TUYỂN SINH - TUYỂN SINH 2013 - THÔNG TIN TUYỂN SINH - GIÁO DỤC
Chiều 11/12, Bộ GD&ĐT đã công bố kết luận thanh tra một số hoạt động của ĐH Kinh tế Quốc dân. Theo đó, trong công tác tổ chức cán bộ, trường đã bổ nhiệm 49 Phó trưởng phòng, Ban, Khoa (trong giai đoạn 2008-2010) từ nguồn cán bộ tại chỗ mà không có sự tham gia, nhận xét, đánh giá tín nhiệm của cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị trước khi bổ nhiệm.
Nhiều khoản thu vượt quy định
Theo kết luận của Thanh tra Bộ GD&ĐT, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong khâu công tác tài chính giai đoạn 2008-2012 có hàng loạt sai phạm cơ bản. Cụ thể, ĐH Kinh tế Quốc dân quản lí 20 đơn vị sự nghiệp có thu, trong đó tổng thu năm 2008-2011 là 1.252 tỉ đồng và tổng chi là 1.144 tỉ đồng. Một số quy định về thu phí trái với quy định của nhà nước, chưa có quy định về quản lí mức thu cho các đơn vị thực hiện khoán thu.
Nhiều sai phạm tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân được phanh phui. Ảnh minh họa Internet.
Bên cạnh đó, công tác xây dựng cơ bản của ĐH Kinh tế Quốc dân` đã vi phạm về đấu thầu. Đáng chú ý là dự án nhà trung tâm sau hơn 4 năm trường chưa thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng và các văn bản chỉ đạo của Bộ về xây dựng phương án khả thi, huy động vốn ngoài ngân sách để thực hiện dự án.
Thiếu dân chủ
Cũng theo kết luận thanh tra, một loạt vấn đề liên quan tới bổ nhiệm và điều động cán bộ sai nguyên tắc. Theo đó, hiệu trường nhà trường và các đơn vị, cá nhân trong trường mắc sai phạm như, chưa thực hiện đánh giá cán bộ bằng văn bản và không lấy phiếu tín nhiệm với nguồn cán bộ tại chỗ. Việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo còn nhiều hạn chế; chưa thực hiện đủ quy trình và chưa kết hợp giữa biện pháp tổ chức hành chính với công tác tư tưởng trong công tác tổ chức cán bộ, xử lý cán bộ nóng vội, thiếu công bằng có biểu hiện thiếu dân chủ.
Cụ thể, đối với bà Nguyễn Thị Thế Anh từ trợ lí Khoa Kinh tế và Quản lí nguồn nhân lực chuyển sang làm chuyên viên hành chính-văn thư-lưu trữ trạm y tế, các căn cứ điều chuyển chưa đủ thuyết phục. Trường hợp của ông Phạm Ngọc Linh, năm 2008 được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ, đến năm 2010 điều động, bổ nhiệm giữ chức phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và phát triển. Tuy nhiên, việc điều chuyển này đã không thông qua đảng ủy và không có văn bản đánh giá cán bộ.
Đáng chú ý, trong công tác tổ chức cán bộ, ĐH Kinh tế Quốc dân đã bổ nhiệm 49 Phó trưởng phòng, Ban, Khoa (trong giai đoạn 2008-2010) từ nguồn cán bộ tại chỗ mà không có sự tham gia, nhận xét, đánh giá tín nhiệm của cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị trước khi bổ nhiệm.
Ngoài ra, trong tổ chức đào tạo nhà trường cũng thể hiện sự thiếu công khai, minh bạch, đó là việc ĐH Tây Bắc đã gửi 54 sinh viên từ khóa 49 đến khóa 52 về học tại ĐH Kinh tế Quốc dân.
Điển hình là trường hợp của 2 sinh viên K50 và K52 đã không trúng tuyển NV1 vào ĐH Kinh tế Quốc dân mà trúng tuyển vào NV2 vào Khoa Quản trị Kinh doanh của ĐH Tây Bắc, nhưng lại được Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chuyển sang lớp Ngân hàng –Tài chính của ĐH Kinh tế Quốc dân (lớp này là lớp liên kết đào tạo) do trường Kinh tế Quốc dân cấp bằng. Với việc gửi 2 sinh viên này học không có chủ trương chung và không tiến hành công khai, minh bạch mà lại do hiệu trưởng hai trường thỏa thuận quyết định, do vậy đã vi phạm quy chế đào tạo đào tạo đại học, cao đẳng.
Theo ông Nguyễn Văn Phương - Trưởng phòng Thanh tra hành chính-Phòng chống tham nhũng (Thanh tra Bộ GD& ĐT), nguyên nhân để xảy ra những sai phạm trong của trường là do công tác chỉ đạo, điều hành còn thiếu thận trọng, có biểu hiện thiếu dân chủ, công bằng.
Những sai phạm này theo ông Phương thì hiệu trưởng nhà trường phải chịu trách nhiệm trong việc để xảy ra thiếu sót, sai phạm cả trong công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, thu chi tài chính lẫn xây dựng cơ bản.
Xem thêm: Đại học Kinh tế Quốc dân
Những nội dung đang được quan tâm nhiều nhất:
LUYỆN THI - TỈ LỆ CHỌI - TỈ LỆ CHỌI 2013 - TỶ LỆ CHỌI 2013
TUYỂN SINH - TUYỂN SINH 2013 - ĐIỂM THI ĐẠI HỌC - TRƯỜNG QUỐC TẾ
ĐẠI HỌC QUỐC TẾ - CAO ĐẲNG QUỐC TẾ - DU HỌC - BÁO GIÁO DỤC - TIẾNG ANH
Kênh Tuyển Sinh
Theo Giaoduc