Nhiều trường đại học tiếp tục tuyển nguyện vọng bổ sung

Ngày 7/9 là hạn cuối xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt một nhưng nhiều trường vẫn chưa đủ chỉ tiêu nên tiếp tục tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 2.
unnamed-5745-1441619927-6720-1441626400.

Thí sinh làm hồ sơ xét tuyển đợt 2. Ảnh: Nguyễn Loan

Theo ông Nguyễn Quốc Anh - Trưởng phòng tuyển sinh và truyền thông trường Đại học Công nghệ TP HCM - hiện trường nhận được 4.350 hồ sơ, dự kiến gọi nhập học 3.150 thí sinh. Như vậy có khoảng 1.200 thí sinh bị loại.

Về điểm chuẩn, ông Quốc Anh cho biết, đợt tuyển sinh bổ sung mức điểm đã nhíc 1-2 điểm so với đợt tuyển sinh đầu tiên. Trong đó, ngành Ngôn ngữ Nhật có điểm chuẩn dự kiến cao nhất với 18 điểm.

"Dù lượng hồ sơ nộp vào đã vượt xa chỉ tiêu nhưng chúng tôi vẫn lo ngại tình trạng thí sinh ảo. Bởi đợt xét tuyển này mỗi thí sinh có 3 phiếu đăng ký xét tuyển được ở 3 trường", ông Quốc Anh nói.

Theo ông Anh, để hạn chế tình trạng thiếu hụt thí sinh trường đã gọi nhập học vượt chỉ tiêu 1.000 em, song chỉ hy vọng có 60% thí sinh tới nhập học. Trường cũng dự kiến tiếp tục xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 2 mỗi ngành khoảng 10 chỉ tiêu để đề phòng trường hợp thiếu thí sinh. Đến 15/9 sẽ tổng kết và công bố kết quả xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt một.

Điểm chuẩn dự kiến từng ngành của trường này:

Untitled-3292-1441619926.png

Còn tại trường Đại học Hoa Sen, ông Hoàng Đức Bình - giám đốc truyền thông của trường - cho biết đã nhận được hơn 700 hồ sơ trong đợt xét tuyển bổ sung đầu tiên. Trong đó, lượng hồ sơ tập trung nhiều vào các nhóm ngành thuộc khối kinh tế, quản lý. Riêng nhóm ngành Khoa học công nghệ trường dự kiến tuyển nguyện vọng bổ sung khoảng 300 chỉ tiêu và Thiết kế 150 chỉ tiêu. Tuy nhiên, hai nhóm ngành này vẫn còn thiếu thí sinh nên trường tiếp tục tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 2, bắt đầu từ ngày 11/9.

Về điểm chuẩn, ông Bình cho hay dự kiến lấy điểm đầu vào bằng với mức điểm chuẩn xét tuyển trong đợt tuyển sinh 2015 đầu tiên.

Tương tự, trường Đại học Nguyễn Tất Thành cũng nhận được khoảng 2.000 hồ sơ trong tổng số 3.800 chỉ tiêu. Theo bà Trần Ái Cầm - Phó hiệu trưởng - hiện mức điểm chuẩn vào trường bằng mức điểm xét tuyển đợt một. Riêng ngành Dược và Điều dưỡng trường sẽ cân nhắc lại vì điểm chuẩn có thể lấy bằng hoặc cao hơn (trước đó lấy 18 điểm). Do có lượng lớn hồ sơ ảo nên trường tiếp tục tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 2, bắt đầu nhận hồ sơ từ ngày 11 đến 21/9.

Đại học Kinh tế Quốc dân tuyển sinh đợt 2

Điểm chuẩn để dự tuyển chương trình Cử nhân quốc tế của Đại học Kinh tế Quốc dân đợt 2 là 17 điểm.

Nhằm tạo điều kiện cho học sinh có năng lực và nguyện vọng theo học khóa đào tạo quốc tế trong nước, Đại học Kinh tế Quốc dân tuyển sinh đợt 2 chương trình Cử nhân quốc tế (IBD). IBD gồm ngành Quản trị kinh doanh lấy bằng của Đại học Sunderland và Ngân hàng tài chính lấy bằng Đại học West of England (Anh).

Để dự tuyển đợt 2, thí sinh cần có điểm trung bình lớp 12 từ 6,5 và tổng điểm 3 môn cao nhất trong kỳ thi THPT quốc gia đạt 17 điểm trở lên. Thí sinh nhận hồ sơ tại Viện Đào tạo Quốc tế của Đại học Kinh tế Quốc dân và viết bài luận tại nhà. Hồ sơ đầy đủ và bài luận nộp trước ngày 16/9. Sau đó sẽ tham gia phỏng vấn trực tiếp bằng tiếng Việt và thi viết tiếng Anh.

Đối với thí sinh có điểm xét tuyển đại học từ 25 điểm trở lên, IBD dành riêng các suất học bổng trị giá 35-170 triệu đồng khi nhập học. Nếu đạt từ 23 điểm trở lên, được nhận học bổng “Lựa chọn thông minh” 25 triệu đồng.

