Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố điểm thi THPT 2020 đợt 1 cùng phổ điểm các môn thành phần. Trong đó, đáng chú ý, có 63% TS dưới điểm trung bình môn tiếng Anh. Đâu là lý giải hợp lý cho hiện tượng này?
MỜI TRA CỨU ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2020 TẠI KÊNH TUYỂN SINH
> Mẫu đơn phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2020
1. Gần 100.000 TS sử dụng bài thi tiếng Anh để xét tuyển Đại Học
Như vậy, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, môn Tiếng Anh đã trở thành môn có tỷ lệ thí sinh dưới trung bình nhiều nhất (trên tổng số 9 môn).
Song, theo đánh giá từ các chuyên gia giáo dục, điểm tiếng Anh chưa thật sự phản ánh năng lực của toàn bộ học sinh lớp 12. Bởi lẽ, có gần 100.000 TS hệ giáo dục thường xuyên không tham dự môn thi này. Các em chỉ tham dự tổng cộng 3 bài thi là Toán, Ngữ Văn và Tổ hợp.
Cô Nguyễn Thanh Hương, giáo viên có hơn 10 năm kinh nghiệm dạy tiếng Anh cho biết: Nếu không chọn tổ hợp xét tuyển đại học có tiếng Anh như D01 (Toán, Văn, Anh), A01 (Toán, Lý, Anh), A07 (Toán, Hóa, Anh), học sinh không quá quan tâm đến môn học. Trước mỗi kỳ thi, cô nhận được rất nhiều tin nhắn từ học sinh xin bí quyết để không bị điểm liệt môn này.
2. Độ khó của đề thi tương đương với năm 2019
Cô Hương cho biết, đây là hiện tượng "chạnh lòng nhưng không bất ngờ". Cô cho biết, trong nhiều năm qua, môn tiếng Anh là môn có nhiều điểm trung bình nhất, tức phổ điểm lệch trái nhiều nhất.
Phổ điểm môn Tiếng Anh năm 2019
Theo cô Hương, khi tiếp xúc với đề, hầu hết giáo viên tiếng Anh nhận định học sinh chỉ cần học trên lớp thôi cũng dễ dàng đạt được điểm 5-6, mức độ phân hóa của đề rõ ràng. "Tuy nhiên, khi được hỏi về phổ điểm chung, tôi vẫn nghĩ sẽ nhiều điểm 3-4 bởi độ khó của đề thi không thua kém đề năm ngoái", cô Hương nói.
3. Điểm có xu hướng phân hoá theo tỉnh, thành
Theo cô, ở thành phố lớn, phụ huynh và học sinh có xu hướng quan tâm tiếng Anh hơn. Dù không sử dụng để xét tuyển đại học, họ vẫn đầu tư cho con học tiếng Anh vì biết được tầm quan trọng của nó. Hơn nữa, điều kiện về kinh tế, cơ sở vật chất, các trung tâm nhiều hơn, giáo viên chất lượng tập trung ở thành thị đông hơn cũng góp phần nâng cao mặt bằng điểm tiếng Anh.
Ngược lại, ở vùng nông thôn, đặc biệt những nơi có thế mạnh môn tự nhiên, nhiều thí sinh hoàn toàn không quan tâm đến tiếng Anh và chỉ học để mong thoát điểm liệt, đủ điểm tốt nghiệp. Điều kiện để học và tư duy coi trọng tiếng Anh cũng không bằng ở thành thị.
Bên cạnh đó, chất lượng giáo viên không đồng đều, có xu hướng giáo viên dạy tiếng Anh giỏi ở vùng khó khăn sau một thời gian công tác sẽ chuyển về thành phố lớn. Đây cũng là lý do khiến "vùng trũng" môn tiếng Anh khó vượt lên được.