10 thành phố lý tưởng để học tập khi du học Bắc Mỹ

1.Boston: Boston – Athens của nước Mĩ – là một địa điểm học tập lý tưởng với trung tâm thành phố là nơi “đóng quân” của rất nhiều trường đại học danh tiếng như Đại học Boston, Đại học Tufts. Bên cạnh đó, Học viện Công nghệ Massachusetts (Massachusetts Institute of Technology – MIT) và Đại học Harvard cũng là những cái tên rất đáng để lưu tâm. Boston xếp hạng 6 trong “bảng vàng” các thành phố lý tưởng cho du học sinh của QS năm 2015. Chất lượng của các trường đại học, cộng đồng sinh viên đa dạng cũng như cơ hội việc làm hấp dẫn là những “điểm cộng” khi nói về Boston.

Du học Mỹ khu vực Bắc Mỹ nên chọn thành phố nào?

Du học Mỹ khu vực Bắc Mỹ nên chọn thành phố nào?

2. Montréal: Bên cạnh nét đẹp về ẩm thực và nghệ thuật, Montréal còn nổi tiếng với nền giáo dục chất lượng. Việc thành phố này đứng thứ 8 trong danh sách của QS không phải là điều ngẫu nhiên, bởi nơi đây là điểm đến của nhiều sinh viên từ nhiều quốc gia khác nhau. Đại học McGill (xếp hạng 21 thế giới), Đại học Montreal (nằm trong top 100 thế giới) và Đại học Concordia (nằm trong top 500 thế giới) là những cái tên “đầy sức nặng” mà Montreal đem đến cho bạn.

3. Toronto: Toronto xếp ngay sau Montreal theo đánh giá của QS – một bằng chứng cho thấy môi trường học tập ở đây hứa hẹn như thế nào. Cuộc sống du học của bạn chắc chắn sẽ rất thú vị bởi bên cạnh cộng đồng du học sinh rộng lớn, Toronto còn có rất nhiều lễ hội văn hoá, ẩm thực sôi động cũng như cuộc sống về đêm cực kì nhộn nhịp. Bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất thế giới của QS đã vinh danh một số trường tại Toronto như Đại học Toronto, Đại học York và Đại học Ryerson. Mức sống cao là điều mà du học sinh rất thích khi nói đến Toronto.

4. Vancouver: Thành phố Vancouver nằm ở bờ tây Canada cũng là một lựa chọn của nhiều sinh viên, nhất là những người yêu thích biển cả, các môn thể thao mùa đông và cuộc sống ở vùng ngoại ô. Đại học British Columbia ở đây nắm giữ một vị trí trong top 50 các trường tốt nhất thế giới, trong khi Đại học Simon Fraser sẽ cho bạn một không gian học tập trong khu bảo tồn của núi Burnaby. Khí hậu trong lành và thiên nhiên rộng lớn là những điều thu hút sinh viên đến đây học tập.

5. San Francisco: Thành phố của chiếc Cầu Cổng Vàng nổi tiếng với sự kết hợp giữa những nét văn hoá truyền thống và hiện đại. Nằm cạnh thung lũng Silicon, Vịnh San Francisco là ngôi nhà của hai trường đại học tiếng tăm: Đại học Stanford và Đại học California, Berkeley. Hai trường lần lượt nắm giữ vị trí thứ 7 và 27 trong danh sách của QS. California với nhiều tên tuổi nổi tiếng về giáo dục và nghiên cứu khoa học là địa điểm ưa thích của nhà tuyển dụng.

6. New York: Vị trí tiếp theo trong top 10 thuộc về “Trái táo lớn” của nước Mĩ – New York. Nếu không tính đến mức sống đắt đỏ, đây chắc chắn sẽ là đối thủ “nặng kí” của tất cả các thành phố khác bởi sự phát triển không ngừng, đời sống nhộn nhịp với nhiều nền văn hoá khác nhau cũng như những trường đại học danh tiếng như Đại học Columbia và Đại học New York (hai trường đều nằm trong top 50 của thế giới).

7. Chicago: Chicago – cái nôi của âm nhạc và thể thao Mĩ, nơi tập trung nhiều toà cao ốc và những bãi biển tuyệt đẹp – cũng là một lựa chọn không hề tồi của du học sinh. Mức phí sinh hoạt thấp không đồng nghĩa với mức sống và chất lượng đào tạo thấp, bởi hai trường đại học hàng đầu “thành phố gió” là Đại học Chicago và Đại học Northwestern xếp trên hai trường đại học hàng đầu New York theo đánh giá của QS. Chính mức phí thấp cũng là một điểm là du học sinh rất yêu thích khi lựa chọn điểm đến du học cho mình.

8. Los Angeles: Los Angeles – thành phố của những thiên thần – là ngôi nhà của ngành công nghiệp Hollywood. Nơi đây tập trung nhiều nhà hát, bảo tàng, và dĩ nhiên còn là “đại bản doanh” của những trường đại học lớn trên thế giới. Tiêu biểu trong số đó là Đại học California, Los Angeles (UCLA) và Đại học Nam California. Với những du học sinh ấp ủ “giấc mơ Mĩ”, đây là một lựa chọn đầy chất lượng.