IBD là chương trình đào tạo đại học lấy bằng của Anh tại Việt Nam, cho phép sinh viên học hoàn toàn tại Việt Nam, hoặc chuyển tiếp năm cuối sang Anh. Chương trình học được chuyển giao từ các trường đối tác là Đại học Sunderland và Đại học West of England, do các giảng viên của Đại học Kinh tế Quốc dân và quốc tế trực tiếp giảng dạy.

Đến nay, chương trình đã có 6 khóa tốt nghiệp và tiếp tục tuyển sinh khóa 11. Thống kê của trường cho thấy, hơn 95% sinh viên IBD có việc làm hoặc học tiếp lên cao trong vòng 3 tháng sau khi ra trường.

Ngoài chương trình đào tạo chuẩn Anh, IBD còn xây dựng nhiều hoạt động hỗ trợ học tập và ngoại khóa phong phú. Ngay từ năm đầu, IBD cung cấp các môn học bổ trợ như kỹ năng học tập, tin học ứng dụng, kinh tế học cơ bản... để sinh viên Việt Nam vốn quen với cách học thụ động sớm bắt kịp chương trình giáo dục quốc tế. Khi vào học chuyên ngành, ngoài giờ giảng chính, sinh viên còn có giờ trợ giảng để thảo luận thêm về môn học, giao lưu với chuyên gia và tham quan doanh nghiệp.

Sinh viên được tạo điều kiện tham gia các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, chương trình tình nguyện, công việc tư vấn bán thời gian tại Viện Đào tạo Quốc tế... Mục đích nhằm tăng cường kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, lãnh đạo, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, tổ chức, tuyển dụng...

Trường đại học sẽ được xếp theo 3 hạng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học.

Theo đó, cơ sở giáo dục đại học được phân thành 3 tầng, gồm:

- Cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu;

- Cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng;

- Cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành.

Tất cả các cơ sở giáo dục đại học trong mỗi tầng tùy theo chất lượng được sắp xếp vào 3 hạng của khung xếp hạng theo thứ tự từ cao xuống thấp: hạng 1, hạng 2, hạng 3.

Khung xếp hạng được xác định theo điểm với cơ cấu như sau: Hạng 1 bao gồm 30% các cơ sở giáo dục đại học có điểm cao nhất; hạng 3 bao gồm 30% các cơ sở giáo dục đại học có điểm thấp nhất và hạng 2 bao gồm 40% các cơ sở giáo dục đại học không thuộc hạng 1 và 3.

Nghị định quy định rõ các tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học gồm: Quy mô, ngành nghề và các trình độ đào tạo; cơ cấu các hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ; chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học; kết quả kiểm định chất lượng giáo dục.

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ hướng dẫn cách tính điểm cho mỗi chỉ số của các tiêu chí theo tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học.

Nghị định cũng nêu rõ, phân tầng cơ sở giáo dục đại học được thực hiện theo chu kỳ 10 năm. Xếp hạng cơ sở giáo dục đại học được thực hiện theo chu kỳ 2 năm.

Nghị định có hiệu lực từ 25-10-2015.

Hai sinh viên bị đình chỉ học vì nhờ người thi hộ

Xem xét dấu hiệu bất thường trên CMND của hai thí sinh, Thanh tra trường Đại học Công nghệ TP HCM xác định là giả.

Ông Nguyễn Quốc Anh - Trưởng phòng tuyển sinh và truyền thông Đại học Công nghệ TP HCM - cho biết, trường tổ chức thi kết thúc môn học kỳ 2 hôm 1/9. Trong giờ thi môn chuyên ngành (liên thông Đại học ngành Xây dựng), giám thị nghi ngờ một số thí sinh dùng CMND giả.
Thanh tra của trường kiểm tra và phát hiện 2 sinh viên dùng CMND thật nhưng thay hình giả và ép plastic lại. Tuy nhiên, dấu mộc trên các tấm hình không trùng khớp, rõ ràng. Sau khi đối chiếu, thanh tra của trường đã yêu cầu đình chỉ thi 2 sinh viên giả này.

"Đối với hai sinh viên nhờ người thi hộ, trường đã ra quyết định hủy kết quả thi và đình chỉ học tập một năm", ông Quốc Anh nói và cho biết đây chỉ là kỳ thi học kỳ trong phạm vi của trường, chưa có quy định xử lý người được nhờ thi hộ nên trường chỉ có động thái đuổi họ ra khỏi phòng thi.

Theo quy định của trường, nếu không mang thẻ sinh viên khi vào phòng thi thí sinh phải xuất trình CMND và trường sẽ chụp ảnh, lăn tay người này. Trước đó, trường Đại học Công nghệ TP HCM từng xảy ra một số trường hợp thi hộ.

BHYT: Sao lại tính vào thi đua giáo viên?

Hàng trăm email phản hồi về câu chuyện bảo hiểm y tế (BHYT), trong đó có rất nhiều ý kiến than phiền quanh câu chuyện giáo viên bị trừ điểm thi đua nếu không bán hết BHYT.

