Bạn đang là sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật? Bạn mong muốn trở thành biên phiên dịch viên Tiếng Nhật? Vậy để làm được thì cần có những kỹ năng nào? Hãy theo chân Kênh tuyển sinh để tìm hiểu nhé!

Sinh viên ngành Ngôn ngữ Nhật có thể làm công việc gì sau khi ra trường?

Sinh viên ngành Ngôn ngữ Nhật có thể làm công việc gì sau khi ra trường?

Những năm gần đây ngôn ngữ Nhật được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Bạn thắc mắc học ngành ngôn ngữ Nhật ra trường có thể làm những công việc gì?

1. Kỹ năng ngôn ngữ chuyên sâu

Không chỉ chuyên sâu về ngôn ngữ tiếng Nhật, mà cả tiếng Việt hay bất cứ ngôn ngữ nào bạn muốn chuyển ngữ từ tiếng Nhật, bạn đều phải có sự hiểu biết rộng lớn.

Bởi lẽ, cách hành văn của mỗi ngôn ngữ khác nhau, nếu bạn không nắm rõ nội dung chính của đoạn văn, rất có thể ý dịch sẽ bị sai lệch, làm mất đi sắc thái tinh tế hay những ngụ ý mà tác giả muốn gửi đến.

Do vậy, một người biên phiên dịch giỏi phải sở hữu kiến thức ngôn ngữ tiếng Nhật tốt, gần như tương đương với tiếng Việt.

Để trở thành biên phiên dịch viên Tiếng Nhật thì cần có những kỹ năng nào? - Ảnh 1

Để trở thành biên phiên dịch viên Tiếng Nhật thì cần có những kỹ năng nào?

2. Kỹ năng viết giỏi

Biên phiên dịch không chỉ đòi hỏi bạn trình bày ý từ một ngôn ngữ khác, mà còn yêu cầu bạn diễn giải ngôn ngữ dịch một cách trôi chảy, văn chương, thu hút. Vì vậy, kỹ năng viết – hay nói cách khác là kỹ năng thành văn – của người biên phiên dịch luôn yêu cầu cao, đạt mức độ tinh tế và hoạt ngôn.

Hơn thế nữa, tùy theo lĩnh vực mà bạn đảm nhận vị trí biên phiên dịch, cách viết sẽ có những quy định riêng,ví dụ:

  • Viết quảng cáo phải súc tích

  • Viết pháp lý phải chuẩn văn phong luật

  • Viết kỹ thuật phải đúng từ chuyên môn

  • Viết văn chương phải mềm mại, bay bổng…

3. Kỹ năng nghiên cứu văn hóa

Văn hóa mỗi quốc gia có những nét cuốn hút riêng, với văn hóa Nhật bản cũng vậy, và một người biên phiên dịch giỏi, muốn viết đa dạng lĩnh vực thì cần trau dồi kiến thức văn hóa Nhật sâu sắc.

Đó có thể là

  • Văn hóa giao tiếp, ứng xử

  • Văn hóa làm việc

  • Văn hóa lịch sử, phong tục, tập quán…

Kỹ năng này sẽ giúp biên phiên dịch thuận lợi hiểu được những hàm ý chia sẻ qua từng câu chữ tiếng Nhật hoặc chuyển ngữ sang tiếng Nhật phù hợp.

4. Kỹ năng tổ chức, quản lý công việc

Đảm nhận công việc chuyên sâu của một biên phiên dịch, mỗi ngày, bạn sẽ phải hoàn thành rất nhiều công việc soạn thảo, chuyển ngữ.

Để dịch chất lượng đòi hỏi quỹ thời gian khá lớn nhưng với nhiệm vụ được giao, bạn không thể mải miết chăm chút cho một bản dịch duy nhất. Vì vậy, kỹ năng tổ chức, quản lý công việc sẽ giúp bạn:

  • Đánh giá mức độ chất lượng cần thiết cho từng nội dung công việc

  • Phân bổ quỹ thời gian phù hợp

  • Rèn luyện, nâng cao tốc độ biên phiên dịch

5. Kỹ năng tập trung, chú ý chi tiết

Sự lơ là hoặc bỏ ngang giữa chừng một bản dịch có thể khiến chuỗi ngôn từ trong não bộ của bạn bị tan biến. Đây chính là nguyên nhân mà yếu tố tập trung cao độ cho từng chi tiết nhỏ được đặt ra đối với người làm biên phiên dịch.

Nếu không chú trọng kỹ năng này, nội dung biên phiên dịch chắc chắn sẽ không sâu sắc, nhất quán nội dung trong toàn văn bản, đồng nghĩa, trình độ biên phiên dịch sẽ khó cải thiện nhanh chóng.

6. Kỹ năng tra cứu thông tin, kiến thức

Những cụm từ khó hoặc những từ chuyên môn đặc thù sẽ không ít lần gây khó khăn cho nhân viên biên phiên dịch. Tuy nhiên, “khó” không có nghĩa là “không thể” vì xung quanh bạn có rất nhiều nguồn thông tin tra cứu. Điều quan trọng là bạn phải sàng lọc và lưu trữ vào kho dữ liệu để thuận tiện sử dụng khi cần.

Kỹ năng này được hỗ trợ đặc biệt thông qua mạng internet với tra cứu google, diễn đàn mạng xã hội, phần mềm tra cứu trực tuyến… rất hữu dụng.

Ngoài kiến thức về ngôn từ, việc trau dồi thông tin, kiến thức chuyên ngành (phù hợp lĩnh vực công ty đang hoạt động) luôn được khuyến khích vì khi hiểu về đặc tính ngành nghề, việc diễn giải thoát ý giữa 2 ngôn ngữ luôn đơn giản và nhanh chóng.

7. Kỹ năng đánh máy

Một khi đã định hướng trở thành biên phiên dịch việc làm tiếng Nhật thì kỹ năng soạn thảo văn bản trên máy tính bằng tiếng Nhật là yếu tố cần thiết. Với những bạn học chuyên ngành Nhật bản học, đây sẽ là một học phần trong chuỗi ngày ngồi ghế giảng đường.

Những bạn học chuyên ngành khác cũng đừng lo lắng, bạn có thể tham gia

  • Các khóa đánh máy tiếng Nhật ngắn hạn

  • Học trực tuyến cùng sự hướng dẫn từ các youtuber, các diễn đàn, hội nhóm trên mạng xã hội…

  • Tự học thông qua sách vở vì bạn đã có kiến thức về chữ viết Nhật rồi.

8. Kỹ năng làm việc độc lập

Để một bản dịch đồng nhất nội dung truyền tải, thông thường, doanh nghiệp sẽ chỉ giao cho 01 – 02 nhân viên phụ trách. Người ít kinh nghiệm thì nội dung ngắn, nhiều kinh nghiệm thì nội dung sẽ dài hơn hoặc có độ khó cao hơn.

Lúc này, mặc dù có thể tham khảo thông tin chuyên môn từ những đồng nghiệp, phòng ban khác nhưng năng lực làm việc độc lập của nhân viên biên phiên dịch vẫn là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của nhiệm vụ đặt ra.  

> TOP 8 giáo trình Tiếng Nhật cho người mới bắt đầu

> Cẩm nang hướng dẫn học Tiếng Nhật cơ bản cho người mới bắt đầu

 Theo HR Channels