9. Philadelphia: Nằm ở phía nam New York, Philadelphia mang đến một góc nhìn mới về những thành phố ven biển với nhiều “không gian xanh”, trung tâm văn hoá và di tích lịch sử (tiêu biểu là tháp chuông Liberty Bell) cũng như những trường đại học nổi tiếng. Bạn có thể tìm thấy ở đây một thành viên của Ivy League – Đại học Pennsylvania (xếp hạng 13 thế giới) cũng như Đại học Drexel và Đại học Temple. Yếu tố làm nên điểm số cao của Philadelphia là sự hấp dẫn của nó đối với các nhà tuyển dụng khi họ luôn quan tâm đến “đầu ra” của những cơ sở giáo dục uy tín.

10. Washington D.C: Xếp cuối cùng trong danh sách này nhưng điều đó không có nghĩa môi trường học tập tại đây bị đánh giá thấp. Cuộc sống ở đây cho phép bạn tiếp cận với cái nôi của nền chính trị nước Mĩ với Nhà Trắng, Toà thị chính cũng như các di tích quốc gia và viện bảo tàng. Những cái tên như Đại học Georgetown, Đại học George Washington và Đại học Maryland, College Park (cách Washington D.C. nửa giờ đi xe) chắc chắn sẽ khiến bạn thêm “đắn đo” khi lựa chọn địa điểm học tập tại Mĩ.

Cách giúp bạn chọn đúng trường đại học khi đi du học Mỹ?

Ngày càng có nhiều trường đại học và cao đẳng trên thế giới chào đón sinh viên quốc tế với sự đa dạng trong giảng dạy, nghiên cứu và rất nhiều các hoạt động ngoại khóa. Vậy làm sao bạn có thể chọn lựa cho mình một trường đại học phù hợp? Bảng xếp hạng các trường đại học thường được các sinh viên sử dụng như cơ sở trong việc chọn lựa. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về các tiêu chí được sử dụng trong việc xếp hạng cũng như kết hợp với những điều kiện khác trong việc chọn lựa trường đại học, phóng viên Alejandra đã tổng hợp những thông tin cần thiết giúp bạn có những lựa chọn tốt nhất và phù hợp nhất với bản thân.

Quyết đinh ngành học và trường đại học có lẽ là hai yếu tố quan trọng nhất của các bạn sinh viên. Đây là một lựa chọn có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của bạn. Nhưng khi có quá nhiều sự lựa chọn và trường nào cũng có những thế mạnh riêng, bạn sẽ phải làm gì?

Điều đầu tiên cần làm là tìm ra những gì bạn nghĩ là yếu tố quan trọng nhất chi phối quyết định của bạn. Đó có phải là tìm được một chương trình học đúng như bạn mong muốn, có một suất học bổng du học hay mong muốn tìm hiểu văn hóa tại một quốc gia cụ thể? Có thể bạn biết mình muốn học về kinh doanh, nhưng lại không biết trường đại học nào có các khóa học về kinh doanh tốt nhất. Đây là lúc bạn sử dụng bảng xếp hạng các trường đại học.

Tạp chí ‘The Guardian University Guide’

Tạp chí The Guardian University Guide là một tạp chí uy tín trong việc xếp hạng các trường đại học hàng đầu trên thế giới. Sự khác biệt của tạp chí này với các bảng xếp hạng khác là sự đánh giá chuyên sâu về các khía cạnh khác nhau,, như các trường đại học đã làm tốt như thế nào trong việc giảng dạy, năng lực và hiệu quả của các nghiên cứu của trường. Điều này được các nghiên cứu sinh quan tâm rất nhiều.

Các tiêu chí đánh giá:

  • Chất lượng giảng dạy, dựa trên đánh giá của sinh viên năm cuối cùng trong cuộc điều tra sinh viên quốc gia (NSS): mức độ hài lòng của sinh viên.
  • Phản hồi và đánh giá, dựa trên đánh giá của sinh viên năm cuối trong NSS: mức độ hài lòng của sinh viên.
  • Chi phí cho sinh viên- đưa ra với thang điểm 10.
  • Tỷ lệ giáo viên- sinh viên: số lượng sinh viên trên một giáo viên.
  • Triển vọng nghề nghiệp: tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp và tìm được việc làm cho cấp đại học, hoặc học toàn thời gian, trong vòng sáu tháng sau khi tốt nghiệp.
  • Giá trị tích lũy: So sánh kết quả học tập của mỗi sinh viên với bằng cấp mà họ đang học- đưa ra trên thang điểm 10. Kết quả thể hiện sự hiệu quả trong việc giảng dạy của mỗi trường đại học.
  • Chứng nhận trình độ

Bạn đã biết lên kế hoạch cho việc học tập và làm việc của mình tại một đất nước mới? Bạn đã có kinh nghiệm để "sống sót" ở vùng đất mới? Ngay bây giờ hãy đăng ký ngay Khóa học Lập kế hoạch du học tại cổng đào tạo trực tuyến Academy.vn để lên kế hoạch dài hạn cho việc học tập, sinh sống và làm việc của mình được hiệu quả hơn nhé.