* Giáo viên chủ nhiệm nếu thu BHYT thiếu 1% bị trừ 1 điểm trong thi đua. Đau lòng!

ĐÀ (dangvanda99@...)

* Mặc dù theo quy định giáo viên không được trực tiếp thu tiền HS. Nhưng các trường đã lèo lái và buộc giáo viên chủ nhiệm phải thu tất cả các khoản, trong đó có BHYT. Đến khi chỉ tiêu không đạt thì giáo viên chủ nhiệm bị phê bình. Thật không hiểu nổi. Tôi chỉ có một ước mơ là được đi dạy và làm những công việc đúng chuyên môn, không phải thu tiền học sinh nữa. Để học sinh khi gặp tôi chỉ nghĩ đến việc học thôi, không lợn cợn gì về tiền bạc cả!

TAN TAI

* Bài viết đã nói lên nỗi bức xúc của phụ huynh và nỗi khổ của giáo viên chủ nhiệm chúng tôi. Từ lâu rồi, giáo viên chủ nhiệm vô tình bị biến thành người đi đòi nợ phụ huynh cho nhà trường... Nếu không thu được đủ tiền thì bị cắt thi đua. Dạy tốt nhưng không khéo thu tiền coi như không có thành tích... Ngán ngẩm mà không biết kêu ai.

LÊ THỊ THÚY

* Công việc của nhà trường và giáo viên là giáo dục và giảng dạy, bán BHYT là công việc của Bảo hiểm xã hội. Tại sao lại đổ việc bán BHYT lên đầu giáo viên? Đúng là cái vòng luẩn quẩn: bảo hiểm tạo áp lực lên ban giám hiệu, ban giám hiệu tạo áp lực lên giáo viên, giáo viên tạo áp lực lên phụ huynh... Sao Bảo hiểm xã hội không cử nhân viên đại lý của mình qua các trường để bán?

HOA PHAM

* “Mỗi độ thu về, gió mơn man dìu dịu" cũng là lúc giáo viên chủ nhiệm lại phải làm thêm nhiệm vụ tư vấn và đi "bán" BHYT, bảo hiểm tai nạn cho "ai đó". Bao nhiêu cái khổ không gì khổ bằng giáo viên phải hứng chịu gạch đá của phụ huynh vì bảo hiểm. "Bán" đã khổ, lúc học sinh bị sự cố phải hoàn lại viện phí càng khổ hơn. Phụ huynh cứ nhè giáo viên chủ nhiệm mà hỏi, trong khi trách nhiệm thuộc về bảo hiểm. Mà phải chi được đồng bạc nào cũng đỡ, đằng này làm công không. Xin cho hỏi đó có phải là nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm hay không mà năm nào chúng tôi cũng phải khổ thế? Sự tôn nghiêm của giáo viên không còn nữa khi cứ vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm là phải "đòi" học sinh tiền bảo hiểm.

THANH PHƯƠNG

* Tôi nghĩ Bảo hiểm xã hội nên cử nhân viên của mình đến từng trường để vận động, bán bảo hiểm thì sòng phẳng hơn. Riêng với trường học, mục tiêu dạy và học là trên hết. Hãy để các thầy cô toàn tâm toàn ý với thiên chức của mình, chứ đừng vì lợi nhuận bày trò o ép đội ngũ trồng người, bắt họ làm những việc mà vốn dĩ họ không hề được đào tạo.


Chỉ có 30% cơ sở giáo dục ĐH được xếp hạng 1

Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục ĐH, có hiệu lực từ 25.10.2015.

Nghị định này quy định về tiêu chuẩn phân tầng; khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng; quy trình, thủ tục phân tầng và xếp hạng. Theo đó, cơ sở giáo dục ĐH được phân thành 3 tầng theo 3 định hướng gồm: nghiên cứu, ứng dụng và thực hành.
Tất cả các cơ sở trong mỗi tầng, tùy theo chất lượng, được sắp xếp vào 3 hạng của khung xếp hạng theo thứ tự từ cao xuống thấp: hạng 1, 2, 3.
Khung xếp hạng được xác định theo điểm với cơ cấu như sau: hạng 1 bao gồm 30% cơ sở có điểm cao nhất; hạng 2 bao gồm 40% không thuộc hạng 1 và 3; và hạng 3 bao gồm 30% có điểm thấp nhất.
Nghị định quy định rõ các tiêu chuẩn xếp hạng gồm: quy mô, ngành nghề và các trình độ đào tạo, cơ cấu các hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ, chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, kết quả kiểm định chất lượng giáo dục.
Bộ GD-ĐT sẽ hướng dẫn cách tính điểm cho mỗi chỉ số của các tiêu chí theo tiêu chuẩn xếp hạng. Nghị định cũng nêu rõ, phân tầng được thực hiện theo chu kỳ 10 năm, xếp hạng được thực hiện theo chu kỳ 2 năm.