Tin liên quan

>> Robot teacher có phải là sản phẩm thật sự tin cậy

>> Thiết bị công nghệ cao có thể vi phạm quy chế

>> Ép học sinh mua sách giáo khoa

 

Các đồ dùng học tập thông minh ngày càng được phát triển trên thị trường thiết bị giáo dục. Sự “nhiệt tình” của cả Bộ GDĐT và các trường, Sở GDĐT đối với những loại đồ dùng học tập đắt đỏ này khiến không ít phụ huynh băn khoăn, khi chất lượng cũng như giá trị sử dụng của sản phẩm đến nay vẫn chưa được kiểm tra để biết độ chính xác.

 

Dụng cụ học tập thông minh làm khó phụ huynh học sinh, Bút chấm đọc, dụng cụ học tập, phụ huynh học sinh, tuyển sinh, thông tin tuyển sinh

Tù mù chất lượng lẫn giá trị sử dụng

Một phụ huynh có con học trường tiểu học thuộc quận Đống Đa kể lại việc con mình được “miễn phí” việc lắp đặt phần mềm học tập tại nhà: “Gia đình tôi nhận được điện thoại của công ty phần mềm thông báo là có chương trình khuyến mãi miễn phí lắp đặt phần mềm học tập tại nhà cho học sinh của trường con mình đang học, nên tôi đồng ý ngay. Tuy nhiên, khi nhân viên đến tôi phải trả 100.000 đồng cho chi phí lắp đặt. Nhân viên này còn cho biết, nếu trả thêm 100.000 đồng nữa thì cháu sẽ được sử dụng phần mềm này ở cả cấp tiểu học nên tôi cũng “cố” luôn”, dù chưa chắc rằng cháu sẽ dùng phần mềm này như thế nào”.

Chị Thu Nga (quận Ba Đình, Hà Nội) thì cho biết, dịp đầu năm học vừa qua chị liên tục nhận các cuộc gọi giới thiệu về sản phẩm bút chống cận thị. “Cô nhân viên đó giải thích, sản phẩm này đã được áp dụng trong trường học của con gái mình và đã được công nhận tác dụng. Vì vậy, đơn vị của cô được nhà trường cho thông tin liên lạc với phụ huynh để giới thiệu sản phẩm. Theo giới thiệu thì thiết bị này có cảm biến hồng ngoại, chíp điện tử sẽ ra tín hiệu đèn báo cho học sinh biết phải điều chỉnh lại tư thế ngồi hay cách cầm bút sai”. Nghe bùi tai, chị Nga đã mua một chiếc với giá gần 200.000 đồng. Tuy nhiên, theo chị Nga, sau một thời gian cho con dùng thì việc giám sát con ngồi đúng tư thế vẫn thuộc về... bố mẹ. “Cháu còn bé, tính tự giác chưa cao, bố mẹ không nhắc nhở thì dù bút có phát tín hiệu, nhiều khi cháu cũng mặc kệ”.

Theo phản ánh của nhiều phụ huynh khác, tờ quảng cáo cho bộ học liệu “Con học giỏi” với quảng cáo “là sản phẩm mã hóa, trực quan hóa, biến nội dung SGK toán và TV lớp 1 thành các bài chơi hấp dẫn, tạo ra các trận thi đấu cá nhân và đồng đội, giúp học sinh yêu học, thích học...” có giá 587.000 đồng, hiện nay cũng đang len lỏi vào tận... cặp sách của nhiều học sinh lớp 1.

Cả bộ, trường cũng góp phần "gây nhiễu"

Đối với bút chấm đọc - một sản phẩm “cao cấp” có giá trung bình 2 triệu đồng/bộ - bên cạnh nhu cầu tự phát trước đây của phụ huynh thì năm học này, thông tin cho rằng đây là sản phẩm bắt buộc trong các trường học để học ngoại ngữ lại rộ lên, khiến nhiều người băn khoăn. Ông Nguyễn Ngọc Hùng - trưởng bộ phận thường trực Đề án ngoại ngữ 2020 - cho biết, từ tháng 9.2011 bắt đầu triển khai chương trình của đề án dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân. Cục Cơ sở vật chất - Thiết bị nhà trường đã có văn bản hướng dẫn về việc mua sắm các trang thiết bị tối thiểu cho cấp tiểu học, mà theo đó, bút hỗ trợ chấm đọc là một trong danh mục 14 trang thiết bị cần thiết tối thiểu. Mặc dù ông Hùng khẳng định việc mua và sử dụng bút chấm đọc để dạy và học ngoại ngữ trong nhà trường là không bắt buộc, tùy điều kiện kinh tế của địa phương, nơi nào có đài cassette rồi có thể thôi. Tuy nhiên, với những phụ huynh có điều kiện thì việc lựa chọn sản phẩm này cũng không hề dễ dàng, khi thị trường đang tung ra hàng loạt sản phẩm cùng chức năng nhưng chưa rõ chất lượng.

Mô hình lớp học tương tác được triển khai ở một số trường tiểu học của Hà Nội từ năm 2009 và ngày càng được nhân rộng, đặc biệt ở những trường điểm của thành phố và của các quận. Mô hình lớp học tương tác bao gồm: Máy vi tính, máy chiếu, bảng tương tác, thiết bị kiểm tra trắc nghiệm, phần mềm soạn giáo án, tích hợp sẵn thư viện tài nguyên. Ngoài ra, còn một số thiết bị khác nhằm tạo ra môi trường học tập thân thiện, tích cực, phát huy tối đa sự sáng tạo của giáo viên và học sinh, người học thực sự là trung tâm của quá trình dạy học... Thông thường, các trường sẽ quy định mỗi lớp học tương tác mua một bộ thiết bị này và sử dụng trong suốt quá trình học từ lớp 1 đến lớp 5. Rằng hay thì thật là hay, nhưng số tiền để mua sắm thiết bị trang bị cho lớp học tương tác không hề nhỏ, với tổng chi phí lên tới hơn 100 triệu đồng/lớp. Số tiền này, đương nhiên phụ huynh có con vào “lớp tương tác” phải móc hầu bao.

Mà có muốn từ chối “hiện đại” cũng khó. Phụ huynh có con mới vào học lớp 1 Trường Tiểu học Ngọc Hà (Hà Nội) cho biết, nhà trường đã thu khoản tiền để mua máy chiếu. Phụ huynh một số trường tiểu học khác thì cho biết, dù chưa phải đóng ngay nhưng cũng đã được giáo viên thông báo sẽ thu khoản tiền để mua máy chiếu hay thiết bị cho lớp học tương tác... vào tháng sau, với mức tiền chắc chắn là không nhỏ.

Thiết nghĩ, Bộ GDĐT cần sớm có hướng dẫn cụ thể, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề mua trang thiết bị học tập, để tránh tình trạng tư thương hay các Cty sản xuất lợi dụng phao tin bán hàng trục lợi, gây thiệt hại cho phụ huynh và học sinh.

Những tin tức đang được quan tâm:

Tuyển sinh - thông tin tuyển sinh - xét tuyển, tỉ lệ chọi

Điểm thi đại học - điểm chuẩn đại học - điểm thi

Kênh Tuyển Sinh (Laodong)