Tạp chí ‘The Times Good University

The Times Guide được nhìn nhận là một tạp chí danh giá nhất so với các tạp chí cùng loại từ năm 1993. Các trường đại học trong bảng chính được đưa ra so sánh với 8 tiêu chuẩn quan trọng nhất đối với các sinh viên đại học:

  • Độ hài lòng của sinh viên (dựa trên điều tra của sinh viên trên toàn quốc).
  • Các nghiên cứu (các bài tập và bài luân nghiên cứu).
  • Tiêu chuẩn đầu vào.
  • Tỷ lệ giáo viên – sinh viên.
  • Đầu tư cho thư viện và máy tính- trung bình chi phí trên một sinh viên.
  • Đầu tư cho cơ sở vật chất- trung bình chi phí trên một sinh viên cho thể thao, các dịch vụ tư vấn nghề nghiệp, sức khỏe, và tư vấn viên.
  • Danh hiêu tốt- tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp với tấm bằng tốt, “tốt” được đánh giá tương đương với 2.1 trở lên.
  • Những triển vọng sau khi tốt nghiệp - Tỷ lệ sinh viên tìm một nghề nghiệp hay tiếp tục học tập và nghiên cứu.
  • Tỷ lệ hoàn thành khóa học - tỷ lệ sinh viên hoàn thành hết khóa học của mình.

Tạp chí ‘The Times Higher Education’

The Times Higher Education World University Rankings được phát triển dưới sự kết hợp với Thomson Reuters, nhà cung cấp dữ liệu cho các bảng xếp hạng, và với sự đóng góp của hơn 50 nhân vật hàng đầu trong lĩnh vực này từ 50 quốc gia trên thế giới.

Phương pháp đánh giá này sử dụng hơn 30 chỉ số riêng biệt được thiết kế để nắm bắt đầy đủ hoạt động của các trường đại học, từ việc giảng dạy, nghiên cứu cho đến chuyển giao các kiến thức, đại diên bởi 5 loại chính:

  • Chất lượng giảng dạy- môi trường học tập.
  • Nghiên cứu- lượng nghiên cứu thu được và danh tiếng từ những nghiên cứu này.
  • Việc trích dẫn đến các tài liệu đã xuất bản- độ ảnh hưởng của các nghiên cứu.
  • Sự đổi mới.
  • Sự đa dạng về sinh viên và giáo viên- quốc tế hóa.
Tạp chí ‘Shanghai University World Ranking’

Tạp chí ARWU (Academic Ranking of World Universities) lần đầu tiên xuất bản vào năm 2003 bởi đại học Thương Hải. Theo đánh giá của tạp chí kinh tế ‘The Economist’ đây là một trong những bảng xếp hạng được sử dụng rộng rãi nhất. Hàng năm, hơn 1000 trường đại học đã được xếp hạng bởi ARWU và 500 trường hàng đầu đã được công bố trên các trang web.

  • Bảng xếp hạng đã sử dung 6 tiêu chí chính trong việc xếp hạng các trường đại học trên thế giới:
  • Số cựu sinh viên và nhân viên chiến thắng giải Nobel và huy chương Fields
  • Số các nhà nghiên cứu được lựa chọn bởi nhà khoa học Thomson
  • Số lượng bài báo xuất bản trong tạp chí Thiên nhiên và Khoa học
  • Số lượng các bài báo được lập chỉ mục trong tạp chí chuyên nghành Citation Index
  • Sự mở rộng  của tạp chí khoa học Citation Index

Hiệu suất trên bình quân đầu người trong mỗi trường đại học. Mặc dù xếp loại các trường là một cách tốt để đánh giá nhiều lĩnh vực của các trường đại học, bạn không nên bắt đầu việc tìm trường bằng các bảng xếp hạng hay là yếu tố quyết định trong sự lựa chọn cuối cùng của bạn. Chẳng có lý do gì để bạn coi các bảng xếp hạng là cơ sở duy nhất để lựa chọn trường đại học. Trước tiên bạn nên hiểu rõ bạn đang muốn học về cái gì, bạn muốn học tại đất nước nào và bạn muốn học như thế nào. Khi bạn đã có câu trả lời cho ba câu hỏi ở trên, những sự lựa chọn của bạn tự nhiên sẽ được thu hẹp lại. Và sau đó các bảng xếp hạng có thể giúp ích cho bạn trong việc chọn lựa tiếp theo. Hãy nhớ rằng, có rất nhiều các tài liệu khác ngoài các bảng xếp hạng.
Hãy thử tham khảo một số bài chia sẻ kinh nghiêm của các sinh viên đi trước. Đây là một cách rât tốt để bạn thấy được những kinh nghiêm thực tế mà bạn có thể gặp phải sau này.

Bạn đọc quan tâm tới các trường ĐH tại Mỹ  và thông tin cần thiết về du học Mỹ có thể để lại thông tin tại phần hỏi đáp bên dưới để được cập nhật thêm thông tin hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với các công ty tư vấn du học uy tín - là đối tác của Kenhtuyensinh.vn để được cập nhật thông tin và tư vấn miễn phí.