Hồ sơ đăng ký dự thi thiếu đối tượng trung cấp nghề
Theo Thông tư 55 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp tới ngày nộp hồ sơ dự thi phải tham dự kỳ thi ĐH, CĐ chính quy do Bộ tổ chức.
Trong khi đó, mẫu hồ sơ đăng ký dự thi do Bộ ban hành lại bỏ sót đối tượng trung cấp nghề. Cụ thể, mục số 14 trong hồ sơ yêu cầu thí sinh ghi rõ tên trường và năm đã tốt nghiệp dành cho đối tượng thí sinh thi liên thông, nhưng hồ sơ bỏ sót đối tượng tốt nghiệp trung cấp nghề.
Trao đổi với Thanh Niên chiều 10.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: “Thí sinh tốt nghiệp bậc trung cấp vẫn có thể sử dụng mẫu hồ sơ này để đăng ký dự thi liên thông trong năm 2013.
Ở dòng thứ 2 mục số 14, thí sinh ghi rõ tên trường trung cấp nghề và năm thí sinh đã tốt nghiệp”.
Nội dung sách giáo khoa còn hàn lâm
Ngày 10/4, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc tại trường ĐH Sư phạm TPHCM về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đảm bảo chất lượng và chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông. Đổi mới sách giáo khoa là một trong những vấn đề được bàn thảo.
Đánh giá về nội dung SGK, PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM cho rằng, nội dung của sách giáo khoa hiện nay còn mang tính hàn lâm, có những nội dung thiếu thiết thực, trùng lắp giữa các cấp học, bậc học, do đó tạo tâm lý nặng nề cho học sinh.
Chương trình chưa giúp phát triển được năng lực của học trò và vì thế đa phần học sinh phổ thông nặng về học kiến thức thay vì chú trọng phát triển năng lực của bản thân. Chính vì thế, học sinh thiếu tự tin ngay từ nhỏ.
PGS.TS Ngô Minh Oanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục (ĐH Sư phạm TPHCM) nói: “Đội ngũ biên soạn sách giáo khoa ở nước ta có trình độ cao, chuyên môn giỏi nhưng hạn chế là ít gắn với phổ thông, ít hiểu biết về phổ thông. Những giáo sư đầu ngành thường còn bảo thủ, cho rằng mình rất giỏi nên khi tổ chức góp ý thì ít lắng nghe. Chúng tôi đề nghị cần có đội ngũ giáo viên phổ thông giỏi tham gia đội ngũ biên soạn”.
Khó khăn trong đào tạo giáo viên theo chương trình mới
Ngày 10.4, Đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường ĐH Sư phạm TP.HCM xung quanh các vấn đề về đào tạo giáo viên, chương trình - sách giáo khoa…
Tại buổi làm việc, nhiều đại biểu lo ngại việc đào tạo giáo viên nhằm đáp ứng chương trình - sách giáo khoa mới sẽ gặp khó khăn. Hiện các trường sư phạm chưa có chủ trương cụ thể để đào tạo giáo viên tích hợp 2 môn học hoặc liên môn.
Mặt khác, nếu nhanh nhất thì cũng phải đến năm 2017, các trường mới có lứa giáo viên đầu tiên dạy theo hướng tích hợp ra trường. Theo GS Đào Trọng Thi (Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội), vấn đề khó khăn nhất hiện nay là giáo viên. Khoảng 1 triệu giáo viên phổ thông đang có sẽ được đào tạo, bồi dưỡng ra sao để đáp ứng với yêu cầu đổi mới?
Bạn có biết:
Ép học sinh mua sách giáo khoa
Bộ trưởng Giáo dục bị nhắc nhở về sách giáo khoa
Kenhtuyensinh
Tổng hợp