Tại sao du học đức là cơ hội vàng cho sinh viên việt nam?
Dưới đây là những lý do giải thích tại sao du học Đức là cơ hội vàng cho sinh viên Việt Nam.
1. Môi trường học tập hấp dẫn
Tại Đức bạn có cơ hội học tập ở những trường Đại học có chất lượng đào tạo thuộc Top những nước hàng đầu thế giới. Bằng tốt nghiệp ở các trường Đại học Đức được công nhận trên toàn châu Âu và thế giới. Chính vì vậy nước Đức thu hút rất nhiều sinh viên nước ngoài tới học. Trên thế giới có khoảng 3 triệu sinh viên học đại học ở nước ngoài, Đức đứng thứ ba sau Mỹ và Anh (Mỹ: 24,4%, Anh: 16,5%, Đức: 12,2%, Pháp 5,8%, Áo: 3,4%, Úc: 3,2%, Nhật Bản: 3,2%, Thụy sĩ: 3,2%, Canada: 3,0%).
Tại Đức bạn có thể lựa chọn học trong 12.500 ngành học khác nhau ở trên 380 Trường Đại học trải đều trên khắp nước Đức.
Du học sinh Việt Nam tại Đức
2. Miễn học phí 100% và chi phí sinh hoạt thấp nhất châu Âu
Một điều đặc biệt nữa là ngay cả khi tài chính của gia đình bạn không dư dả, bạn không có khả năng chi trả cho các khoản học phí và sinh hoạt phí cao như ở Mỹ, Anh, Singapore… thì bạn vẫn có có khả năng đi du học ở Đức. Bởi vì từ học kỳ mùa đông 2013/2014 bạn được miễn học phí 100% nếu học ở 15 bang trong tổng số 16 bang ở Đức không thu học phí. Việc miễn học phí Đại học ở Đức nằm trong tiêu chí đảm bảo cơ hội giáo dục bình đẳng cho mọi người dân. Du học sinh ở Đức chỉ phải lo chi trả các khoản sinh hoạt phí và tiền thuê nhà, tiền bảo hiểm….khoảng 500 Euro/tháng.
3. Cơ hội làm thêm để tự trang trải chi phí cuộc sống
Trong khi ở Singapore cấm sinh viên đi làm thêm hoặc ở Mỹ chỉ cho phép sinh viên đi làm các công việc trong nội bộ của nhà trường, thì ở Đức cho phép sinh viên đi làm thêm ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào, miễn là không ảnh hưởng đến việc học tập ở nhà trường.
Từ tháng 7.2012 Nhà nước Đức cho phép sinh viên đi làm thêm 120 ngày trong một năm Với mức lương khoảng 7 Euro/giờ, nếu bạn làm việc chăm chỉ bạn đã có thể tự trang trải các khoản sinh hoạt phí mà không cần sự trợ giúp của gia đình (120 ngày/năm x 8 h/ngày x 7 Euro/giờ = 6.720 Euro/năm).
4. Sự ổn định của nền kinh tế và chính trị tại Đức
Nền kinh tế Đức là „nền kinh tế thị trường- xã hội- sinh thái“, tương lai sẽ phát triển thành „nền kinh tế thị trường bền vững“. Khác với „nền kinh tế thị trường tự do“, nền kinh tế Đức định hướng phát triển kinh tế trong tương quan với chăm lo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường tự nhiên. Vì thế nền kinh tế Đức rất ổn định và bền vững. An ninh ở Đức được công nhận là tốt nhất châu Âu. Nó được xây dựng trên nền tảng pháp luật đồng bộ chặt chẽ, thêm vào đó là người Đức được đào tạo từ nhỏ tính nghiêm túc tuân thủ các quy định và pháp luật. Bạn có thể đi ngoài đường một mình và trong mọi thời điểm mà không phải sợ hãi về tai họa sẽ giáng xuống đầu mình.
Môi trường học tập lý tưởng!
5. Cơ hội du lịch nước Đức và châu Âu không biên giới.
Khi các bạn đã có giấy phép lưu trú dài hạn cho sinh viên, các bạn có thể đi du lịch tại 27 nước trong khối Liên minh Châu Âu mà không cần xin visa nhập cảnh và có thể tiêu chung một đồng tiền Euro ở tất cả các nước trong khối EU. Các bạn có thể thỏa sức khám phá nền văn minh châu Âu mà không cần tốn nhiều tiền, vì luôn có các vé máy bay giảm giá (khoảng 100 Euro/700 km) và các khách sạn vừa phải cho sinh viên thuê (20 Euro/1 tối).
Cơ hội du lịch khắp châu âu!
6. Hỗ trợ của Công ty Thành Công với sinh viên Việt Nam:
- Tư vấn chu đáo, chính xác về các trường Đaị học và các cơ hội chọn ngành nghề.
- Kết hợp với Khoa Tiếng Đức – Trường Đại học Hà Nội (Km 9 Đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội) tổ chức các lớp học tiếng Đức đến hết trình độ B1 đủ điều kiện du học tại Đức với các giáo viên người Đức và chuyên gia Việt nam. Tổ chức các lớp rèn luyện các kỹ năng học tiếng Đức, kỹ năng phỏng vấn APS/thi TESTAS và kỹ năng thi đầu vào ở các trường Đại học ở Đức.
- Hoàn thiện các thủ tục cho đến khi có visa đi du học, đón sân bay và chăm sóc ban đầu.
Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: Nguyễn Thị Vinh *Công ty CP Tư vấn Du học và Thương mại Thành Công
* Đại diện tư vấn phía Nam của Công ty CP Tư vấn Du học và Thương mại Thành Công: Cô Trần Hải Âu
|