tiếp, bí quyết giao tiếp hiệu quả.